Tấm lòng Sài Gòn

Lục Tùng |

Khởi sự với 20 triệu đồng, nhưng chỉ sau 10 năm, Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang (“Hội”) đã vận động, hỗ trợ cho người nghèo trên 500 tỷ đồng. Vì sao một địa phương heo hút bên bờ biển Tây như Kiên Giang lại có thể làm nên kỳ tích này? Câu trả lời là nhờ những "tấm lòng Sài Gòn".

Khai sinh “Hội” cho cả ĐBSCL

“Sau 10 năm thành lập, Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Kiên Giang đã vận động và hỗ trợ cho người nghèo 506 tỷ đồng. Qua đó tổ chức mổ mắt cho gần 40.000 người nghèo mù; phẫu thuật tim bẩm sinh, chữa bệnh phụ khoa cho trên 3.200 trường hợp; cấp gần 4.000 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật và bệnh nhân bại liệt; khám chữa bệnh miễn phí cho 306.254 lượt; cất 2.235 căn nhà tình thương, xây 258 cầu và 26,626km đường bê tông nông thôn…. 

Tất cả cũng nhờ “Tấm lòng vàng” của cả cộng đồng, trong đó Sài Gòn đóng vai trò quan trọng - Anh hùng Lao động Trần Lam, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội chia sẻ - Cái tình, cái nghĩa của nhân dân và lãnh đạo TPHCM như bát nước đầy. Không chỉ giúp tiền của, mà còn tận tình giúp chúng tôi khai sinh Hội tại chỗ để nuôi dưỡng công việc từ thiện một cách bền vững”.

Chuyện bắt đầu từ năm 2003, sau khi xin nghỉ sớm chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang để trị bệnh, tận mắt chứng kiến nhiều cảnh đời ngang trái của bệnh nhân nghèo, ông Trần Lam quyết dành phần còn lại của mình để giúp đời. Xuất phát từ con số không: Không tiền, không trụ sở, không thiết bị….nhưng mọi chuyện đã vụt qua khi có sự xuất hiện của “Tấm lòng Sài Gòn”.

“Sau khi tình nguyện xuống Kiên Giang tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ, nhóm nghệ sĩ từ TP HCM chỉ xin nồi cháo khuya và để toàn bộ 20 triệu đồng tiền bán vé cho Hội”, ông Lam bồi hồi khi nhắc đến kỷ niệm xưa. Sau đó lại chính người Sài Gòn: Nghệ sĩ Kim Cương lại đứng ra mai mối ông với người Sài Gòn khác - ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Chủ tịch Hội TP HCM.

Cầu bê tông tại ấp An Phước (xã Định An, Gò Quao trị giá 100 triệu đồng do người Sài Gòn hỗ trợ kinh phí 
Sau lần gặp đó, ông Nghiệp nhất trí tài trợ thiết bị trị giá 2 tỉ đồng và “sắp đặt” để Hội Kiên Giang ra đời. Trước lúc về, ông Nghiệp rỉ tai: "Bảy Lam khéo léo tổ chức buổi tiếp nhận nguồn tại trợ này có sự chứng kiến của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Tôi làm đúng kế hoạch..."

Khi tận mắt thấy, tai nghe “Hội” TPHCM hỗ trợ 2 tỷ đồng, lãnh đạo Kiên Giang cam kết “đối ứng” 2 tỷ đồng. Nhờ đó, ngày 6.4.2004, “Hội” Kiên Giang chính thức thành lập đã có trong tay bạc tỷ. Sau đó, nhiều nhà hảo tâm Sài Gòn tiếp tục đặt niềm tin. Tính đến năm 2014, tổng hỗ trợ của TP HCM cho Kiên Giang lên đến trên 20 tỷ đồng. Và quan trọng hơn là hoạt động hiệu quả của “Hội” Kiên Giang, đã thôi thúc nhiều địa phương ĐBSCL khai sinh “Hội” khác.

“Hồi sinh” những mảnh đời

“Như phép tiên”, đã 8 năm, nhưng bà Trương Thị Nhĩ (94 tuổi) cư dân Miệt Thứ (ấp Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên – Kiên Giang) vẫn như quên được cảm giác “phép lạ” của ngày bước ra ánh sáng từ bóng đêm vô vọng. “Năm 2004, thị lực đột ngôt giảm rồi mù hẳn - bà Nhĩ vừa vá lại cái áo cho cô cháu dâu vừa kể chuyện xưa - Con cháu tới thăm, tôi chỉ dùng tay để rờ nên không biết đứa nào đen, trắng ra sao”. 

Và bà Nhĩ chìm sâu trong tuyệt vọng vì gia cảnh nghèo. “Hàng ngày tôi chiên bánh tai yến bán tại nhà kiếm sống qua ngày nên không có tích lũy được nhiều, còn 8 người con phần vì nghèo, phần vì thấy nhiều người trong xóm từ chỗ thấy mờ mờ đã bị mù vĩnh viễn sau khi mổ mắt nên không ủng hộ”. Năm 2004, khi đoàn cán bộ đến chúc thọ 80 tuổi, bà bày tỏ tâm nguyện, thì được giúp đỡ mổ mắt và thành công. "Về tới nhà, mở băng ra, thấy tất cả, tôi vui chảy nước mắt" - bà Nhĩ kể.

 Bà Trương Thị Nhĩ vừa vui vẻ trò chuyện với cán bộ Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang vừa vá lại cái áo cho cháu dâu

Bà Nhĩ là 1 trong số 1.000 bệnh nhân tìm thấy ánh sáng từ chương trình hỗ trợ thủy tinh thể đợt đầu tiên của Hội TPHCM. Không chỉ giúp sáng mắt, Hội còn giúp hàng trên 1.500 trường hợp được “sáng lòng” thông qua chương trình phẫu thuật miễn phí trẻ em bị tim bẩm sinh. “Hội đã đưa con trở về từ cõi chết”, Trần Huỳnh Trân, cô sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang kể. 

Là con gái út trong gia đình nông dân nghèo có 4 người con ở ấp Vĩnh Lộc 2, xã Tân Thuận (Vĩnh Thuận – Kiên Giang), Trân mắc bệnh tim bẩm sinh nên môi lúc nào cũng thâm đen, miệng lúc nào cũng hổn hển… “Nhiều lúc thấy mấy bạn vui đùa, tôi thèm lắm, nhưng không dám. Nhiều bác sĩ khuyên nên phẫu thuật sớm, nhưng ba mẹ tôi không làm được vì không biết đào đâu ra tiền”. Năm 2007, Trân được Hội hỗ trợ phẫu thuật và con tim thoi thóp ngày nào đã trở lại nhịp đập bình thường.

Gieo mùa nhân ái

Trong số 5 chương trình trọng điểm vì người nghèo của Hội Kiên Giang,  chương trình xây cầu, làm đường nông thôn để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Bởi không chỉ tạo ra sự lưu thông “huyết mạch” nông thôn trước mắt, mà còn gieo mầm nhân ái cho tương lai. Về Định Hòa (huyện Gò Quao) tìm Hòa Thượng Trần Nhiếp, sãi cả chùa Thanh Gia, nhưng chú tiểu cho biết Hòa Thượng đang dẫn nhóm phật tử thi công cầu bê tông ở ấp Hòa Hiếu 2 (Định Hòa). Do đang giai đoạn hoàn công nên Hòa Thượng nghỉ lại tại công trình, tuần tới mới về chùa. Từ ngày có chương trình hỗ trợ kinh phí xây cầu đường của Hội tỉnh Kiên Giang tới nay, Hòa Thượng thường xuyên vắng chùa thế này.

Trên đường đến hiện trường, chúng tôi liên tiếp bắt gặp hình ảnh những chiếc cầu bê tông cốt thép “lực lưỡng” bắc qua kênh, mương chằng chịt của xứ Gò Quao. Với người dân, đó là những chiếc cầu nối tới… Sài Gòn. Anh Trần Hoàng Vũ (xã Định An) nhớ lại: Hồi trước người dân hai ấp An Phong - An Phước (xã Định An- Gò Quao), qua lại bằng cây cầu khỉ. Nhưng do đã lâu ngày, xuống cấp nên học trò té lên té xuống. Xóm làng bức xúc lắm, nhưng do phần lớn bà con ở đây còn khó khăn nên chỉ biết cắn răng chờ”. 

Đến đầu tháng 4.2015, từ nguồn hỗ trợ của nhóm thiện tâm ở Tp HCM, dẫn đầu là gia đình ông Trần Quốc Liêm (P.5, Q 10), Hòa Thượng Trần Nhiếp đã tổ chức thi công cầu bê tông quy mô 2,3 x 32m với tổng kinh phí 100 triệu đồng. “Từ ngày có cây cầu, không chỉ thuận tiện việc đi lại, mà hàng hóa nông sản cũng bán được giá hơn vì rút ngắn được thời gian chở tới Sài Gòn",  ông Vũ vui vẻ chia sẻ.

Sắp bước sang tuổi 90, nhưng Hòa Thượng Trần Nhiếp vẫn cùng cánh thợ tất bật giữa trưa nắng chang chang. “Tu là để giúp người, giúp đời, vì vậy khi biết địa phương có chương trình xây cầu, làm lộ… giúp người dân thoát khỏi cảnh cầu tre lắc lẻo, tôi thấy rất giống lời Phật dạy nên vận động Phật tử hưởng ứng”, Hòa Thượng lý giải động cơ khiến khiến “nhà tu” trở thành “công trình sư” của hơn 100 công trình cầu, đường nông thôn. Điều đáng nói hơn là kinh phí xây dựng chỉ bằng 1/2 so mặt bằng chung. Điển hình như cầu Hòa Hiếu 2, có quy mô 2,5 x 32m, tải trọng 2 tấn, nhưng tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng.

Hòa thượng Trần Nhiếp và các phật tử tình nguyện thi công cầu Hòa Hiếu 2 theo công nghệ bê tông lắp ráp do chính Hòa thượng "phát minh" 

“Toàn bộ thiết kế, công lao động hoàn toàn miễn phí. Các cửa hàng cũng bán vật tư đúng giá, còn người đi làm thì tự lo liệu cơm nước và tuyệt đối không có phí quản lý”. Thậm chí, các đội thi công còn tìm cách tiết giảm tối đa thêm nhiều khoản chi đến mức ngay cả những người làm “từ thiện chuyên nghiệp” như ông Trần Lam cũng bái phục. “Bình quân cứ rót kinh phí xây 2 cây “cầu mẹ” là Hòa thượng Trần Nhiếp lại “đẻ” ra thêm cây “cầu con” bắc qua kênh, mương với số tiền trên dưới chục triệu đồng”, ông Trần Lam, Chủ tịch “Hội” Kiên Giang xác nhận.

“Còn khoảng tuần lễ nữa cầu Hòa Hiếu 2 mới hoàn công, nhưng hơn tuần nay bà con đã thoải mái đi lại. Tất cả là nhờ công nghệ “bê tông lắp ráp” do chính Hòa Thượng phát minh”, ông Huỳnh Lạ, Chi hội phó Chi Hội Định Hòa cho biết thêm: “Tất cả các khung sắt, sàn và trụ bê tông được chuẩn bị sẵn. Khi tới hiện trường, nối các đầu thép lại rồi đổ bê tông “hàn” lại thành khối thống nhất. Sau đó làm “đẹp” các mối nối là hoàn thành”. 

Và chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng chính “Tấm lòng Sài Gòn” đã thúc đẩy phát minh này ra đời. “Một lần nhà tài trợ đến kiểm tra công trình, tôi lên tiếng xin thêm để làm công trình khác, thì nhận được cam kết: Hoàn thành công trình sẽ được đầu tư công trình kế tiếp. Nghĩa đến cảnh sẽ có nhiều người dân có thêm niềm vui nối nhịp đường quê, tôi suy nghĩ rồi vận dụng từ việc gieo mạ sẵn để rút ngắn thời gian xuống giống lúa ngày xưa và thành công”, Hòa thượng Trần Nhiếp chia sẻ.

Thì ra ngay cả khi không hiện hữu, “Tấm lòng Sài Gòn” vẫn thấp thoáng trong mỗi chặng đường nhân ái của người ĐBSCL. 

 

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Bủng beo với cây caosu: Không còn “365 ngày đếm tiền“

Lâm Hưng Thơ |

Hàng ngàn công nhân của hai nông trường cao su Việt Trung và Lệ Ninh của tỉnh Quảng Bình đang vô cùng khốn khó vì không còn cảnh "365 ngày đếm tiền" vì rất nhiều lý do từ thiên tai và cả nhân tai...

Mưu sinh trong giá lạnh

Hữu Nhân |

Tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ trong trang phục chống rét và cả áo mưa nhưng vẫn lạnh run trong khi anh Thuần dầm mình trong nước gỡ từng nò tôm, cua, cá đổ vào rổ trên ghe. Bên cạnh tôi, người mẹ hơn sáu mươi của anh nhanh tay phân loại để kịp phiên chợ sớm…

“Vua đèn biển” ở quần đảo Trường Sa

HÀ ANH CHIẾN - HOÀNG ANH |

Là một lính biển xuất ngũ, nhưng Vũ Sỹ Lưu không muốn sống an nhàn mà lại tiếp tục bám biển và trở thành một người lính gác hải đăng trên quần đảo Trường Sa.

“Cổ xanh” – những chuyện “hậu trường” giờ mới kể

Lê Tuyết |

Làm phóng viên phụ trách mảng Công đoàn – Người lao động của báo Lao Động, tôi tiếp xúc với rất nhiều người lao động – “cổ xanh” từ lương chục ngàn USD đến lương vài triệu bạc. Có những người, họ xem phóng viên, tờ báo như một nơi để… khiếu nại nhưng cũng có những bạn đọc, sau các bài viết, họ xem chúng tôi như người thân, gia đình của mình.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Bủng beo với cây caosu: Không còn “365 ngày đếm tiền“

Lâm Hưng Thơ |

Hàng ngàn công nhân của hai nông trường cao su Việt Trung và Lệ Ninh của tỉnh Quảng Bình đang vô cùng khốn khó vì không còn cảnh "365 ngày đếm tiền" vì rất nhiều lý do từ thiên tai và cả nhân tai...

Mưu sinh trong giá lạnh

Hữu Nhân |

Tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ trong trang phục chống rét và cả áo mưa nhưng vẫn lạnh run trong khi anh Thuần dầm mình trong nước gỡ từng nò tôm, cua, cá đổ vào rổ trên ghe. Bên cạnh tôi, người mẹ hơn sáu mươi của anh nhanh tay phân loại để kịp phiên chợ sớm…

“Vua đèn biển” ở quần đảo Trường Sa

HÀ ANH CHIẾN - HOÀNG ANH |

Là một lính biển xuất ngũ, nhưng Vũ Sỹ Lưu không muốn sống an nhàn mà lại tiếp tục bám biển và trở thành một người lính gác hải đăng trên quần đảo Trường Sa.

“Cổ xanh” – những chuyện “hậu trường” giờ mới kể

Lê Tuyết |

Làm phóng viên phụ trách mảng Công đoàn – Người lao động của báo Lao Động, tôi tiếp xúc với rất nhiều người lao động – “cổ xanh” từ lương chục ngàn USD đến lương vài triệu bạc. Có những người, họ xem phóng viên, tờ báo như một nơi để… khiếu nại nhưng cũng có những bạn đọc, sau các bài viết, họ xem chúng tôi như người thân, gia đình của mình.