Viết tiếp loạt phóng sự “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!” (Kỳ 4):

Trụ trì 9 ngôi chùa và “món nợ từ kiếp trước với các nhà báo”

Nhóm phóng viên |

”Trong quá trình tìm hiểu các vụ việc liên quan đến loạt phóng sự “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh”, chúng tôi đã chứng kiến, xác tín rất nhiều chuyện buồn. Ví như chuyện các nhà sư tham gia làm mới, “trùng tu tôn tạo di tích” một cách phản cảm, sai lầm, vi phạm pháp luật. Đến mức, một vị cán bộ đương chức còn kêu trời: Nếu cứ để người tu hành “tự tung tự tác” với hòm công đức, với việc “ngẫu hứng” làm mới chùa một cách không thương tiếc như bây giờ, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ “trắng tay” với di sản cha ông để lại.

Chùa là của dân của nước, người tu hành chỉ mượn cảnh để tu tập và làm những việc tốt đời - đẹp đạo, chứ tuyệt đối không có chuyện sư cầm tiền tỉ tùy tiện sửa chùa như hiện nay.

Tiếng cưa máy choán hết “không gian tụng kinh”

Trong số các di tích bị tàn phá bởi “nhà sư nhiệt tình tu sửa”, chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Cách đây khoảng 3 năm, Lao Động là tờ báo đầu tiên lên tiếng với loạt bài “Đập cổ kính xưa” rồi “Con voi chui lọt lỗ kim” và “Di sản là của… ai?” ở chùa Trăm Gian. Nhiều người đến giờ vẫn sốc với những hình ảnh bà con nườm nượp như dân công hỏa tuyến dỡ nhà tổ, dỡ tan gác khánh, đào tận gốc, trốc tận rễ, bới cả nền di tích để làm mới 100%. 

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, với một di tích quốc gia quan trọng và tuyệt mỹ như chùa Trăm Gian, mọi việc tu sửa, thay đổi, tác động đến di sản đều cần có thỏa thuận của Cục Di sản (Bộ VHTTDL). Sư trụ trì Thích Đàm Khoa đã không làm các thủ tục đó. Mà kể cả có thực hiện thủ tục đó, thì việc phá tan nhà tổ và gác khánh ra làm mới cũng vẫn là sai 100%. Vì cái sai này, nên cơ quan hữu trách đã phải lấy tiền thuế của dân ra, rót hơn hai chục tỉ đồng để mời đích danh Viện Bảo tồn di tích về chùa Trăm Gian “nhặt nhạnh” những cấu kiện bị “vứt đi” với hy vọng phục hồi chút ít hình dáng cổ cho các hạng mục quý báu kia.

Xưởng gỗ mênh mông trong chùa Trăm Gian trước khi bị báo chí lên tiếng và buộc phải di dời 

Đáng nói hơn, mới đây, khi trả lời chúng tôi, bà Khoa thừa nhận điều mà dư luận rất “choáng”: Bà trụ trì cùng lúc 9 ngôi chùa, có nhiều thông tin nói con số này còn lớn hơn nhiều. Và thế là bà mải mê đi sửa, xây dựng chùa, rất nhiều khi gây ra điều tiếng đau đầu. 

Ví dụ, nội trong ngôi chùa Trăm Gian, có thể thấy la liệt các nỗi đau di sản: Các vị La Hán tự dưng được sơn lại bằng sơn Nhật Bản mới toe, bệ tượng bệ thờ được ốp gạch men bóng nhoáng trắng đỏ (như gạch ốp nhà tắm), phá nhà tổ, phá gác khánh xây mới hoàn toàn từ móng lên nóc. Bóc đi đá của bậc tam cấp, đá ốp cổ, để tống đá mới vào... Đến nỗi, có người cay đắng nói, chỉ có hai bức chạm khảm gỗ cổ nổi tiếng bị mất trộm nhiều năm, lưu lạc ra nước ngoài rồi được cảnh sát quốc tế trả về… là may mắn được đi “lánh nạn” nên chưa kịp bị bà Khoa làm mới.

Giữa năm 2015, báo chí truyền hình lại rầm rộ về chùa Trăm Gian, kiểm chứng lời tố cáo của các bô lão sở tại, rằng sư Khoa mở những xưởng gỗ khổng lồ trong chùa để kinh doanh gỗ, kinh doanh việc sửa chùa. Cụ Nguyễn Văn Tiết, nhà ở gần chùa, bức xúc: “Tiếng cưa xẻ ầm ầm suốt ngày thế thì đến Thánh cũng bị “dức” (nhức) đầu. 

Cưa máy hiện đại ở xưởng gỗ trong khuôn viên chùa Trăm Gian 

Cái mùi sơn, bụi bặm đến mức đó thì con người còn chẳng chịu được nữa là tâm linh (Đức Phật). Mỗi lần sư Khoa cho sơn gỗ, chúng tôi phải chạy dạt hết đi”. Ông Nguyễn Cương Thảo thì buồn bã: “Khách thập phương đến chùa, chỉ nghe tiếng kéo cưa lừa xẻ, mùi sơn mùi bụi ô nhiễm bẩn thỉu, chứ không có tiếng kinh tiếng mõ như họ tưởng”. Và gần đây, “đại công trường gỗ” suốt ngày cò cưa kí quéc, tiếng cưa đục lấn át tiếng tụng kinh gõ mõ, mùi sơn khiến thần Phật cũng phải bạt đi kia mới được cơ bản di dời.

Cán bộ khổ sở vì nhà sư quá thích “sửa chùa”!

Chưa hết, một vị lãnh đạo xã Tiên Phương tiết lộ: Hiện nay, cán bộ xã và bà Khoa lại đang nhận khuyết điểm, làm bản kiểm điểm vì tội xây sửa các ngôi mộ tháp cũ theo một cách thức phản cảm. Công trình đã bị cây trám cổ thụ đè vỡ. Nhân việc này, nhà chùa đã xây lấn rộng ra thêm khoảng 2 mét, hệ thống tường bao cũng được tân trang kệch cỡm. Đặc biệt đáng buồn là tháp cổ (nơi yên nghỉ của các bậc tu hành) lại còn được ốp đá gạch cầu kỳ đắt đỏ, thậm chí đẽo cả hình đèn lồng Trung Quốc thay vào các vị trí xưa kia là đóa hoa sen đàm nhã. Tháp to lớn hơn nhiều so với cũ, trong khi quan niệm của người làm tháp xưa kia là theo thứ bậc của người được “táng” ở đó. Việc thay đổi kích cỡ này, theo một bô lão, là điều kiêng kỵ.

Di sản bị làm mới toàn bộ bằng sơ công nghiệp của Nhật Bản 

Vậy, câu hỏi đặt ra là: Vì sao sư Khoa lại thích sửa chùa kiểu phá di tích rồi xây mới đến như vậy? Theo điều tra của chúng tôi, bà Khoa có dấu hiệu cố tình “vẽ” ra các dự án trùng tu xây mới ngày càng to hơn, rộng hơn, tốn kém hơn để tiêu tiền “công đức”. Một cán bộ xã thở dài, cứ “phong tỏa” hòm công đức là hết mọi hệ lụy. Có hồi xã đã quyết định mạnh tay quản lý tiền công đức để làm việc chung tốt đẹp. Nhưng rồi “ai đó” đã bảo người công đức đem tiền đưa riêng cho họ, cả ban bệ của xã ra mở “hòm” thì chỉ được vài đồng nhỏ xíu. Và thế là lộ ra bản chất hòm công đức đi đằng nào và chịu sự điều khiển của ai.

Một vị lãnh đạo xã và một bậc “trí giả” của xã Tiên Phương nhận định: Có thể sư Khoa luôn nghĩ ra các dự án sửa mộ tháp, xây tường, sửa bệ, sơn tượng, dỡ nhà tổ, phá gác khánh… để kêu gọi công đức nhằm hợp thức việc “chấm mút” tiền nong cúng dường của Phật tử. Tại sao chúng tôi dám nói như thế? Là bởi vì qua phỏng vấn nhiều cán bộ các địa phương, chúng tôi thấy họ nói về sư Khoa giỏi “móc ngoặc xin tiền” bên tài chính, doanh nghiệp. Nhiều ngôi chùa cách chùa Trăm Gian dăm bảy chục cây số, sư Khoa cũng “ra tay” tu sửa, “xin dự án”. Bà lái ôtô xịn, đi xin dự án, làm hồ sơ, đi mua gỗ lạt tưng bừng về “sửa” các ngôi chùa. Bà mở xưởng khổng lồ trong chùa Trăm Gian và thừa nhận “đẽo” gỗ thành chùa chiền rồi khênh đi “lắp đặt”.

Chỗ nào cũng mới, cái gì cũng mới 

Đầu tháng 12.2015, tại xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khi trò chuyện với chúng tôi, cả bà Quỳ - người được bà Khoa giao “quản lý” ngôi chùa tại xã (còn gọi chùa Cả, chùa Hưng Khánh), cả các bô lão bên đình, đều thừa nhận là sư Khoa gom tiền công đức của dân để dựng chùa Cả từ khoảng 9 năm trước. Bà Quỳ còn bảo: Thầy quyết toán thế nào mà đã xong đâu! Chỉ vào các đống gỗ khổng lồ mà cơ quan chức năng đang điều tra ở sân chùa, bà Quỳ nói: “Gỗ này là thầy Đàm Khoa mang từ chùa Trăm Gian về, định dựng sẵn ở đó rồi mang về đây chỉ việc lắp, nhưng… Tiền xây dựng do bà con đóng góp, thầy Khoa đứng ra quản lý…”.

Trả lời Lao Động, ông Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Bị bảo, gỗ mênh mông ở chùa hiện nay là chuẩn bị để bà Khoa chỉ đạo làm chùa Hóa ở trong xã. Người quản lý thì bảo, để xây nhà ở cho sư, nhà tổ, nhà khách, nhà bếp, nhà vong trong chùa. Cán bộ địa phương thì nhận tin báo gì đó, liên tục về điều tra nguồn gốc gỗ, mục đích gom gỗ chất “cao như núi” để làm gì; gỗ cũ kia rỡ từ di tích nào ra mà khênh về đây tập kết; tiền công đức một năm bao nhiêu, ai là người quản lý…

Tác phẩm này còn cổ kính vì nó bị trộm bán ra nước ngoài trước khi chùa cải tạo 

Đặc biệt, trong băng ghi hình của chúng tôi, sư Khoa cũng nói xấu các nhà báo từng tố cáo bà phá di tích với những lời lẽ rất không nên trích ra đây. Bà thậm chí còn rủa nhà báo sẽ bị trì trú cho… “gánh nghiệp quả”. Bà nói trong cuộc họp xã, chắc kiếp trước bà có nợ với nhà báo nên bây giờ khổ thế, rằng “tôi nói một đằng họ viết một nẻo”, và trước khi đăng nhà báo không hỏi ý kiến bà… Tuy nhiên, bà hình như quên mất rằng, sau khi báo chí vào cuộc, thì cái “tội” nào của bà cũng đã bị kiểm điểm, bà nhận lỗi và thậm chí, Nhà nước còn phải bỏ hơn chục tỉ đồng tiền ngân khố quốc gia để “chữa” cho một lần sai của nhà sư Thích Đàm Khoa!

Giá như sư Thích Đàm Khoa chỉ lo việc nhà Phật, giữ mình là một bậc chân tu; giá như chúng ta có một cách quản lý di tích đủ tử tế để các “dự án xây sửa” tai tiếng kể trên không thể tồn tại...

 
Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.