Công nhân cơ điện chế tạo dây chuyền tự động hóa

Xuân Nhàn |

“Có một bộ phận thường trực làm việc ở Bình Phước, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh. Tôi dặn họ nên tới lui chỗ hay... chê bai sản phẩm của mình. Sự khe khắt của khách hàng luôn là gợi ý tốt giúp mình hoàn thiện” - ông Mai Vĩnh Thạnh - cái tên được ngành điều Việt Nam biết tới với dây chuyền cắt tách nhân tự động - nói về cách tiếp cận thị trường có phần kỳ lạ.

Cuối năm 2015, xuất khẩu điều nhân cả nước đạt kim ngạch 2,3 tỉ USD thì ở một góc hẻo lánh của Khu Công nghiệp Phú Tài (Bình Định), sản phẩm của ông Thạnh cũng tạo ra bước đột phá mới: Nâng công suất lên hơn 1,5 lần; giảm tỉ lệ hạt vỡ từ 7 – 8% xuống còn 3 - 4%; số “lọt lưới kiểm soát” chưa tới 1%...

Làm và bỏ

Cỗ máy như có tai mắt, biết phát hiện, tự động loại bỏ tạp chất, đảm bảo sự tinh khiết cho đầu ra. Với cải tiến này, hàng loạt thiết bị vừa xuất xưởng đã buộc phải quay trở về chờ nâng cấp. Đây không phải lần đầu tiên Mai Vĩnh Thạnh chấp nhận trả giá cho sự hoàn thiện. Ở khu nhà xưởng ngổn ngang sắt thép của ông, bên cạnh lô thiết bị mới “triệu hồi”, chúng tôi còn thấy lăn lóc “chứng tích” một dây chuyền bóc tách, phân loại hạt điều tự động sản xuất hồi 2009 – 2010.

“Dự án tiêu tốn hơn 4 tỉ đồng, nhằm “lên đời” một công trình từng đoạt giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 (2008 – 2009). Thị trường không đến nỗi lạnh nhạt, quay lưng, nhưng tôi chưa hài lòng vì công suất mỗi giờ cứ ỳ ạch ở mức 17kg trong khi lượng điện tiêu thụ lại tới 0,75kw/h. Không ưng thì xếp xó, tiếp tục tìm giải pháp khác. Anh coi, máy bây giờ công suất 200kg/ giờ, điện năng tiêu thụ chỉ 0,4kw/h”- ông Thạnh bộc bạch. 

Tôi hình dung Mai Vĩnh Thạnh như kẻ-chân–không-lạc-lõng giữa một “đấu trường” sôi động. Trong lịch sử thăng trầm của ngành điều, Bình Định luôn là rẻo đất bên lề, còn con người trước mặt tôi đây lại không được đào tạo để trở thành kỹ sư chế tạo máy. Tấm bằng chính quy trong tay ông, tới giờ vẫn là mẩu giấy được chứng nhận năm 1981 của Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện Nghĩa Bình. Người thợ trẻ “vắt mũi chưa sạch” thời đó từng là niềm kinh ngạc trong mắt nhiều bạn bè, đồng nghiệp. Ở Xí nghiệp Dầu thực vật 3.2, chỉ 5 năm sau ngày ra trường, Thạnh đã có trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật bậc 5.

Trước đó, thi chuyển lên bậc 4, một lãnh đạo Sở Công nghiệp liếc nhìn bản vẽ hệ thống dẫn khí nén từ nguồn năng lượng mặt trời, đã phán xanh rờn: “Thằng này... gớm ăn. Bấy nhiêu là đậu chứ thi thố chi nữa”. Nguyên Giám đốc Cty Dầu thực vật Bình Định Trần Văn Sum nhận xét về người đồng sự, sau là đối tác mấy mươi năm của mình: “Thạnh có khả năng đặc biệt về cơ khí, máy móc. Toàn bộ hệ thống chế biến hạt điều các doanh nghiệp cũ, mới của tôi đều do anh chế tạo, lắp ráp”.

40 lao động trẻ được đảm bảo việc làm quanh năm suốt tháng 

Ông Sum rời nhà nước chuyển sang làm Chủ tịch HĐQT Cty Xuất nhập khẩu nông sản Hà Việt ở Phù Mỹ cũng lại “đánh đu” tiếp với hạt điều. Cuộc “chia tay cơ chế” của Thạnh đột ngột và quyết liệt hơn. Ông hồi tưởng: “Hồi đó cụ Sum nhắm cất nhắc tôi lên vị trí điều hành. Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, mức lương 600.000 đồng/ tháng là con số rất ghê gớm. Tôi bỏ 2 ngày khảo sát ngóc ngách rồi quay lại thưa với ông: Chú cho cháu nghỉ”. Nói nghỉ là nghỉ một lèo. Cái thực trạng rệu rã, cũ kỹ và kiểu cách cộng sinh “cha chung không ai khóc” khiến ông ngán ngẩm. Cơ hội với ngành điều không ít, nhưng ông sẽ đi bằng lối của ông. 

Vài mươi năm trước, chiếc máy cắt tách hạt đạp chân thủ công còn “thống trị” khắp các nhà máy chế biến điều Việt Nam. Cực nhọc, bụi bặm, ngay với máy móc nhập về từ Ấn Độ, Brazil..., mỗi ca, người công nhân chỉ đạt năng suất 45kg nguyên liệu. Tới thế hệ máy bán tự động, sự bất tiện vẫn còn ê hề.

Máy Oltremare (Italia), người làm phải ngồi nhét từng hạt vào bộ kẹp trên dây xích. Thao tác không kịp hành trình nên công suất thực tế chỉ đạt 60 – 70% so với thiết kế (24kg/giờ) mà tỉ lệ vỡ tới 25%. Mai Vĩnh Thạnh bỏ 5 năm cặm cụi đo vẽ, mày mò nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục. Thiết bị do ông chế tạo đưa công đoạn cắt tách vỏ hạt rẽ sang hướng tự động, góp phần thay đổi diện mạo công nghệ chế biến hạt điều. Máy ông Thạnh chỉ cần 2 công nhân vận hành, năng suất cắt tách vỏ cứng đạt 2 tấn/ca, tỉ lệ bể vỡ kéo xuống còn 11%. Đây chính là bước đầu tiên dẫn tới giải thưởng ở hội thi sáng tạo toàn quốc như đã đề cập.

“Bí quyết” chống sao chép

Thời còn ham hố góp mặt ở các kỳ hội thi, trình diễn kỹ thuật, Mai Vĩnh Thạnh còn được nhận nhiều phần thưởng khác: Huy chương vàng Techmart Vietnam 2005; giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật Bình Định 2008 – 2009; giải nhì, một kỳ khác, cũng ở hội thi này cho hệ thống thiết bị sản xuất cơm dừa sấy khô... Nhắc tới máy sấy cơm dừa, cả ông Thạnh lẫn ông Sum vừa ngại ngùng, vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Câu chuyện liên quan tới “phi vụ đánh cắp bí quyết công nghệ” đã lâu.

Nguyên giám đốc Cty Dầu thực vật Bình Định Trần Văn Sum kể: “Tỉnh Bến Tre có liên doanh sản xuất cơm dừa xuất khẩu sử dụng thiết bị do một trường đại học lớn ở TP.Hồ Chí Minh chế tạo. Họ càng ăn nên làm ra, anh em chúng tôi càng nóng mặt. Bình Định cũng xứ dừa, chả lẽ bó tay nhìn thiên hạ tung hoành. Tính tới tính lui, rẻ nhất vẫn là... bắt chước. Tôi kéo Thạnh đi. Nhờ rễ má dây mơ, chúng tôi tiếp cận “đối tác” trong vai trò nhân viên giám định. Tôi chụp ảnh, Thạnh xớ rớ quan sát, thỉnh thoảng chép chép, ghi ghi. Cưỡi ngựa xem hoa đến lần thứ 3 thì hắn nháy mắt: Xong rồi.

Vậy mà về Quy Nhơn, anh ta đã lần mò chế tác, lắp đặt thành công một dây chuyền tương tự. Ban đầu cũng trục trặc ít nhiều, nhưng sau mấy lần hiệu chỉnh, hệ thống trơn tru... như thật. Và cơm dừa Bình Định có thị trường tận Châu Âu, tới Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan...”. Hành trạng thầy trò ông Sum cuối cùng cũng vỡ lở. Rất may, phía Bến Tre vui vẻ cho qua; đã thế còn khen "bất phân thật giả" (!).

Từ chỗ dáo dác sao chép thiên hạ phục vụ doanh nghiệp, Mai Vĩnh Thạnh về sau phải nhiều phen hao tâm tổn trí cho nỗ lực bảo vệ thành quả lao động của mình. Ông không chọn cách “bài bản” là đăng ký sở hữu trí tuệ hay giải pháp công nghệ độc quyền mà lặng lẽ tìm cách vọt lên phía trước.

“Để được cấp bằng sở hữu trí tuệ, ít nhất mất 18 tháng. Xảy ra tranh chấp, lại theo đuổi kiện cáo lôi thôi. Thay vì vướng bận với cơ quan pháp luật, tôi dành thời gian cải tiến sản phẩm. Cải tiến liên tục là biện pháp tự bảo hộ hiệu quả nhất”, ông giải đáp một phần lý do vì sao hàng chục năm nay cứ xoay như chong chóng chỉ riêng cỗ máy cắt tách hạt điều. Hễ có ý tưởng mới, có góp ý từ khách hàng hay thị trường xuất hiện hàng giả, hàng nhái là lại rã ra, tu chỉnh.

Con đường từ cỗ máy đạp chân cọc cạch tới những thiết bị tự động đồng bộ thấm quá nhiều mồ hôi, nước mắt. Ngay việc tổ hợp một dây chuyền, từ cụm 15 – 17 máy kềnh càng, giá thành trên dưới 1 tỉ đồng đến nhóm máy gọn nhẹ 3 chiếc, giá 360 triệu đồng cũng mất bao nhiêu ngày đêm lao tâm khổ tứ. Rồi cải tiến hệ thống hấp liên tục, tăng công suất, phân loại hạt, giảm tỉ lệ vỡ, đánh bật tạp chất...

Dễ hiểu vì sao ở “vùng sâu vùng xa”, nhưng ông Thạnh có nhiều “khách hàng truyền thống” ở Tây Nguyên, ở thủ phủ cây điều là miền Đông Nam bộ, thậm chí ở cả Thái Lan, “công ăn việc làm đủ cho 40 con người bận rộn năm này sang năm khác, trừ dịp lễ, tết.

Ông Võ Đình Thanh, giám đốc Cty TNHH MTV Tuấn Phát (Bình Phước), nơi vừa nhận 6 hệ thống máy cải tiến, cho biết: “Máy có thể hoạt động liên tục ngày đêm. Với dây chuyền mới, chúng tôi đã mở rộng năng lực chế biến từ 10 tấn/ngày lên trên 20 tấn”. Cũng từ Bình Phước, đại diện Cty TNHH Hạnh Tuấn “chấm điểm”: “Năng suất tăng hơn 1,5 lần, hoạt động ổn định 2 ca/ngày, tỉ lệ hạt vỡ thấp. Đầu tư một hệ thống như thế tiết kiệm rất nhiều chi phí mà năng suất, chất lượng đều tăng”.

 

Xuân Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Gặp nữ anh hùng là “thủ trưởng” của 4 anh hùng

Nhật Hồ |

Dù đã hẹn trước, nhưng chúng tôi phải ngồi nhà ông Tám Khanh (Đoàn Văn Khanh) - cựu chiến binh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Tiền Giang), để đợi anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu họp chi bộ. Cuộc họp kết thúc, thấy tôi, bà gãi đầu, rồi nói: “Cuối năm phải kiểm điểm, phê bình tự phê bình cho nó đàng hoàng nên hơi lâu, cháu thông cảm…”.

Nỗi day dứt từ chiếc bát và đôi đũa thờ người lính

Cao Thùy Liên |

Mặc cho cơ thể bị hành hạ bởi những vết thương và cuộc sống đến cái ăn còn phải chật vật từng bữa, nhưng vì day dứt bởi lời hứa với đồng đội đã khuất mà hơn 20 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Đức Phổ (SN 1947, Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Nội) không ngại luồn rừng, lội suối, rong ruổi đi tìm mộ phần đồng đội, đưa các liệt sĩ về an nghỉ tại quê nhà.

“Điện Biên Phủ dưới nước” - Chuyện về tàu phá thủy lôi không người lái

NGUYỄN HUY MINH |

Sau khi bài viết “Điện Biên Phủ dưới nước - Chuyện kể của dũng sĩ trong ngôi làng cổ” đăng tải, tôi nhận được lời khuyên hãy đến đường Huyền Quang (TP.Bắc Ninh), sẽ thấy một điều thú vị. Quả thực, sau hàng rào sắt của Cty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4, khiêm nhường, lặng lẽ nghỉ ngơi một con tàu bé nhỏ có hình dáng lạ lùng - tượng đài khoa học kỹ thuật hiếm hoi của Việt Nam - mang mật danh T5 17A trong thời chiến.

“Que thử ung thư” - chỉ là trò lừa bịp

GIANG THÙY LINH - CAO THÙY LIÊN |

Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Gặp nữ anh hùng là “thủ trưởng” của 4 anh hùng

Nhật Hồ |

Dù đã hẹn trước, nhưng chúng tôi phải ngồi nhà ông Tám Khanh (Đoàn Văn Khanh) - cựu chiến binh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Tiền Giang), để đợi anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu họp chi bộ. Cuộc họp kết thúc, thấy tôi, bà gãi đầu, rồi nói: “Cuối năm phải kiểm điểm, phê bình tự phê bình cho nó đàng hoàng nên hơi lâu, cháu thông cảm…”.

Nỗi day dứt từ chiếc bát và đôi đũa thờ người lính

Cao Thùy Liên |

Mặc cho cơ thể bị hành hạ bởi những vết thương và cuộc sống đến cái ăn còn phải chật vật từng bữa, nhưng vì day dứt bởi lời hứa với đồng đội đã khuất mà hơn 20 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Đức Phổ (SN 1947, Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Nội) không ngại luồn rừng, lội suối, rong ruổi đi tìm mộ phần đồng đội, đưa các liệt sĩ về an nghỉ tại quê nhà.

“Điện Biên Phủ dưới nước” - Chuyện về tàu phá thủy lôi không người lái

NGUYỄN HUY MINH |

Sau khi bài viết “Điện Biên Phủ dưới nước - Chuyện kể của dũng sĩ trong ngôi làng cổ” đăng tải, tôi nhận được lời khuyên hãy đến đường Huyền Quang (TP.Bắc Ninh), sẽ thấy một điều thú vị. Quả thực, sau hàng rào sắt của Cty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4, khiêm nhường, lặng lẽ nghỉ ngơi một con tàu bé nhỏ có hình dáng lạ lùng - tượng đài khoa học kỹ thuật hiếm hoi của Việt Nam - mang mật danh T5 17A trong thời chiến.

“Que thử ung thư” - chỉ là trò lừa bịp

GIANG THÙY LINH - CAO THÙY LIÊN |

Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.