Lai lịch và số phận long đong của ấn vàng triều Nguyễn đang đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Huế - Chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được đấu giá có một lai lịch đặc biệt và số phận long đong.

Chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất của triều Nguyễn

Theo nhà nghiên cứu cổ vật, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á), nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triều Nguyễn tạo tác và sử dụng rất nhiều loại ấn triện, trong đó quý nhất là ấn làm bằng vàng, gọi là kim ấn, và triện làm bằng ngọc, gọi là ngọc tỉ.

Đây là chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất của triều Nguyễn. Ảnh từ trang MILLON
Đây là chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất của triều Nguyễn. Ảnh từ trang MILLON

Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, do Nội các triều Nguyễn biên soạn, có 20 kim ấn và ngọc tỉ được tạo tác dưới hai triều vua đầu thời Nguyễn là Gia Long (1802 - 1820): sáu chiếc và Minh Mạng (1820 - 1841): 14 chiếc.

Trong đó, kim ấn khắc bốn chữ 皇帝之寶 (Hoàng đế chi bảo) là kim ấn lớn nhất, đẹp nhất và quý nhất của vương triều Nguyễn. Ấn này được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15.3.1823), nặng 280 lạng 9, chỉ 2 phân vàng (ước tính tương đương 10,7kg).

Cũng theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, ấn Hoàng đế chi bảo được dùng khi “Gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc…”.

Vì thế, khi tuyên bố thoái vị vào ngày 30.8.1945, trong số hơn 200 ấn triện các loại đang còn lưu giữ tại điện Cần Chánh và Ngự tiền văn phòng (bên trong Hoàng Thành Huế), vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là kim ấn Hoàng đế chi bảo, cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại cho ông, để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Số phận long đong của ấn vàng

Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng, đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này, rồi cho chuyển về Hà Nội ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình vào chiều ngày 2.9.1945.

Mặt dưới của chiếc ấn vàng
Mặt dưới của chiếc ấn vàng

Tháng 12.1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Chính phủ Hồ Chí Minh rút lên Việt Bắc tiến hành “trường kỳ kháng chiến”, bộ ấn kiếm trên được đem giấu trong vách của một ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội. Về sau, ngôi chùa bị thực dân Pháp phá hủy, lấy gạch để xây đồn bốt. Và lính Pháp đã tình cờ tìm thấy bộ ấn kiếm đang cất giấu ở đây.

Năm 1952, người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Lễ trao trả ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại được tổ chức trang trọng vào ngày 8.3.1952, được tạp chí Paris Match của Pháp tường thuật rất đầy đủ với nhiều hình ảnh chi tiết.

Lúc này, cựu hoàng Bảo Đại đang ở Pháp cùng hoàng hậu Nam Phương, nên “thứ phi” Mộng Điệp và bà Đoan Huy hoàng thái hậu (Đức Từ Cung), thân mẫu cựu hoàng, thay mặt ông tiếp nhận bộ ấn kiếm này.

Năm 1953, do tình hình chiến sự ở Đông Dương ngày càng ác liệt, cựu hoàng Bảo Đại nhận thấy không thể đưa bộ ấn kiếm này trở về cố đô Huế, nên cử bà Mộng Điệp mang bộ ấn kiếm, cùng một số tư trang sang Pháp giao cho hoàng hậu Nam Phương và cựu thái tử Bảo Long cất giữ.

Theo lời bà Mộng Điệp, được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ghi lại và công bố: “Khi tôi (bà Mộng Điệp) đem sang (ấn kiếm) sang giao cho hoàng hậu Nam Phương, thì có mặt các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh) chứng kiến. Bốn người bưng hai cái ấn kiếm lên và giúp bà Nam Phương đưa vào két sắt”.

Bà Mộng Điệp cũng cho biết: “Sinh thời, hoàng hậu Nam Phương hoàng hậu từng dặn thái tử Bảo Long đừng tách rời kim ấn và bảo kiếm ra hai nơi khác nhau”.

Năm 1952, người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Ảnh tư liệu của Phan Thanh Hải
Năm 1952, người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Ảnh tư liệu của TS Phan Thanh Hải

Năm 1963, Hoàng hậu Nam Phương qua đời, bộ ấn kiếm được hoàng thái tử Bảo Long ký gửi trong một két sắt tại Union des Banques Européennes (Ngân hàng Châu Âu).

Cũng theo lời kể của bà Mộng Điệp, năm 1980, khi xuất bản tập hồi ký Le Dragon d’Annam (Con rồng An Nam), cựu hoàng Bảo Đại muốn dùng kim ấn Hoàng đế chi bảo để đóng vào sách để làm tăng giá trị cho cuốn sách của ông, nhưng ông Bảo Long không cho mượn ấn.

Cựu hoàng Bảo Đại liền kiện con trai ra tòa để đòi lại ấn kiếm. Sau một quá trình tranh tụng rất lâu dài và phức tạp, cuối cùng tòa án ở Pháp phân xử: cựu hoàng Bảo Đại được sở hữu kim ấn Hoàng đế chi bảo, còn cựu thái tử Bảo Long giữ thanh bảo kiếm.

Năm 1972, cựu hoàng Bảo Đại kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8.1997, cựu hoàng để lại di chúc, trao quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông ở Pháp, trong đó có kim ấn Hoàng đế chi bảo cho bà Monique Baudot, người được cựu hoàng “ban” cho tước hiệu La Princesse Vinh Thuy (sau khi cựu hoàng qua đời thì bà đổi thành L’Impératrice Thai Phuong). Sau đó bà Monique Baudot qua đời vào năm 2021...

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Sau ấn vàng triều Nguyễn, bát vàng thời Khải Định được đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Ngoài việc công bố đấu giá ấn vàng triều Nguyễn, trang MILLON còn công bố việc tổ chức đấu giá một chiếc bát bằng vàng rất quý hiếm thời vua Khải Định.

Ấn vàng triều Nguyễn được đấu giá, mức khởi điểm 3 triệu Euro

Hoàng Văn Minh |

Chiếc ấn vàng triều Nguyễn do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền Cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Xóa sổ loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các quyết định giao đất, cho thuê đất từ loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang đất thương mại, dịch vụ tại dự án Sông Lô Nha Trang.

Cách nào để khắc phục những bất cập của thị trường xăng dầu?

Anh Tuấn |

Trong tháng 6, Bộ Công Thương sẽ trình gửi Chính phủ Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu (thay thế 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu trước đây là Nghị định 80, 95 và 83). Nhiều đề xuất được các chuyên gia đưa ra với mong muốn tạo ra thị trường cởi mở, mang đúng tính chất kinh tế thị trường và đem lại lợi ích chính đáng, hài hoà cho các doanh nghiệp, và quyền lợi của người tiêu dùng.

TPHCM sắp mở rộng 4 tuyến đường huyết mạch cửa ngõ Tây Bắc lên 2 - 5 lần

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường Trường Chinh, Tân Kỳ Tân Quý, Quốc lộ 22, Nguyễn Văn Bứa sắp được chi hàng nghìn tỉ đồng mở rộng lên gấp 2 - 5 lần giúp giảm kẹt xe tại cửa ngõ Tây Bắc TPHCM.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Sau ấn vàng triều Nguyễn, bát vàng thời Khải Định được đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Ngoài việc công bố đấu giá ấn vàng triều Nguyễn, trang MILLON còn công bố việc tổ chức đấu giá một chiếc bát bằng vàng rất quý hiếm thời vua Khải Định.

Ấn vàng triều Nguyễn được đấu giá, mức khởi điểm 3 triệu Euro

Hoàng Văn Minh |

Chiếc ấn vàng triều Nguyễn do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền Cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.