Ông bụt bà tiên giữa đời thường

Thùy Trang |

Đáp chuyến bay đến TPHCM vào buổi tối muộn, một thành viên trong đoàn thông báo buổi khám ngày mai sẽ bắt đầu vào lúc 7h30 thay vì 7h15 như mọi khi. Vị bác sĩ người Ý liền xua tay: “Không không, cứ như giờ đã định, chúng tôi khỏe và thời gian thì có hạn”. Đó là lịch trình đã thành thói quen trong suốt gần 5 năm qua, tận dụng từng phút giây, cả ê kíp “Thiện Nhân và những người bạn” đã nối lại cuộc đời cho hàng trăm em nhỏ.

Tận dụng từng phút giây

Đây là lần thứ 4 chương trình đến TPHCM và là chuyến đi thứ 9 của hành trình “Thiện Nhân và những người bạn”. Chị Trần Mai Anh, một trong những người thành lập quỹ và hoạt động chương trình phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục miễn phí tại TPHCM kể: Đoàn đến TPHCM vào tối thứ 7, các bác sĩ bắt đầu khám và tư vấn ngay sáng chủ nhật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 với hàng trăm bệnh nhân; trong khi đó chị và những người còn lại phiên dịch, lập hồ sơ. 

Số ca mổ được sắp xếp ban đầu là 10 thế nhưng khi tái khám, có 3 bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu mổ lại. Chị chia sẻ: “Mặc dù số ca phẫu thuật cho mỗi lần đều gần như dốc toàn bộ sức lực của các bác sĩ nhưng mình vẫn không thể bỏ qua các em cần mổ gấp. Đặc biệt là chính các bác cũng yêu cầu”.

Buổi sáng của các bác sĩ bắt đầu bằng việc thăm bênh nhân phẫu thuật rồi vào phòng mổ cho đến chiều tối 

Trong mỗi lần ghé, đoàn còn tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chuyên khoa cho các bác sĩ Việt Nam. Buổi đào tạo kết thúc lúc 12h thì 13h30 các bác sĩ vào phòng mổ. Đến đây, chị Mai Anh nhắc: “Các bác mổ xuyên trưa, không có giờ nghỉ hay ăn uống. Buổi sáng các bác chỉ ăn bánh ngọt và uống ly cà phê, vậy mà cứ thế ở trong phòng mổ đến chiều tối. Mình cũng đã từng hỏi vì sợ các bác sĩ mệt nhưng họ đều xua tay. 

Bác sĩ Việt tham gia hỗ trợ thay nhau nghỉ, còn bác sĩ nước ngoài cứ uống nước lọc và mổ đến khi xong thì thôi. Đó là chưa kể có những ca phẫu thuật kéo dài đến 10 giờ đêm. Vậy nhưng họ chưa bao giờ than mệt hay thậm chí cau mày vào cuối ngày. Mổ xong, về nghỉ ngơi, ăn uống và hôm sau lại tiếp tục như thế cho đến khi… lên máy bay về nước”.

Vừa kể, chị Mai Anh chốc chốc lại vào thăm bệnh nhân, gặp bác sĩ làm thủ tục. Tất cả thành viên của ê kíp làm việc như được nhấn nút, khi bác sĩ vào phòng mổ thì ở bên ngoài chạy việc để chuẩn bị cho những ca mổ ngày tiếp theo. Nói là ê kíp nhưng số thành viên chỉ vẻn vẹn 5 người kể cả bác sĩ. Ấy vậy mà mỗi năm vẫn cứ đều đặn từ 30 đến 50 đứa trẻ được mổ, hàng trăm em khác được khám. Tất cả đều miễn phí.

Rồi như sợ rằng, với số lượng hồ sơ ngày một tăng lên không ngừng và chẳng biết liệu kịp làm hết, nên có những ngày phẫu thuật đặc biệt “linh động”. Có ca bệnh cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa nên trong lúc chờ bác sĩ khoa khác mổ thì bác sĩ nước ngoài qua phòng bên mổ ca thứ 2. Những ca này thời gian mổ từ 60 đến 90 phút. Mổ xong thì quay lại mổ tiếp ca kia. “Mình hay đùa nhiều lúc xếp lịch phẫu thuật mà như chạy show, tận dụng mọi thời gian để càng nhiều bé được mổ càng tốt”, chị Mai Anh chia sẻ.

Không ít người ngưỡng mộ có ý gặp mặt, mời các bác sĩ đi ăn nhưng đoàn phải từ chối, bởi “tất cả thời gian phải ưu tiên cho phẫu thuật và nghỉ ngơi”. Cả ê kíp phải tận dụng từng phút. Xong ở TPHCM thì đến Đà Nẵng, Hà Nội. Rồi về và lại xếp lịch cho những chuyến đi cho nửa năm sau. 5 năm qua điều đó gần như rất ít thay đổi, có chăng là lịch làm việc cứ khít dần hơn, như thể cứ đến khi bấm nút là chạy hết công suất.

Trả lương cao, vẫn không tìm được người làm

Được thành lập từ năm 2011, chương trình “Thiện Nhân và những người bạn” là sự nối dài từ hành trình tìm lại cuộc đời cho cậu con trai nuôi của chị Trần Mai Anh. Trong suốt hành trình đó hai mẹ con chị đã may mắn gặp được những người bạn chân thành như chị Na Hương, ông Greig Craft - Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á, bác sĩ Robertto De Castro, chuyên gia đầu ngành trên thế giới về lĩnh vực tái tạo bộ phận sinh dục cùng hàng trăm mạnh thường quân trong và ngoài nước.

Chưa bao giờ nhận mình là người tốt mà chỉ thấy “sao người ta tốt với mình thế” nên sau khi con trai dần bình phục, chị Mai Anh và những người cộng sự ấy tự nhận trách nhiệm phải giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh khác. Với hơn 1.000 hồ sơ đang chờ khám và phẫu thuật, chưa ai biết bao giờ hành trình kết thúc. Thế nhưng 5 năm qua, đã có gần 200 ca phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ em Việt Nam. 

Đều đặn một năm 2 lần, xếp lịch vào cuối tuần, gửi gắm bác sĩ ở các nơi rồi tất tả bay đi bay về nơi làm việc. Tôi  hỏi sao không tuyển dụng thêm nhân viên. Chị Na Hương cho biết đã từng nhưng không thành công, bởi “Làm nhân viên hay kỹ sư thì đã có bản mô tả rõ ràng, nhưng với công việc này thì không có quy chuẩn nào để biết làm thế nào là hoàn thành, là tốt cả. Đọc, lọc hồ sơ, liên lạc bệnh nhân... chẳng biết bao giờ xong. Không dễ để tìm được một người có đủ tâm và sức để làm dù lương cao”.

Từ tình yêu thương với người con trai của mình, chị Mai Anh đã nhận lấy trách nhiệm với những đứa trẻ bất hạnh. Sự tử tế của chị và các cộng sự đã tạo nên những phép nhân với hàng trăm người khác 

Thấy và nghĩ vậy nên dù có bề bộn với bao việc riêng, ba con người ấy vẫn dành thời gian bên những chồng hồ sơ ngày một dày lên. Ngoài cả nghìn công việc không tên kia thì chi phí cho các ca mổ luôn là điều khiến họ lo lắng. “Chưa năm nào đủ tiền” là câu trả lời có phần hồn nhiên của chị Na Hương. Hồn nhiên vì chị kể, chuyện năm nào lên ca mổ cũng thiếu tiền thế nhưng năm nào cũng mổ. Rồi có lúc như người nông dân chờ mưa ngày hạn, đang khám cho bé này thì có người đến giúp tiền ăn ở, người kia giúp tiền viện phí… Cứ vậy, chưa một bệnh nhân nào phải ra về.

Hỏi có chuyến nào đến phút cuối vẫn thiếu thì làm sao, ba người cười bảo “thì chia nhau ra bù, đó luôn là phương án có sẵn”. “Vậy năm sau có tiền ủng hộ thì có trừ lại không?”. “Có khi nhớ, có khi quên mất, mà năm nào cũng thiếu nên mình có thu lại thì cũng sẽ bù thôi mà”, chị Mai Anh vừa nói vừa cười như muốn lý giải cho “sự quên” của mình.

“Tử tế” - cho đi sẽ quay trở lại

Cùng chị Mai Anh đi thăm các bệnh nhân, tôi dạn hỏi thêm sao chị biết được người nào khó khăn thật mà giúp. Chị nói, rất nhiều người ủng hộ cũng thắc mắc chắc gì tiền đến được với người nghèo. “Mình thuộc lòng từng hoàn cảnh vì trước ca mổ đã liên lạc, rồi thăm khám cả nửa năm. Ai khá giả, ai nghèo, thậm chí có người giàu, mình đều biết cả. Cũng không ít người nghĩ rằng tiền mổ cho các em là có sẵn, cứ đổ về. Nhưng mà mặc kệ, đã là nỗi đau bệnh tật thì không thể phân biệt giàu hay nghèo. Vì là giúp cho trẻ em nên mình cứ sống vô tư, vô nghĩ như các con, còn người lớn nghĩ gì, tính toán gì thì mặc họ, miễn có đủ tiền lo cho các con mổ là được”.

 Nụ cười của chị Mai Anh khi trao số tiền ủng hộ cho người nhà bệnh nhân. Đó là động lực giúp chị đi tiếp trên hành trình chưa có hồi kết này

Nói là vậy, nhưng chị cũng tự nhận, sự tử tế khi được trao đi rồi có lúc quay lại đến kì lạ. Rất nhiều người chị chưa bao giờ gặp, chẳng biết ở đâu nhưng vẫn gửi tiền ủng hộ. “Họ thấy được việc mình làm rồi mỗi người giúp một ít. Có gia đình khá giả thấy chương trình không nhận phí phẫu thuật thì ủng hộ tiền vào quỹ để giúp lại các em khác. Rồi vẫn còn đó các bác sĩ nhiệt tâm, các bệnh viện sẵn sàng giúp đỡ ở Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM”.

Trong những phút hiếm hoi chị ngồi trò chuyện cùng, thi thoảng Mai Anh lại báo có người ủng hộ cho em này em kia, rồi dặn tôi “em viết là bác sĩ mổ được cả những ca về niệu đạo phức tạp nữa nhé, để nhiều người biết mà gửi hồ sơ”. Tôi quay sang hỏi, rồi tiền đâu mổ, năm nào cũng thiếu mà. “Kệ chứ, được bé nào tốt bé ấy”, Mai Anh nói rồi lại cười để che lấp những nỗi lo.

Cố nán đến tận lúc cậu bé mồ côi người Campuchia được đưa ra phòng hồi sức, vừa gặp, chị Mai Anh như bà mẹ nhớ con, vừa xoa má vừa thủ thỉ “I love you”. Cậu bé con sau 2 ngày gặp người mẹ ấy đã hiểu được những câu tiếng Anh cơ bản cũng đáp lại khe khẽ, “I love mommy”. Khóe mắt em lăn dài những giọt nước mắt vì đau, vì tủi thân và vì hạnh phúc được nhìn thấy bà mẹ ấy khi vừa trở lại cuộc sống.

 

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Lật tẩy cây xăng “móc túi” khách hàng

ĐÌNH VŨ - ĐỨC DŨNG |

Lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để bơm xăng nối số, dồn khách, nhân viên của trụ bơm này bơm xăng cho khách hàng trước trụ bơm khác… những chiêu trò đang diễn ra tại Cửa hàng xăng dầu số 2 (thuộc Cty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, 164 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), nhằm “móc túi” khách hàng. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được những chiêu trò “móc túi” khách hàng của nhân viên Cửa hàng xăng dầu số 2. (Xem Video cận cảnh tại đây)

Công nhân cơ điện chế tạo dây chuyền tự động hóa

Xuân Nhàn |

“Có một bộ phận thường trực làm việc ở Bình Phước, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh. Tôi dặn họ nên tới lui chỗ hay... chê bai sản phẩm của mình. Sự khe khắt của khách hàng luôn là gợi ý tốt giúp mình hoàn thiện” - ông Mai Vĩnh Thạnh - cái tên được ngành điều Việt Nam biết tới với dây chuyền cắt tách nhân tự động - nói về cách tiếp cận thị trường có phần kỳ lạ.

Gặp nữ anh hùng là “thủ trưởng” của 4 anh hùng

Nhật Hồ |

Dù đã hẹn trước, nhưng chúng tôi phải ngồi nhà ông Tám Khanh (Đoàn Văn Khanh) - cựu chiến binh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Tiền Giang), để đợi anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu họp chi bộ. Cuộc họp kết thúc, thấy tôi, bà gãi đầu, rồi nói: “Cuối năm phải kiểm điểm, phê bình tự phê bình cho nó đàng hoàng nên hơi lâu, cháu thông cảm…”.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Lật tẩy cây xăng “móc túi” khách hàng

ĐÌNH VŨ - ĐỨC DŨNG |

Lợi dụng sự chủ quan của khách hàng để bơm xăng nối số, dồn khách, nhân viên của trụ bơm này bơm xăng cho khách hàng trước trụ bơm khác… những chiêu trò đang diễn ra tại Cửa hàng xăng dầu số 2 (thuộc Cty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây, 164 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), nhằm “móc túi” khách hàng. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được những chiêu trò “móc túi” khách hàng của nhân viên Cửa hàng xăng dầu số 2. (Xem Video cận cảnh tại đây)

Công nhân cơ điện chế tạo dây chuyền tự động hóa

Xuân Nhàn |

“Có một bộ phận thường trực làm việc ở Bình Phước, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh. Tôi dặn họ nên tới lui chỗ hay... chê bai sản phẩm của mình. Sự khe khắt của khách hàng luôn là gợi ý tốt giúp mình hoàn thiện” - ông Mai Vĩnh Thạnh - cái tên được ngành điều Việt Nam biết tới với dây chuyền cắt tách nhân tự động - nói về cách tiếp cận thị trường có phần kỳ lạ.

Gặp nữ anh hùng là “thủ trưởng” của 4 anh hùng

Nhật Hồ |

Dù đã hẹn trước, nhưng chúng tôi phải ngồi nhà ông Tám Khanh (Đoàn Văn Khanh) - cựu chiến binh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Tiền Giang), để đợi anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Ánh Thu họp chi bộ. Cuộc họp kết thúc, thấy tôi, bà gãi đầu, rồi nói: “Cuối năm phải kiểm điểm, phê bình tự phê bình cho nó đàng hoàng nên hơi lâu, cháu thông cảm…”.