Chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi ở phía Tây Thành nhà Hồ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Ngôi nhà cổ ở phía Tây Thành nhà Hồ (tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được một vị quan triều Nguyễn xây dựng cách đây hơn 200 năm, đến nay ngôi nhà này đang được một gia đình sử dụng và bảo tồn khá nguyên vẹn.

Tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (ngày gần cổng phía Tây Thành nhà Hồ) hiện đang lưu giữ, bảo tồn một ngôi nhà cổ có cách đây hơn 200 năm. Ảnh: Quách Du
Tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (gần cổng phía Tây Thành nhà Hồ) hiện đang lưu giữ, bảo tồn một ngôi nhà cổ có cách đây hơn 200 năm. Ảnh: Quách Du
Ngôi nhà này là một trong 6 ngôi nhà cổ tại Việt Nam được tổ chức Di sản Châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn. Ngôi nhà hiện thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng (70 tuổi, ở xã Vĩnh Tiến). Ảnh: Quách Du
Ngôi nhà này là 1 trong 6 ngôi nhà cổ tại Việt Nam được tổ chức Di sản Châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn. Ngôi nhà hiện thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng (70 tuổi, ở xã Vĩnh Tiến). Ảnh: Quách Du
Theo ông Tùng, căn nhà do cụ Bát (cụ Tổ của ông Tùng), làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn xây dựng vào năm 1810. Ảnh: Quách Du
Theo ông Tùng, căn nhà do cụ Bát (cụ Tổ của ông Tùng), làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn xây dựng vào năm 1810. Ảnh: Quách Du
Nhà được làm chủ yếu bằng vật liệu là gỗ, gồm 7 gian, có chiều rộng 9,8m, dài 21,5m và cao 5m. Ảnh: Quách Du
Nhà được làm chủ yếu bằng vật liệu là gỗ, gồm 7 gian, có chiều rộng 9,8m, dài 21,5m và cao 5m. Ảnh: Quách Du
Ngôi nhà có kiến trúc theo kiểu chồng rường, kẻ chuyền và chồng rường kẻ bẩy. Được thiết kế theo lối lộn thềm - một lối kiến trúc đặc trưng của người Việt xưa, nhằm tạo không gian thoáng, rộng rãi. Ảnh: Quách Du
Ngôi nhà có kiến trúc theo kiểu chồng rường, kẻ chuyền và chồng rường kẻ bẩy. Được thiết kế theo lối lộn thềm - một lối kiến trúc đặc trưng của người Việt xưa, nhằm tạo không gian thoáng, rộng rãi. Ảnh: Quách Du
Theo ông Tùng, kể từ khi xây dựng đến nay, đến ông là đời thứ 7 sinh sống trong ngôi nhà này. Ảnh: Quách Du
Theo ông Tùng, kể từ khi xây dựng đến nay, đến ông là đời thứ 7 sinh sống trong ngôi nhà này. Ảnh: Quách Du
Những chi tết, hạng mục bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo trên mái nhà. Ảnh: Quách Du
Những chi tết, hạng mục bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo trên mái nhà. Ảnh: Quách Du
Ngôi nhà có 9 mắt cửa, theo chủ nhân ngôi nhà, các mắt cửa được tính toán,  bố trí theo phong thủy. Ảnh: Quách Du
Ngôi nhà có 9 mắt cửa, theo chủ nhân ngôi nhà, các mắt cửa được tính toán, bố trí theo phong thủy. Ảnh: Quách Du
Trải qua hơn 200 năm, trước biến thiên của lịch sử và thời tiết, các hạng mục trong nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ảnh: Quách Du
Trải qua hơn 200 năm, trước biến thiên của lịch sử và thời tiết, các hạng mục trong nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ảnh: Quách Du

Được biết, cách đây hơn 20 năm (vào tháng 9.2002), Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn Hóa - Thể thao và Du lịch) và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) đã phối hợp, tiến hành trùng tu trên nguyên tắc đảm bảo tính nguyên bản của ngôi nhà.

Sau khi trùng tu, ngôi nhà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO công nhận là 1 trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Nhà cổ Bạc Liêu: Xuống cấp lâu quá thì... đập bỏ

NHẬT HỒ |

Một căn nhà cổ 100 năm gắn với sự kiện giải phóng tỉnh Bạc Liêu năm 1945 chính thức bị đập bỏ. Nguyên nhân do căn nhà này đã xuống cấp, không thể phục hồi được. Quyết định này, khiến người dân Bạc Liêu lo lắng cho hàng loạt căn nhà cổ khác tại Bạc Liêu liệu có cùng chung số phận như căn nhà này.

Bảo tồn và phát huy giá trị của hơn 100 ngôi nhà cổ tại Tràng An

DIỆU ANH |

Hiện trong vùng Di sản Tràng An (Ninh Bình) có trên 100 ngôi nhà có kiến trúc truyền thống tiêu biểu, mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử. Tuy nhiên, đa số các nếp nhà này đã xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị phá dỡ nếu không có biện pháp trùng tu kịp thời.

Chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 150 tuổi giữ nguyên kiến trúc ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Được xây dựng từ những năm 1872, đến nay ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Văn Chủ (61 tuổi; thôn Tuy Lai, xã Minh Khai, huyện Hưng Hà) vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ kính xưa.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan được cựu Chủ tịch SCB giúp sức tích cực

Việt Dũng |

Ông Đinh Văn Thành - cựu Chủ tịch Ngân hàng SCB bị cơ quan điều tra cáo buộc đồng phạm giúp sức bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ đồng, dù bị can này đang bỏ trốn.

Biển số siêu lộc phát sẽ có trong phiên đấu giá biển số ngày 21.11

Hải Danh |

Đấu giá biển số đẹp ngày 21.11.2023: Trong ngày 21.11, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức đấu giá 1.125 biển số đẹp của các tỉnh, thành phố. Phiên đấu giá lần này xuất hiện hàng loạt các biển số siêu khủng như: 99A-666.88; 51K-888.99; 34A-727.77;...

Hoang phí các khu dân cư ở bắc Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Vì các nguyên nhân khác nhau, nhiều dự án khu dân cư ở Gia Lai, Kon Tum được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng vắng bóng dân cư tới sinh sống, gây lãng phí, tốn kém ngân sách Nhà nước.

Tiểu thương khốn khổ vì doanh thu giảm quá nửa từ việc đào xới vỉa hè

Hồng Diệp - Xuân Mai |

Cứ mỗi dịp cuối năm, vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị đào xới lên gây cản trở tới việc đi lại, buôn bán và sinh hoạt của người dân.

Cho rằng nhà máy ép giá, người trồng cà phê ở Quảng Trị phản ứng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Đầu vụ, cà phê quả tươi được thu mua với giá ổn định, nhưng khi cà phê chín đồng loạt, thì giá giảm xuống, và "nhảy múa" theo ngày. Nông dân cho rằng bị nhà máy ép giá, nên đã ngừng thu hái cà phê và kéo nhau lên huyện để nhờ hỗ trợ.

Nhà cổ Bạc Liêu: Xuống cấp lâu quá thì... đập bỏ

NHẬT HỒ |

Một căn nhà cổ 100 năm gắn với sự kiện giải phóng tỉnh Bạc Liêu năm 1945 chính thức bị đập bỏ. Nguyên nhân do căn nhà này đã xuống cấp, không thể phục hồi được. Quyết định này, khiến người dân Bạc Liêu lo lắng cho hàng loạt căn nhà cổ khác tại Bạc Liêu liệu có cùng chung số phận như căn nhà này.

Bảo tồn và phát huy giá trị của hơn 100 ngôi nhà cổ tại Tràng An

DIỆU ANH |

Hiện trong vùng Di sản Tràng An (Ninh Bình) có trên 100 ngôi nhà có kiến trúc truyền thống tiêu biểu, mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử. Tuy nhiên, đa số các nếp nhà này đã xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị phá dỡ nếu không có biện pháp trùng tu kịp thời.

Chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 150 tuổi giữ nguyên kiến trúc ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Được xây dựng từ những năm 1872, đến nay ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Văn Chủ (61 tuổi; thôn Tuy Lai, xã Minh Khai, huyện Hưng Hà) vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ kính xưa.