Bãi giữa sông Hồng ngập sâu, người dân phải dùng đò để di chuyển

Nguyễn Thúy |

Hai trận mưa lớn kèm theo việc nhà máy thuỷ điện Hoà Bình xả lũ 4 cửa đáy khiến mực nước sông Hồng dâng cao, gây ngập ở bãi giữa, chia cắt một số nhánh đường trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội. Một số đoạn ngập 2-3 m, người dân phải dùng đò để di chuyển.

Có hai đường để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Tuy nhiên, những ngày qua mực nước dâng cao khiến việc đi lại người dân gặp nhiều khó khăn. 

Ghi nhận của PV Lao Động ngày 15.6, tại đường nhánh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng khu vực ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bị chia cắt bởi nước sâu, có nơi ngập đến 2m. Tại đây, nếu người dân muốn đi làm, học hành hay đi buôn bán đều phải sử dụng đò để di chuyển.

Đoạn đường này chỉ ngắn khoảng 200 mét nhưng việc di chuyển khó khăn do phải tránh cọc, đá, cây cối rồi cả dây thép gai bên dưới. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Đoạn đường này chỉ ngắn khoảng 200m nhưng việc di chuyển khó khăn do phải tránh cọc, đá, cây cối rồi cả dây thép gai bên dưới. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Hơn 20 năm lái đò, ông Dũng (78 tuổi) cho biết, đò chỉ phục vụ người dân bãi giữa mỗi khi trên thượng nguồn xả lũ. 

“Năm nay, nước lên nhanh và nhiều hơn các năm trước. Nếu mưa lớn còn kéo dài thì sẽ còn xả lũ và ở đây sẽ ngập lâu và sâu hơn. Hầu hết người dân đều phải dùng đò để di chuyển lên nơi cao hơn, một số người không có việc gì sẽ ở lại bãi bồi chờ người tiếp lương thực chờ nước rút”, ông Dũng kể.

Mỗi lượt người và xe đi đò giúp người lái đò kiếm được 10.000 - 20.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Thúy
Mỗi lượt người và xe đi đò giúp người lái đò kiếm được 10.000 - 20.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo ông Dũng, mỗi chuyến đò tối đa ông chở được 5 – 6 chiếc xe máy và khoảng trên chục người. Mỗi lượt di chuyển là 10.000 đồng/người và 20.000 đồng/người và xe. Đoạn đường này chỉ ngắn khoảng 200 mét nhưng phải mất tới hơn 15 phút để tránh cọc, đá, cây cối rồi cả dây thép gai bên dưới.

Nước từ đầu nguồn đổ về kéo theo nhiều bèo, rác phủ kín mặt nước. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Nước từ đầu nguồn đổ về kéo theo nhiều bèo, rác phủ kín mặt nước. Ảnh: Nguyễn Thúy.

“Ba năm nay đoạn này mới ngập sâu như vậy. Bên dưới rất nhiều cọc, đá nên đa số người dân chọn đường đi lên cầu Long Biên. Chúng tôi kinh doanh buôn bán phải chở nặng nên đi đò”, cô Ngọc Mai - người dân sống tại bãi giữa cho biết.

Người dân phải mất 15-20 phút di chuyển tính cả thời gian chờ đò. Ảnh: Nguyễn Thúy
Người dân phải mất 15-20 phút di chuyển tính cả thời gian chờ đò. Ảnh: Nguyễn Thúy

Không chỉ khó khăn trong việc đi lại, nước dâng cao khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng ven sông, bãi giữa sông Hồng bị ảnh hưởng lớn. Nhiều hộ phải chuyển đồ đạc lên cao để tránh ngập úng khi nước sông dâng lên.

Nước lên khiến nhà bè của các gia đình sinh sống ở khu vực bãi giữa sông Hồng liên tục phải di chuyển đến vị trí cao hơn. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Nước lên khiến nhà bè của các gia đình sinh sống ở khu vực bãi giữa sông Hồng liên tục phải di chuyển đến vị trí cao hơn. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Nước lên khiến nhà bè của các gia đình sinh sống ở khu vực bãi giữa sông Hồng liên tục phải di chuyển đến vị trí cao hơn. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Nhiều lối đi ở khu vực bãi giữa ngập sâu trong nước. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Ngán ngẩm nhìn đồ đạc ngâm nước, trong khi nước sông chưa có dấu hiệu sẽ rút, anh Minh Hoàng cho biết: “Những hôm nước lên, tôi phải thức trắng đêm để di chuyển nhà bè, đề phòng nước cuốn trôi. Giờ ngập ngày càng sâu, nước giếng khoan không còn, gia đình tôi phải hứng nước mưa tích trữ đồ ăn để phục vụ sinh hoạt”.

Nước dâng cao khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng ven sông bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Nước dâng cao khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng ven sông bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Dự kiến mực nước cao còn kéo dài nhiều ngày tới. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Dự kiến mực nước cao còn kéo dài nhiều ngày tới. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Được biết, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã lên xấp xỉ 6m, dưới mức báo động 1 là 3,5 mét. Dự báo, thời tiết miền Bắc trong những ngày này sẽ tiếp tục mưa nên nhiều khả năng, mực nước hạ lưu sông Hồng sẽ còn tiếp tục dâng cao.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Đánh thức "mỏ vàng" bãi giữa sông Hồng

VƯƠNG TRẦN |

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng. Trước đề xuất này, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Rác thải xây dựng, sinh hoạt chất đống gần cả cây số ở bãi giữa sông Hồng

Nguyễn Long |

Con đường nối giữa ngõ 76 An Dương (Tây Hồ, Hà Nội) với bãi giữa sông Hồng, đã trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu tự phát dài gần 1km. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những người dân trong khu vực này. 

Bãi giữa sông Hồng thành công viên: Có an toàn trong hành lang thoát lũ?

Vương Trần |

Trước đề xuất của quận Hoàn Kiếm về nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, KTS Trần Huy Ánh cho rằng nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Đánh thức "mỏ vàng" bãi giữa sông Hồng

VƯƠNG TRẦN |

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng. Trước đề xuất này, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Rác thải xây dựng, sinh hoạt chất đống gần cả cây số ở bãi giữa sông Hồng

Nguyễn Long |

Con đường nối giữa ngõ 76 An Dương (Tây Hồ, Hà Nội) với bãi giữa sông Hồng, đã trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu tự phát dài gần 1km. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những người dân trong khu vực này. 

Bãi giữa sông Hồng thành công viên: Có an toàn trong hành lang thoát lũ?

Vương Trần |

Trước đề xuất của quận Hoàn Kiếm về nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, KTS Trần Huy Ánh cho rằng nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.