Lớp học trong nhà máy

Lê Tuyết |

Duy trì hơn 10 năm nay, 33 lớp học, câu lạc bộ được mở mỗi tối ở Cty TNHH PouYuen Việt Nam (Q. Bình Tân, TPHCM) trở thành điểm đến của công nhân sau mỗi giờ tan ca. Lớp học được mở theo nhu cầu của công nhân từ bổ túc văn hóa đến năng khiếu, các lớp dạy kỹ năng, ngoại ngữ, đại học…Toàn bộ chi phí để duy trì các lớp học này đều do công đoàn cơ sở (CĐCS) Cty PouYuen hỗ trợ.

Viết tiếp ước mơ…

Lê Duy Tân đang theo học năm thứ 3 đại học hệ đào tạo từ xa, ngành Công tác xã hội do CĐCS Cty PouYuen phối hợp với Đại học Mở TPHCM mở lớp ngay tại trụ sở công ty. Quê ở Tây Ninh, 5 năm trước Tân nộp hồ sơ vào làm công nhân ở PouYuen và theo lời Tân “không ngờ quyết định đó đang dần làm thay đổi cuộc đời mình”.

Tân kể, học hết lớp 12, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn anh đành gác chuyện học hành sang một bên để đi làm công nhân với ý định “cố gắng dành tiền sau này đi học”. 2, 3 năm làm công nhân ở quê nhà, Tân vẫn chưa thể thực hiện được ước mơ bởi với đồng lương eo hẹp mà gia đình còn bao nhiêu chuyện phải lo. Tân quyết định lên Sài Gòn với mong muốn “ngày đi làm, đêm đi học”. 

Tân nộp đơn vào Cty PouYuen. Gần một năm ở Sài Gòn, không ngày nào Tân không nghĩ đến chuyện đi học, bao nhiều lần lên mạng tìm kiếm thông tin về ngành học là bấy nhiêu lần Tâm thất vọng vì học phí quá cao. “Một bữa, tổ trưởng công đoàn của mình thông báo các hoạt động công đoàn trong năm mới, mình nghe loáng thoáng rằng ở công ty này có các lớp học cho công nhân. Mình tức tốc lên hỏi ngay” – Tân nhớ lại.

Hơn 10 qua, các lớp học được duy trì đều đặn, là nơi công nhân gặp gỡ, học tập sau giờ tan ca 

Không tốn tiền học phí, không phải đi xa, Tân khấp khởi mừng thầm “Đây chính là nơi mình thực hiện ước mơ”. Tân đăng ký học ngành kế toán do CĐCS liên kết với trường trung cấp Việt – Nhật mở tại công ty. “Đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ của mình. Cũng tại lớp học này, mình đã quen vợ mình bây giờ” – Tân mỉm cười. 

Song song với học chuyên ngành, Tân và bạn gái đăng ký học thêm lớp ngoại ngữ. Tân học tiếng Anh, bạn gái học tiếng Hoa. “Kết thúc khóa học, cả hai chúng tôi đều đạt kết quả tốt. Ngày đăng ký học, mỗi người đóng 300 ngàn đồng gọi là “tiền trách nhiệm”, kết thúc khóa học, công đoàn trả lại số tiền đó, người đạt kết quả cao còn được thưởng thêm. Vợ tôi tiếp tục theo học các lớp tiếng Hoa, tôi đăng ký theo học lớp đại học ngành công tác xã hội. Chuyện thật mà cứ như mơ” – Tân mỉm cười.

“Tôi cũng đã thực hiện được giấc mơ của mình từ các lớp học ở PouYuen” – anh Nguyễn Dương Kha, 15 năm làm công nhân ở PouYuen, sinh hoạt ở câu lạc bộ đờn ca tài tử, chia sẻ. Vốn mê ca cổ từ nhỏ, ước mơ của anh là một lần đứng trên sân khấu ca một trích đoạn cải lương mùi mẫn, nên khi công đoàn mở câu lạc bộ đờn ca tài tử anh liền đăng ký tham gia và sinh hoạt tích cực đã 4 năm nay. 

Vừa nói anh vừa khoe vừa được giải ba cuộc thi đờn ca tài tử quận Bình Tân mở rộng. Chị Nguyễn Thị Bích Vân, làm việc ở PouYuen 7 năm, cũng là người phụ trách câu lạc bộ, cho biết: Từ bàn thờ tổ, micro, đàn, học phí đều do CĐCS hỗ trợ. Mỗi tháng Công đoàn còn hỗ trợ thêm mỗi người 100.000 đồng gọi là tiền “lấy hơi”. Mỗi khi có cuộc thi, công đoàn sẽ cấp chi phí trang phục, đi lại, hoặc tạo điều kiện để những ngày nghỉ làm đi thi vẫn được hưởng lương… Đi thi có giải, công đoàn có thưởng thêm.

Chị Vân thật thà: “Hồi mình mê cải lương, mình nghĩ chỉ cần được cầm micro hát là được, chưa bao giờ nghĩ sẽ được thầy dạy bài bản, được đi thi. Lắm lúc công việc cũng vất vả nhưng lên câu lạc bộ, cầm cái micro và hát một vài điệu bao nhọc nhằn tan biến hết…”.

Mở lớp theo nhu cầu của công nhân

Lớp đại học, câu lạc bộ đờn ca tài tử là 2 trong số 33 lớp học được duy trì ở PouYuen vào mỗi tối hàng tuần. Theo ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch CĐCS Cty TNHH PouYuen Việt Nam, năm 2004, ban chấp hành công đoàn mở một lớp bổ túc văn hóa để giúp một số cán bộ công đoàn hoàn thành chương trình phổ thông.

Sau đó, các công nhân cũng đăng ký theo học. Số lượng công nhân đăng ký tăng nhanh chóng mặt, công đoàn quyết định mở lớp đại trà. Ban giám đốc đồng ý và hỗ trợ cơ sở vật chất. Sau đó, không dừng lại ở các lớp bổ túc văn hóa, các lớp ngoại ngữ, các lớp nghề, năng khiếu, các câu lạc lần lượt ra đời, mỗi năm có hơn 1.500 công nhân tham gia.

 Không dừng lại ở các lớp bổ túc văn hóa, các lớp ngoại ngữ, các lớp nghề, năng khiếu, các câu lạc lần lượt ra đời, mỗi năm có hơn 1.500 công nhân tham gia

Buổi tối ở PouYuen sôi động. Các lớp học mở cửa, từng tốp công nhân ôm sách vở, nói cười rôm rả, thỉnh thoảng khoanh tay chào giáo viên gặp trên đường đến lớp. Dưới sân, học viên các lớp võ với đồng phục xanh vung tay khoe những động tác khỏe mạnh, dứt khoát, đều tăm tắp. Trên các dãy lầu, đèn điện sáng rực, vẳng giọng luyện phát âm ở các lớp ngoại ngữ. Anh Trần Duy Phương, quê Bình Định, làm việc ở PouYuen đã 17 năm, đến hôm nay anh mới đăng ký theo học lớp vỡ lòng tiếng Hoa. 

Anh gãi đầu: “Tôi biết có lớp học đã lâu, thích lắm nhưng còn vướng nhiều việc để tăng thêm thu nhập, giờ kinh tế gia đình tạm ổn thì mình đăng ký đi học. Muộn còn hơn không”. Anh cười, bảo rằng: “Ở tuổi 40, đi học tiếng Hoa không còn là ước mơ thăng tiến trong công việc mà chính là để giao tiếp với những người nước ngoài ở công ty. Có những thắc mắc tôi muốn được tự mình hỏi, tự mình nghe, tự mình hiểu. Làm được điều đó là để tiết kiệm thời gian cho công ty”.

Anh Võ Thanh Hòa, lớp trưởng lớp Đại học ngành Công tác xã hội, chia sẻ: “Lớp đại học này không chỉ phục vụ cho mấy chục anh chị em theo học mà nó phục vụ cho tất cả công nhân”. Anh Hòa lý giải, ban đầu khi mở lớp, nhiều người khá bỡ ngỡ bởi không biết học xong sẽ làm gì qua 3 năm được các giảng viên truyền thụ kiến thức, anh và đồng nghiệp của mình đã học được rất nhiều kỹ năng, những cách tiếp cận, giải quyết các bức xúc của công nhân một cách khoa học. Hoặc nắm bắt tâm lý anh chị em công nhân dễ dàng hơn, là những điều mà trước đây chính anh chị vẫn còn hạn chế.

Tham quan các lớp học, tôi cắc cớ hỏi ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐCS rằng “một công ty chuyên sản xuất giày tại sao lại dạy công nhân cắt may thời trang, trong khi mỗi tháng phải bỏ ra hơn 60 triệu để duy trì lớp học thì đáng lý phải mở các lớp phục vụ cho nhu cầu của công ty mới hợp lý?”. Ông Củ Phát Nghiệp mỉm cười: “Ở đây, các lớp học được mở ra theo nhu cầu của công nhân chứ không phải theo nhu cầu của công ty. Ngay cả lớp tiếng Hoa, công nhân đăng ký theo học cũng là để phục vụ cho công việc của chính anh chị em. 

Lớp may thời trang với mong muốn sẽ tạo cho công nhân một nghề nghiệp mới 

Các lớp học mở ra ngoài mục đích nâng cao kiến thức, trình độ cho anh chị em công nhân còn là nơi để anh chị em công nhân gặp gỡ, giao lưu, giải trí sau giờ làm. Đây cũng là nơi tạo cho anh chị em một cái nghề”. Ông Củ Nghiệp Phát ví dụ, Cty PouYuen chuyên sản xuất giày, nếu sau này vì lý do gì đó mà anh chị em công nhân nghỉ việc về quê, anh chị em không thể mở một xưởng giày để làm việc nhưng nếu anh chị em công nhân có nghề cắt may thời trang, có nghề điện tử, điện lạnh, làm móng, cắt tóc… anh chị em hoàn toàn có thể sống được với nghề mà mình học.

Và đúng như lời của ông, từ các lớp học ở công ty, nhiều công nhân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc chuyên ngành kế toán, nếu anh chị em vẫn gắn bó với công ty và muốn học tiếp thì công đoàn sẵn sàng hỗ trợ. Cũng có nhiều anh chị em khi có bằng cấp, có nghề thì tìm một công việc khác. Có anh chị em công nhân học xong khóa trang điểm, làm móng, làm tóc, sau giờ làm thì xách đồ nghề đi làm cho chính công nhân ở công ty kiếm thêm thu nhập.

“Học xong, anh chị em ra đi hay ở lại, công đoàn đều lấy làm mừng. Chúng tôi không bao giờ thấy tiếc về khoản chi phí đã bỏ ra cho công tác đào tạo vì mục đích cuối cùng của việc học chính là mang đến một cuộc sống, một công việc tốt hơn cho anh chị em công nhân” – ông Củ Phát Nghiệp chia sẻ.

 

 

 

Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Lâm Xuân, nơi “tử thần” lần lượt gõ cửa

Lâm Hưng Thơ |

Mới đến đầu thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), tôi đã nghe tiếng nhị, tiếng kèn ai oán nỉ non cất lên ở đám tang của ông Tạ Văn Hào (63 tuổi). Ông Hào mắc bệnh ung thư, bị bệnh viện trả về mấy hôm trước. Anh Tạ Văn Hiền, con trai ông Hào ánh mắt đờ đẫn, mệt nhọc nhìn quanh lo âu: "Ba em khỏe mạnh, mới phát hiện ra bệnh được có hai tháng, mà ngã khụy xuống rồi đi luôn". Tiếng kèn dứt, những người ở rạp đám ma ngồi bệt xuống chiếu, nhẩm tính mới vài năm trở lại đây, ở làng này đã có hơn 50 người bị "tử thần" nhòm ngó, phần lớn trong số đó đã... "xanh cỏ".

Trưởng tàu đỡ đẻ trên đèo Hải Vân

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Đêm 13, rạng sáng 14.12, hành khách và cán bộ trên chuyến tàu Thống Nhất SE8 đi từ TPHCM ra Hà Nội như vỡ òa trong niềm vui, hạnh phúc! Trên chuyến tàu ấy, trưởng tàu Nguyễn Tấn Tài đã trở thành bà đỡ bất đắc dĩ. Ca đỡ đẻ thành công trong niềm hạnh phúc của người mẹ là nữ công nhân trên đường về quê Thanh Hóa. Ít ai biết rằng, trong cuộc đời là người lái tàu của mình, ông Tài đã trực tiếp đỡ đẻ thành công 3 ca trên tàu.

Cỏ Mỹ - hiểm họa “ma túy” mới lây lan nhờ facebook

Giang Thùy Linh |

Trong khi pháp luật chưa có chế tài xử phạt hành vi sử dụng cỏ Mỹ, việc mua bán, sử dụng loại "ma túy" mới này công khai, thậm chí tràn lan trên các mạng xã hội, thì trước mắt các bậc phụ huynh phải tự bảo vệ con cái mình bằng cách tìm hiểu thông tin tác hại của cỏ Mỹ, tự tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn con em mình sử dụng...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lâm Xuân, nơi “tử thần” lần lượt gõ cửa

Lâm Hưng Thơ |

Mới đến đầu thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), tôi đã nghe tiếng nhị, tiếng kèn ai oán nỉ non cất lên ở đám tang của ông Tạ Văn Hào (63 tuổi). Ông Hào mắc bệnh ung thư, bị bệnh viện trả về mấy hôm trước. Anh Tạ Văn Hiền, con trai ông Hào ánh mắt đờ đẫn, mệt nhọc nhìn quanh lo âu: "Ba em khỏe mạnh, mới phát hiện ra bệnh được có hai tháng, mà ngã khụy xuống rồi đi luôn". Tiếng kèn dứt, những người ở rạp đám ma ngồi bệt xuống chiếu, nhẩm tính mới vài năm trở lại đây, ở làng này đã có hơn 50 người bị "tử thần" nhòm ngó, phần lớn trong số đó đã... "xanh cỏ".

Trưởng tàu đỡ đẻ trên đèo Hải Vân

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Đêm 13, rạng sáng 14.12, hành khách và cán bộ trên chuyến tàu Thống Nhất SE8 đi từ TPHCM ra Hà Nội như vỡ òa trong niềm vui, hạnh phúc! Trên chuyến tàu ấy, trưởng tàu Nguyễn Tấn Tài đã trở thành bà đỡ bất đắc dĩ. Ca đỡ đẻ thành công trong niềm hạnh phúc của người mẹ là nữ công nhân trên đường về quê Thanh Hóa. Ít ai biết rằng, trong cuộc đời là người lái tàu của mình, ông Tài đã trực tiếp đỡ đẻ thành công 3 ca trên tàu.

Cỏ Mỹ - hiểm họa “ma túy” mới lây lan nhờ facebook

Giang Thùy Linh |

Trong khi pháp luật chưa có chế tài xử phạt hành vi sử dụng cỏ Mỹ, việc mua bán, sử dụng loại "ma túy" mới này công khai, thậm chí tràn lan trên các mạng xã hội, thì trước mắt các bậc phụ huynh phải tự bảo vệ con cái mình bằng cách tìm hiểu thông tin tác hại của cỏ Mỹ, tự tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn con em mình sử dụng...