Cận cảnh những dự án chống ngập nghìn tỉ ở Thủ Đô Hà Nội "lụt" tiến độ

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Trong khi Hà Nội cứ mưa là "bơi" thì các dự án chống ngập đang triển khai với tổng số tiền hơn 11 nghìn tỷ đồng vẫn đang “lụt” tiến độ, chưa hẹn ngày về đích.
Ba trận mưa đầu mùa cuối tháng 5 và ngày 13.6, Hà Nội xuất hiện hơn 100 điểm ngập lớn nhỏ khiến giao thông hỗn loạn. Nước tràn vào hầm chung cư, làm chết máy ô tô gây thiệt hại lớn, đảo lộn cuộc sống của người dân
Ba trận mưa đầu mùa cuối tháng 5 và ngày 13.6, Hà Nội xuất hiện hơn 100 điểm ngập lớn nhỏ khiến giao thông trên nhiều tuyến đường hỗn loạn. Ảnh: Tô Thế.
Tại một số khu vực, dân cư bị ảnh hưởng nặng nề vì nước ngập sau mưa, nhiều ngày sau vẫn không thoát hết nước.
Tại một số khu vực, dân cư bị ảnh hưởng nặng nề vì nước ngập sau mưa, nhiều ngày sau vẫn không thoát hết nước.
Trong khi đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để phục vụ mục tiêu thoát nước Thủ Đô, từ năm 2005 đến nay, UBND TP Hà Nội đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án thoát nước. Trong đó, đáng chú ý là 3 dự án đã và đang triển khai với tổng số tiền hơn 19.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để phục vụ mục tiêu thoát nước Thủ Đô, từ năm 2005 đến nay, UBND TP Hà Nội đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án thoát nước. Trong đó, 3 dự án đã và đang triển khai có tổng số tiền hơn 19.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý là Dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016. Dù vậy, từ sau khi hoàn thành đến nay, Dự án trên vẫn chưa hoạt động được đúng theo kỳ vọng của nó, khiến Hà Nội cứ mưa là ngập úng.
Đáng chú ý là Dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016. Dù vậy, từ sau khi hoàn thành đến nay, Dự án trên vẫn chưa hoạt động được đúng theo kỳ vọng của nó, khiến Hà Nội cứ mưa là ngập úng.
Còn dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội (gồm khoảng 6.300 ha sản xuất nông nghiệp, dân sinh thuộc các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức) triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng...
Còn dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội (gồm khoảng 6.300 ha sản xuất nông nghiệp, dân sinh thuộc các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức) triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng...
...và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giúp giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận) với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng hiện vẫn chưa hẹn ngày về đích.
...và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giúp giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận) với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng hiện vẫn chưa hẹn ngày về đích. Ảnh: Tô Thế.
Ngày 21.6, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại khu vực Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội nằm trên địa bàn phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) và xã Đông La (huyện Hoài Đức). Dự án này gồm 2 hạng mục lớn: Xây dựng cụm công trình đầu mối Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút.
Ngày 21.6, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại khu vực Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội nằm trên địa bàn phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) và xã Đông La (huyện Hoài Đức). Dự án này gồm 2 hạng mục lớn: Xây dựng cụm công trình đầu mối Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút.
Trong khi trạm bơm Yên Nghĩa đã xong thì theo ghi nhận thực tế kênh dẫn nước La Khê - một trong những hạng mục quan trọng để dự án, trong đó có trạm bơm Yên Nghĩa phát huy hiệu quả đầu tư hiện vẫn đang thi công ngổn ngang.
Trong khi trạm bơm Yên Nghĩa đã xong thì theo ghi nhận thực tế kênh dẫn nước La Khê - một trong những hạng mục quan trọng để dự án, trong đó có trạm bơm Yên Nghĩa phát huy hiệu quả đầu tư hiện vẫn đang thi công ngổn ngang.
Tại công trường xây dựng, hàng trăm mét đất bị đào xới nham nhở trong thời gian dài không được xử lý tạo thành các ụ đất cao. Mưa xuống, đất đá sạt tràn xuống lòng sông, chặn ngang dòng chảy khiến lượng nước lưu thông khó khăn.
Tại công trường xây dựng, hàng trăm mét đất bị đào xới nham nhở trong thời gian dài không được xử lý tạo thành các ụ đất cao. Mưa xuống, đất đá sạt tràn xuống lòng sông, chặn ngang dòng chảy khiến lượng nước lưu thông khó khăn.
Bên cạnh đó, xung quanh công trình, nhiều khu vực đã trở thành “điểm nóng” tập kết rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng… trải dài và đổ tràn xuống sông gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, xung quanh công trình, nhiều khu vực đã trở thành “điểm nóng” tập kết rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng… trải dài và đổ tràn xuống sông gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hai bên bờ kè, người dân đã lấn chiếm “dựng tạm” lều lán, quây tôn phục vụ mục đích kinh doanh, dịch vụ.
Hai bên bờ kè, người dân đã lấn chiếm “dựng tạm” lều lán, quây tôn phục vụ mục đích kinh doanh, dịch vụ.
Tương tự là hiện trạng tại Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm). Mặc dù dự kiến thi công dự án hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2018-2020 nhưng đến nay, dự án vẫn chưa xong công tác bố trí, bàn giao mặt bằng. Theo ghi nhận vào chiều 21.6, vị trí dự kiến xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm.
Tương tự là hiện trạng tại Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm). Mặc dù dự kiến thi công dự án hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2018-2020 nhưng đến nay, dự án vẫn chưa xong công tác bố trí, bàn giao mặt bằng. Theo ghi nhận vào chiều 21.6, vị trí dự kiến xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Tô Thế.
Lý giải về việc dự án thoát nước thi công chậm trễ, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội - chủ đầu tư dự án 2 trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc cho biết, lý do kênh La Khê (thuộc Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội) hiện chưa thi công xong là do vướng ở công tác giải phóng mặt bằng.
Lý giải về việc dự án thoát nước thi công chậm trễ, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội - chủ đầu tư dự án 2 trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc cho biết, lý do kênh La Khê (thuộc Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội) hiện chưa thi công xong là do vướng ở công tác giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, huyện Hoài Đức đã bàn giao 100% mặt bằng để thi công, trong khi quận Hà Đông mới bàn giao 162.797,9m2 trên tổng số 307.358,7m2, còn thiếu 144.560,8m2, liên quan đến 593 tổ chức, hộ gia đình. Vướng mắc lớn nhất là người dân chưa đồng thuận đơn giá bồi thường.
Cụ thể, huyện Hoài Đức đã bàn giao 100% mặt bằng để thi công, trong khi quận Hà Đông mới bàn giao 162.797,9m2 trên tổng số 307.358,7m2, còn thiếu 144.560,8m2, liên quan đến 593 tổ chức, hộ gia đình. Vướng mắc lớn nhất là người dân chưa đồng thuận đơn giá bồi thường.
Với Trạm bơm Liên Mạc, phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hà Nội cho hay, dự án được lập năm 2013 và có chủ trương đầu tư theo hình thức BT. Tuy nhiên sau đó, hình thức đầu tư BT bị dừng nên hiện nay chủ đầu tư và thành phố đang tìm nguồn vốn thay thế. Đây là nguyên nhân dẫn đến dự án chưa thể triển khai.
Với Trạm bơm Liên Mạc, phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hà Nội cho hay, dự án được lập năm 2013 và có chủ trương đầu tư theo hình thức BT. Tuy nhiên sau đó, hình thức đầu tư BT bị dừng nên hiện nay chủ đầu tư và thành phố đang tìm nguồn vốn thay thế. Đây là nguyên nhân dẫn đến dự án chưa thể triển khai. Ảnh: Tô Thế.
HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Bãi giữa sông Hồng ngập sâu, người dân phải dùng đò để di chuyển

Nguyễn Thúy |

Hai trận mưa lớn kèm theo việc nhà máy thuỷ điện Hoà Bình xả lũ 4 cửa đáy khiến mực nước sông Hồng dâng cao, gây ngập ở bãi giữa, chia cắt một số nhánh đường trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội. Một số đoạn ngập 2-3 m, người dân phải dùng đò để di chuyển.

Những tuyến phố Hà Nội thường xuyên ngập lụt sau mưa lớn

Linh Chi - Bắc Hà |

Thời gian gần đây, Hà Nội liên tiếp có những trận mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ngập lụt sâu. Dưới đây là những điểm thường xuyên ngập lụt tại Hà Nội.

Hà Nội: Nguyên nhân khiến nhiều tuyến phố ngập thành sông

ANH THƯ |

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) cho biết, từ tối 13.6 đến sáng 14.6, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, địa bàn thành phố Hà Nội có mưa vừa và mưa to.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Bãi giữa sông Hồng ngập sâu, người dân phải dùng đò để di chuyển

Nguyễn Thúy |

Hai trận mưa lớn kèm theo việc nhà máy thuỷ điện Hoà Bình xả lũ 4 cửa đáy khiến mực nước sông Hồng dâng cao, gây ngập ở bãi giữa, chia cắt một số nhánh đường trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội. Một số đoạn ngập 2-3 m, người dân phải dùng đò để di chuyển.

Những tuyến phố Hà Nội thường xuyên ngập lụt sau mưa lớn

Linh Chi - Bắc Hà |

Thời gian gần đây, Hà Nội liên tiếp có những trận mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ngập lụt sâu. Dưới đây là những điểm thường xuyên ngập lụt tại Hà Nội.

Hà Nội: Nguyên nhân khiến nhiều tuyến phố ngập thành sông

ANH THƯ |

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) cho biết, từ tối 13.6 đến sáng 14.6, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, địa bàn thành phố Hà Nội có mưa vừa và mưa to.