BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Sức sống mới trên núi rừng Tung Khẳng

MINH THƯ |

Tung Khẳng (thung lũng tại xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) trước đây rừng bị phá tan hoang bởi lâm tặc, nay trở nên xanh tươi, trù phú từ bàn tay, khối óc và quyết tâm làm giàu trên quê hương của chàng trai trẻ.

Một thời tan hoang

Ông chủ trang trại Tung Khẳng Nguyễn Mạnh Hùng chăm sóc đàn gia súc. Ảnh: Minh Thư
Ông chủ trang trại Tung Khẳng Nguyễn Mạnh Hùng chăm sóc đàn gia súc. Ảnh: Minh Thư

Tôi vẫn nhớ như in chuyến luồn rừng vào Tung Khẳng 16 năm về trước để điều tra về nạn phá rừng. Một thanh niên tên H. ở xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp đã từng tham gia khai thác gỗ lậu và là tay kéo gỗ thuê có hạng tình nguyện dẫn đường đưa tôi đến khu vực Tung Khẳng. Theo như H. tính, nếu đi một ngày rồi về chỉ đến được điểm thường tập kết gỗ chứ không thể đến được điểm khai thác. Sau khi đưa ra một vài phương án, chúng tôi quyết định chọn tắt rừng từ Đồng Hợp sang tuy rất vất vả nhưng an toàn và rút ngắn quãng đường.

Con đường độc đạo chỉ dành cho trâu kéo gỗ lầy lội và nhiều dốc. Lên đến đỉnh dốc Dổi chuội xuống vùng rừng Pu Khặng phần rừng xã Châu Lộc chưa đến nửa quãng đường mà đã gần nửa ngày.

Ghé vào một chòi rẫy thấp lè tè nằm ven khe Huồi Nồn xin nước uống, cụ Nính 75 tuổi theo con cháu cùng 10 hộ gia đình người Thái bản Ính xã Châu Lộc vào ngăn khe Huồi Nồn làm ruộng nước. Cụ sinh ra lớn lên gắn với cánh rừng này, thuộc những Pu Cánh, Pu Tùm, Khẳng Nọi, Khẳng Ồm... như lòng bàn tay. Cụ cho biết rằng trước đây Pu Khẳng Nọi, Khẳng Ồm gỗ lim, táu... và các loại thú rừng nhiều vô kể, bây giờ hết sạch cả rồi, cả gốc cũng bị đào lấy. Hàng ngày ngồi trên chòi cụ thấy hôm đông nhất có hàng chục con trâu nối đuôi nhau kéo gỗ qua đây cày nát cả lòng khe.

Theo cụ Nính “Tung” tiếng Thái nghĩa là hẻm núi hay một bãi bằng dưới thung núi. Quả vậy, khi đến Tung Khẳng đúng là một lũng núi nhỏ tương đối bằng phẳng nằm sát một vách núi gần như dựng đứng. Dưới lòng thung chi chít vết lằn của gỗ từ trên đỉnh núi loi xuống, sát vách chân núi bị gỗ cày xới như vừa qua một trận oanh kích.

Báo cáo của Hạt kiểm lâm Quỳ Hợp cho thấy, năm 2003 trên địa bàn đã phát hiện xử lý 181 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 505 m3 gỗ tròn và xẻ các loại. Căn cứ trên bản đồ thì rừng Pu Khẳng là vùng rừng giáp ranh giữa ba xã Yên Hợp, Châu Lộc, Liên Hợp và giáp tiểu khu 265 thuộc lâm trường Đồng Hợp quản lý. Rừng này nằm trong cụm 11 xã vùng dưới của huyện Quỳ Hợp... Pu Khẳng là một trong những điểm nóng về nạn khai thác gỗ trái phép từ những năm 1996- 1999 đến nay vẫn là 1 trong 4 điểm nóng khai thác còn tồn tại trên địa bàn.

Đại ngàn bừng sáng    

Dê leo núi, đặc sản từ trang trại của anh Hùng ở Tung Khẳng. Ảnh: Minh Thư
Dê leo núi, đặc sản từ trang trại của anh Hùng ở Tung Khẳng. Ảnh: Minh Thư

Tưởng như không còn dịp trở lại cái nơi không mấy vui của 16 năm về trước, vậy mà may mắn lại được tái ngộ vùng đất “dữ” này trong một ngày trời quang mây tạnh vào năm 2020. Không còn phải bí mật lội bộ đi lối vòng như trước, xe hai cầu băng qua những cánh rừng keo bạt ngàn xanh tốt rồi lọt vào Tung Khẳng.

Tung Khẳng âm u ngày trước bây giờ tươi sáng với những cánh rừng xanh và những gia trại với hàng trăm con trâu, bò, dê, lợn, gà... Bức tranh mới đã xóa lấp dấu vết lối mòn kéo gỗ năm xưa với những ô viền sắc nét dưới thung núi như bức tranh thủy mặc.

Sinh ra và lớn lên ở xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, sau bao năm bôn ba trải nghiệm xứ người, chàng trai trẻ Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1985) quyết định trở về vùng đá trắng quê hương lập nghiệp. Năm 2003, Nguyễn Mạnh Hùng học Trung cấp điện. Ra trường, Hùng vào miền Nam, mất một năm lang thang tìm việc nhưng không ổn định, Hùng lại khăn gói về quê mở xưởng chế biến đá trắng nhưng thất bại do không có vốn đầu tư lớn.

Năm 2009, Hùng bỏ xưởng đá đi Israel học nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2011 về nước, những kiến thức đã học được ở xứ người áp dụng không hiệu quả ở quê nhà, Hùng lại quyết định đi lao động ở Angola và về nước cuối năm 2015. Có lưng vốn từ Angola, Hùng trở về sau một thời gian loay hoay đi khảo sát các mô hình làm ăn ở vùng đá trắng Quỳ Hợp.

Rút kinh nghiệm thất bại từ xưởng khai thác và chế biến đá trắng những năm trước, Hùng đi đến quyết định dốc vốn dành dụm được lâu nay đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng rừng ở vùng Tung Khẳng. Hùng thuê lại 10 ha của người anh em để xây dựng trang trại.

Tung Khẳng nằm cách Quốc lộ 48 gần 10 km, bao quanh bởi rừng núi và các mỏ đá trắng đã bị khai thác nham nhở, đường vào bị xe chở đá cày xới lồi lõm rất khó khăn.

Tuy nhiên, đây là nơi chăn nuôi lý tưởng vì khu vực này khá biệt lập. Hùng đầu tư kéo đường điện, đường nước gần 2 km về trang trại, thuê máy san gạt đường, mặt bằng làm lán trại và cải tạo khu vực chăn nuôi. Lúc đầu, Hùng bỏ ra hơn nửa tỷ đồng mua khoảng 60 con giống bò và dê về chăn nuôi và thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật theo tài liệu hướng dẫn.

Mới đầu do chưa có kinh nghiệm, bỏ ra hơn 100 triệu đồng mua bốn con bò giống của lái buôn nhưng về trại được mấy hôm rồi ốm và chết. Để có giống tốt, phù hợp với vùng địa phương, Hùng đã cất công tự đi chọn mua bò ở các trang trại trong vùng, nhất là loại bò gầy để về vỗ béo.

Ngồi trên ô tô 7 chỗ từ UBND xã Thọ Hợp “leo” qua những dốc, ổ trâu, nham nhở đá, chui qua các đồi keo bạt ngàn xanh, hơn một giờ đồng hồ chúng tôi mới vào đến trang trại của Nguyễn Mạnh Hùng. Dưới ráng chiều, những đàn bò, đàn dê hàng trăm con đủng đỉnh đi về trại. Hùng cho biết, riêng năm 2019, từ 11 con bò gầy, Hùng đã đưa về vỗ béo thu lãi hơn 200 triệu đồng. Hiện đàn bò có hơn 70 con, trong số này có hơn 40 con bò sinh sản đều giống to, mắn đẻ. Từ giống này nhiều con me (bò con), mới có 6-9 tháng tuổi đã có giá từ 25-30 triệu đồng nhưng không đủ cung.

Đàn dê hơn 150 con cũng là giống “leo núi đá” nên đắt khách với giá từ 3-4 triệu đồng/con. Chưa kể đàn lợn thả hơn 40 con, đàn bồ câu và đàn gà hàng trăm con đậu kín nóc chuồng và sân trại. Cùng với đó gần 10 ha keo rợp bóng xanh sườn núi... Tổng thu nhập trong năm 2019 ước tính khoảng nửa tỷ đồng.

Ngoài việc tiếp tục phát triển đàn bò, đàn dê, Hùng đã liên hệ với một Viện chăn nuôi ở Hà Nội mua giống lợn rừng để gây đàn và cung cấp giống cho người dân trong vùng, đồng thời nâng cao chất lượng đàn bò... “Em mong muốn tới đây được quan tâm hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển trạng trại và phối hợp với các trang trại, các doanh nghiệp khai thác mỏ đá nâng cấp đường vào khu vực này”- Hùng chia sẻ.

Biến sỏi đá thành cơm

Chi hội trưởng Nông dân xóm Liên Tân, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp Lê Thị Phương cho biết: Chi hội có tổng 76 hội viên, trong đó anh Nguyễn Mạnh Hùng là hội viên chăn nuôi xuất sắc là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế trang trại của Hội Nông dân xã. Khi nhắc đến Nguyễn Mạnh Hùng, người dân ở xóm Liên Tân, xã Thọ Hợp đều tỏ lòng mến mộ, nể phục người đã biến “sỏi đá thành cơm” ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quỳ Hợp Ngân Thị Hồng cho biết, cấp ủy, chính quyền, UB MTTQ huyện và các đoàn thể địa phương rất quan tâm đến việc xóa nghèo bền vững, nhất là phát triển các mô hình kinh tế. Huyện Quỳ Hợp tập trung hỗ trợ các mặt như giải quyết các thủ tục, kết nối các nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư hạ tầng kỹ thuật… Mong rằng mô hình phát triển kinh tế trang trại của tỷ phú trẻ Nguyễn Mạnh Hùng cần được nêu gương, nhân rộng.

“Em đã đi học, đi làm ở Châu Âu, Châu Phi nhiều năm, nhưng rồi cuối cùng mới ngộ ra rằng quê mình có thừa cơ hội cho mình làm giàu. Tung Khẳng là nơi cho tuổi trẻ thử sức làm giàu ngay trên vùng tiềm năng đất đỏ bazan màu mỡ của quê hương Phủ Quỳ yêu dấu”- nghe Hùng rủ rỉ kể chuyện trở về quê gây dựng cơ đồ trong tiếng chân trâu, bò dê... rậm rịch vào chuồng, tôi không còn cảm giác rợn người nghe tiếng rít của những phiến gỗ kéo trượt qua dốc đá của năm 16 năm về trước. Và lòng bỗng trào dâng niềm vui vì bây giờ đã có khối óc bàn tay của con người mới nơi đây làm cho Tung Khẳng hoang vu xưa trở nên xanh tươi, trù phú.

MINH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Đảo chè - “bức tranh họa đồ” xứ Nghệ

HƯƠNG THỦY |

Những đồi cây công nghiệp xanh trên vùng đất cằn sỏi đá, đảo chè Thanh Chương (Nghệ An) như một nàng công chúa ngủ quên trên vùng đồi Tây Nghệ An bỗng được đánh thức với một vẻ đẹp tân kỳ và quyến rũ.

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Đảo chè - “bức tranh họa đồ” xứ Nghệ

HƯƠNG THỦY |

Những đồi cây công nghiệp xanh trên vùng đất cằn sỏi đá, đảo chè Thanh Chương (Nghệ An) như một nàng công chúa ngủ quên trên vùng đồi Tây Nghệ An bỗng được đánh thức với một vẻ đẹp tân kỳ và quyến rũ.

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.