Cận cảnh 3 kênh rạch ô nhiễm được đề xuất đầu tư bằng nguồn xã hội hóa

TÚ NGÂN |

TPHCM - Ao Song Tân, rạch Bần Đôn và sông Ông Lớn (quận 7) được đề xuất cải tạo theo hình thức xã hội hóa đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công hạn hẹp. Hiện 3 kênh rạch này đang trong tình trạng ô nhiễm và bị lấn chiếm cần sớm được triển khai cải tạo.

 
Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND thành phố về việc thực hiện đề án thí điểm chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 7 theo hình thức xã hội hóa đầu tư với 3 kênh rạch gồm: ao Song Tân, rạch Bần Đôn và sông Ông Lớn.
 
Hàng loạt nhà xập xệ xây dựng lấn chiếm bên bờ ao Song Tân.
 
Những căn nhà tạm bợ được dựng lên bằng tôn lâu ngày bị gỉ sét gây mất mỹ quan đô thị.
 
Bên cạnh những căn nhà xập xệ là rác, lục bình và nước ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Dự án ao Song Tân có phạm vi nghiên cứu 17,7 ha và diện tích đất thương mại dịch vụ, nhà ở cao tầng được khai thác 6,4 ha. Theo đó, dự án sẽ di dời 770 căn nhà với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 21.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 4.600 tỉ đồng.
 
Dự án rạch Bần Đôn có phạm vi nghiên cứu 20 ha và diện tích đất thương mại dịch vụ, nhà ở cao tầng được khai thác 3,1 ha. Dự án sẽ di dời 659 căn nhà, với tổng vốn đầu tư dự kiến 3.100 tỉ đồng.
 
Tại sông Ông Lớn, bên trên mặt nước là những căn nhà tạm bợ, bên dưới là rác thải sinh hoạt.
 
Dự án sông Ông Lớn có quy mô di dời 853 căn nhà. Phạm vi nghiên cứu 20,2 ha và diện tích đất thương mại dịch vụ, nhà ở cao tầng được khai thác 5,3 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 14.900 tỉ đồng.
 
Theo Sở Xây dựng TPHCM, khu vực của các dự án trên phần lớn là nhà tạm bợ, bán kiên cố, hình thành các dãy nhà lụp xụp ven sông, tiềm ẩn nhiều rủi ro do triều cường và sạt lở bờ sông hằng năm, cần phải được di dời giải tỏa để cải tạo chỉnh trang, tạo diện mạo mới cho khu vực.
 
Sở Xây dựng cũng cho biết, trước đó UBND Quận 7 có đề xuất giảm hành lang bảo vệ kênh rạch xuống mức tối thiểu để gia tăng hiệu quả khai thác quỹ đất dọc kênh rạch. Quỹ đất trên được sử dụng làm công trình dịch vụ, công viên và chuyển đổi một phần thành công trình thương mại dịch vụ phục vụ du lịch, thu hút nhà đầu tư tham gia xã hội hóa (tối đa 10% diện tích đất trong hành lang bảo vệ rạch làm công trình thương mại dịch vụ).
 
Theo đó, hành lang bảo vệ tại ao Song Tân và rạch Bần Đôn đề xuất giảm từ 10m xuống còn 3m, hành lang bảo vệ sông Ông Lớn sẽ giảm từ 30m xuống còn 5m.
 
Việc thực hiện dự án bằng hình thức xã hội hóa đầu tư nhằm thực hiện đúng tinh thần Quyết định 3837/2021 của UBND thành phố về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, xác định thực hiện bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.
TÚ NGÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM muốn Bộ Xây dựng hướng dẫn làm nhà đỗ xe cao tầng lắp ghép

MINH QUÂN |

TPHCM kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy trình, thủ tục làm nhà đỗ xe cao tầng lắp ghép để giải quyết nhu cầu đỗ xe khu vực trung tâm thành phố.

Cận cảnh con kênh ô nhiễm bậc nhất TPHCM sắp được hồi sinh

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Hơn 20 năm chờ đợi một dòng kênh xanh, đến nay, dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã đi được một nửa chặng đường khi đã hoàn thành xong giai đoạn 1: Nạo vét bùn dưới đáy kênh và hoàn tất đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân. Giai đoạn 2 dự án sẽ khởi công vào ngày 23.2 tới đây.

Nhóm bạn trẻ lội kênh rạch ô nhiễm dọn rác ở TPHCM

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Sau khoảng hơn 3 tháng tích cực vớt rác làm sạch các kênh, rạch tại TPHCM, nhóm bạn trẻ Sài Gòn Xanh đã vớt được hàng chục tấn rác. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa, không những khiến môi trường kênh rạch được cải thiện sạch hơn, mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Bát nháo như lò mổ lậu

Nhóm PV |

Long An - Mang danh là lò mổ tập trung lớn nhất tỉnh Long An, có quy trình kiểm soát giết mổ đúng quy định, thế nhưng cách thức hoạt động của Lò giết mổ tập trung xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bát nháo không khác gì các lò mổ lậu. Điều đáng nói, có thương lái từ bỏ lò mổ ở TPHCM để chuyển xuống đây hoạt động, sau đó lại vận chuyển thịt ngược về thành phố tiêu thụ.

Áp lực nhân đôi của học sinh lớp 12

Phan Liên |

Vừa ôn thi tốt nghiệp THPT, vừa ôn thi các kỳ thi riêng, áp lực của học sinh lớp 12 hiện nhân đôi, nhân ba lần.

Lại tai nạn xe khách ở Quảng Nam, 3 người tử vong tại chỗ

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Nam - Xe khách đang lưu thông thì bất ngờ đâm vào xe tải đang đậu đỗ bên đường. Hậu quả làm 19 người thương vong trong đó 3 người tử vong tại chỗ.

Phụ huynh rục rịch rèn kỷ luật cho con chuẩn bị lên lớp 1

Linh Chi - Dương Anh |

Từ mầm non lên lớp 1 sẽ là giai đoạn quan trọng với sự phát triển của trẻ. Các thầy cô giáo cho rằng, việc rèn luyện cho con tự lập trong khoảng thời gian này quan trọng hơn việc cho con học trước những kiến thức của lớp 1.

Nhếch nhác ở nhà hàng và bến du thuyền, công trình thuộc đại án Vũ "Nhôm"

Tường Minh - Văn Trực |

Sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất tại thành phố Đà Nẵng và được đánh giá là công trình có lối kiến trúc đẹp. Tuy nhiên dự án nhà hàng và bến du thuyền đã bỏ hoang từ năm 2017 cho đến nay khiến nhiều hạng mục xuống cấp, gây lãng phí.

TPHCM muốn Bộ Xây dựng hướng dẫn làm nhà đỗ xe cao tầng lắp ghép

MINH QUÂN |

TPHCM kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy trình, thủ tục làm nhà đỗ xe cao tầng lắp ghép để giải quyết nhu cầu đỗ xe khu vực trung tâm thành phố.

Cận cảnh con kênh ô nhiễm bậc nhất TPHCM sắp được hồi sinh

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Hơn 20 năm chờ đợi một dòng kênh xanh, đến nay, dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã đi được một nửa chặng đường khi đã hoàn thành xong giai đoạn 1: Nạo vét bùn dưới đáy kênh và hoàn tất đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân. Giai đoạn 2 dự án sẽ khởi công vào ngày 23.2 tới đây.

Nhóm bạn trẻ lội kênh rạch ô nhiễm dọn rác ở TPHCM

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Sau khoảng hơn 3 tháng tích cực vớt rác làm sạch các kênh, rạch tại TPHCM, nhóm bạn trẻ Sài Gòn Xanh đã vớt được hàng chục tấn rác. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa, không những khiến môi trường kênh rạch được cải thiện sạch hơn, mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.