Bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên: Người mừng, người lo

Dương Diễm Quỳnh - Nguyễn Long |

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng.

Theo kế hoạch của UBND quận Hoàn Kiếm đưa ra, việc phát triển bãi giữa sông Hồng nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, công viên văn hóa du lịch sẽ dự kiến khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, đầu tư cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch, định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

 
Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng.

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thuộc địa bàn phường Chương Dương và Phúc Tân. Diện tích này không cố định mà phụ thuộc mùa mưa lũ từng năm, tiếp giáp với 3 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng và Long Biên. Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, trong đó, có một phần (khoảng 1ha) thuộc địa phận quận Long Biên.

Có tiềm năng phát triển du lịch

Đã nghiên cứu và phát triển du lịch bãi giữa sông Hồng được 4 năm, anh Trần Đức Việt (hướng dẫn viên du lịch) cho hay, khu vực bãi giữa có ba nhóm người sinh sống chủ yếu là người không có nhà, sống trên thuyền; người dân làm nông nghiệp; người khai thác du lịch. Ở đây không có điện lưới quốc gia và gần như là hoang sơ, không được khai thác làm nơi ở nhiều.

 
Anh Trần Đức Việt - hướng dẫn viên du lịch.

Theo anh Việt, khu vực bãi giữa mới được khai thác du lịch cách đây không lâu, chỉ khoảng 3-5 năm với các dịch vụ như cho thuê địa điểm để tổ chức cắm trại, chụp ảnh; đi xe đạp trải nghiệm du lịch xanh, học các khoá hướng đạo sinh kỹ năng sống ngắn ngày như chèo thuyền, bơi, trồng rau và các dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch khác.

Qua nhiều năm làm hướng dẫn viên du lịch, anh Việt nhận thấy người nước ngoài đến Việt Nam rất thích khung cảnh mộc mạc hoang sơ kết hợp với du lịch xanh và trải nghiệm không gian sống ngoài trời.

 
Hiện nay, khu vực bãi giữa chủ yếu là đất canh tác được các hộ dân dùng trồng rau và cây ăn quả.

"Ở bãi giữa có thể chia thành 2 phần là phần Bắc và phần Nam. Ở phần Nam gần với khu vực cầu Long Biên, còn phần Bắc gần với cầu Nhật Tân. Tiềm năng khai thác du lịch ở bãi giữa thường được gắn với các câu chuyện Cầu Long Biên và lịch sử của nó, chuyện những người dân trồng rau và cách họ tiêu thụ, khu làng nổi và những trải nghiệm không thể tìm thấy ở nơi khác", anh Trần Đức Việt cho hay.

Đối với những người làm du lịch như anh Việt, họ mong rằng nơi này vẫn sẽ giữ được vẻ hoang sơ, không bị khai thác quá nhiều để biến đây thành một nơi thu hút khách du lịch theo hướng du lịch xanh, giữ gìn được không gian yên bình để du khách đến đây có thể có những trải nghiệm về văn hoá lao động như làm nông, đánh bắt cá, chứ không phải theo hướng khu nghỉ dưỡng.

Người mừng, người lo

 
Hiện nhiều hộ gia đình vẫn chọn cách làm nông để mưu sinh ở bãi giữa.

Bà Trần Thị Mai (62 tuổi, một chủ vườn thuộc khu vực bãi giữa) cho hay, sau khi nghe thông tin khu vực bãi giữa sẽ phát triển không gian văn hóa, du lịch, bà rất phấn khởi. Bà mong khi được đầu tư phát triển du lịch, khu vực bãi giữa sẽ được lắp điện, không phải dùng điện năng lượng mặt trời nữa, thuận tiện hơn cho việc kinh doanh, sinh hoạt của người dân nơi đây.

Tuy nhiên, trước thông tin này, nhiều hộ gia đình tại khu xóm nổi ngụ cư lại cảm thấy lo lắng nhiều hơn là mừng.

 
Nằm trong khu vực bãi giữa sông Hồng, xóm Phao hiện có hơn 30 hộ gia đình sinh sống.

Gia đình chị Trang nằm trong khu vực xóm Phao, hiện gia đình chị mưu sinh bằng nghề lao động chân tay. Trước thông tin khu vực bãi giữa dự định phát triển thành công viên, chị Trang bày tỏ sự lo lắng, bởi những người dân bãi giữa sẽ chẳng còn nơi ở nếu khu vực bãi giữa được quy hoạch.

Mặc dù sẽ ủng hộ việc phát triển bãi giữa nhưng chị cũng mong muốn chính quyền địa phương sẽ quan tâm, giúp đỡ những người dân nghèo tại khu vực bãi giữa này.

 
Không gian vui chơi của những đứa trẻ tại xóm Phao chỉ quanh quẩn trên chiếc thuyền.

“Điều kiện sinh hoạt ở đây khó khăn, phải dùng điện năng lượng mặt trời, có đôi khi còn chẳng đủ dùng. Dưới này mùa đông cũng lạnh hơn, mùa hè thì hơi nước nóng bốc lên, mãi gần nửa đêm mới đỡ oi bức để ngủ”, chị Trang chia sẻ.

Ngoài gia đình chị Trang, mỗi gia đình trong xóm là một câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả có một điểm chung, vì cuộc sống nên phải xa quê, tha phương cầu thực và "trôi nổi" lên Hà Nội làm nhiều nghề để mưu sinh.

Dương Diễm Quỳnh - Nguyễn Long
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội nghiên cứu đưa bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND quận Hoàn Kiếm đang nghiên cứu lập đề án phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa và du lịch của Thủ đô.

Hà Nội: Sau xử phạt bãi đá sông Hồng đóng cửa im lìm, bãi giữa thưa thớt

Ngọc Lê - Phạm Đông |

Sau khi Ban quản lý bãi đá sông Hồng bị xử phạt vì để hàng trăm người tập trung bất chấp vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19 vào cuối tuần trước, thì cuối tuần này nơi đây đã đóng cửa im lìm. Còn khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn còn một vài người dân tới đây để tắm mát mặc dù lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở.

Bãi giữa sông Hồng – điểm vui chơi mới hay bãi rác mới?

Thành Đông |

Vào mỗi dịp cuối tuần và ngày lễ, bãi giữa sông Hồng bỗng dưng biến thành khu vui chơi, cắm trại của người dân Hà Nội. Điều đáng nói là khi rời đi, những vị khách này để lại không ít rác thải, gây ô nhiễm môi trường cho khu vực bãi giữa sông Hồng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hà Nội nghiên cứu đưa bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND quận Hoàn Kiếm đang nghiên cứu lập đề án phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa và du lịch của Thủ đô.

Hà Nội: Sau xử phạt bãi đá sông Hồng đóng cửa im lìm, bãi giữa thưa thớt

Ngọc Lê - Phạm Đông |

Sau khi Ban quản lý bãi đá sông Hồng bị xử phạt vì để hàng trăm người tập trung bất chấp vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19 vào cuối tuần trước, thì cuối tuần này nơi đây đã đóng cửa im lìm. Còn khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn còn một vài người dân tới đây để tắm mát mặc dù lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở.

Bãi giữa sông Hồng – điểm vui chơi mới hay bãi rác mới?

Thành Đông |

Vào mỗi dịp cuối tuần và ngày lễ, bãi giữa sông Hồng bỗng dưng biến thành khu vui chơi, cắm trại của người dân Hà Nội. Điều đáng nói là khi rời đi, những vị khách này để lại không ít rác thải, gây ô nhiễm môi trường cho khu vực bãi giữa sông Hồng.