BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Làng cổ Lộc Thọ, tiền đồn xưa của tổ quốc

GIAO HƯỞNG |

Hình thành dưới thời Lý, nép bên bờ hạ lưu tả sông Lam, làng Cổ Đan (nay là xã Lộc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An) là chủ đầu tiên của 6 cây số vuông kỳ khô cát bạc sông biển để lại. Nơi đây từng là tiền đồn của nước Đại Việt.

Chứng nhân lịch sử

Xóm 6 xã Lộc Thọ (Nghi Lộc-Nghệ An) nay là trung tâm của lang Cổ Đan. Ảnh: Giao Hưởng
Xóm 6 xã Lộc Thọ (Nghi Lộc-Nghệ An) nay là trung tâm của làng Cổ Đan. Ảnh: Giao Hưởng

Từ “làng mẹ” Cổ Đan dần sinh 3 “làng con” Cổ Bái, Lộc Thọ (thời Hậu Lê), Phúc Lợi (thời Nguyễn). Nay số đo của xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc là tổng số đo của bốn ngôi làng cổ. Từ Cống Rào Đừng ra Cửa Hội chừng dăm cây số đường thủy, chín cây số đường ven sông.

Triều Trần lập trấn Đan Nhai (Đan Nhai tên chữ của Cửa Hội), làng Cổ Đan thuộc trấn Đan Nhai, phủ Vĩnh Doanh-tiền đồn phía đông nam Đại Việt.

Vua Trần cử tướng Hoàng Tá Thốn (1254 - 1339) người làng Vạn Phần-thuộc tướng của Trần Hưng Đạo, trấn giữ Vĩnh Doanh. Trong chống Nguyên Mông ngày 9.4.1288 trên sông Bạch Đằng, cánh quân của Hoàng Tá Thốn bắt sống các tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ và trên 400 chiến thuyền. Cánh quân chiến thắng trở về giữa đường gặp vua Trần Nhân Tông thị sát mặt trận, vua làm bài thơ chữ Hán ban khen (dịch thơ):

“Đầu xuân kế sách được tâu lên/Thắng lợi rỡ ràng trẫm vốn tin/Điệp tấu ngợi ca trung dũng tướng/Công chiêu hàng giặc giữ bình yên/Cầm quân tài giỏi ai bì kịp/Uy dũng bao trùm khắp cõi biên/Đứng trước ba quân oai lẫm liệt/Bút phê khó nói hết lời khen”.

Cũng thời Trần, Chiêm Thành nhiều lần xua quân ra cướp phá châu Hóa (Thừa Thiên Huế). Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) người làng Thổ Hoàng, Hưng Yên, đảm trách An phủ sứ (đứng đầu) trấn Nghệ An. Đề phòng giặc Chiêm tràn qua Nghệ An ra Thăng Long, ông huy động dân binh đắp đê La Giang tạo chiến lũy vòng ngoài phía nam của phòng tuyến Vinh-Bến Thủy. Từ bản doanh Cổ Đan, quân nhà Trần bộ hành mươi cây số đã có mặt chi viện phòng tuyến La Giang (nay thuộc huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Khoảng giữa thế kỷ 14 dân làng Cổ Đan truy tôn Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn là Thuỷ tổ nghề sông nước và lập ngôi miếu thờ Ngài tại bến thuyền làng. Nửa đầu thế kỷ 15, triều Hậu Lê cử Thái úy Nguyễn Sư Hồi thống lĩnh 12 cửa biển từ Sầm Sơn đến Cửa Tùng, ông Sư Hồi tiếp tục chọn đặt đại bản doanh trên đất Cổ Đan, nhiều thế kỷ tiếp đó các hậu triều Đại Việt đều chọn đặt bản doanh hải quân tại “đất kim cương”. Đó là  lý  do ra đời truyền ngôn “Cổ Đan tiền tiêu Tổ quốc”, rồi từ “tiền tiêu” mà đùa thành “tiêu tiền Tổ quốc” (ngụ ý không tiêu tiền của giặc ngoại bang). Truyền ngôn “tiền tiêu-tiêu tiền” cứ vậy sống khoẻ trong các thế hệ người Cửa Hội.

Cổng làng Lộc Thọ. Ảnh: Giao Hưởng
Cổng làng Lộc Thọ. Ảnh: Giao Hưởng

Nửa sau thế kỷ 15, Vua Lê Thánh Tông cải cách địa lý hành chính trên cả nước, các làng Cổ Đan, Cổ Bái, Lộc Thọ thuộc tổng Đặng Xá, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, đạo thừa tuyên Nghệ An. Đình làng Cổ Bái thờ Tiến sĩ Phạm Huy (1470 - ?), đỗ khoa thi năm 1493 khi 24 tuổi đời Lê Thánh Tông, ông trở thành vị khai khoa của vùng Nghi Lộc bao gồm thị xã Cửa Lò ngày nay. Ông làm quan đi sứ nhà Minh, sau khi mất, ông được dân tôn thờ Thành hoàng.

Giữa thế kỷ 18, tức 400 năm sau kể từ khi lập miếu thờ Sát Hải Đại Vương, một người con của làng Cổ Đan là Đại tư đồ Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1788), truyền rằng trong thời gian được vua Lê cử về quê Nghệ An chuẩn bị cứ địa, Hữu quan đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh đủ thế và lực huy động ngàn dân binh dựng tòa Điện Đông Hải tại miếu cũ trên bến thuyền làng. Công trình Điện Đông Hải hoành tráng linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Đại tư đồ Nguyễn Hữu Chỉnh văn võ song toàn lừng lẫy Bắc Hà, ông từng tác thành cuộc tình Quang Trung-Ngọc Hân.

Chí sĩ Cần vương Hoàng Phan Thái (1819-1865) người làng Cổ Đan, hậu duệ nhiều đời của tướng Hoàng Tá Thốn. Từ nhỏ, ông nổi tiếng “thần đồng” đi thi đều phạm quy bị trượt. Ông lập Tân đảng nêu rõ mục đích chống Pháp, tự xưng Đông Hải đại tướng quân, chiêu mộ được vài ngàn tay súng, bị Pháp và tay sai bắt chịu án chém. Ông để lại hậu thế nhiều bài thơ câu đối ngùn ngụt tinh thần thà hy sinh chứ không chịu nô lệ. Khu vực Quán Bàu TP. Vinh nơi ông bị hành quyết, có con đường mang tên Hoàng Phan Thái.

Hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn phân tranh, bấy nhiêu năm lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến. Trên vùng biển từ Cửa Hội đến cửa Gianh diễn ra nhiều trận hải chiến, dân đàng trong đàng ngoài huynh đệ tương tàn, bao người phải nằm lại trên biển. Trời yên biển lặng, ngư dân làng Cổ Đan, Lộc Thọ ra khơi gặp tử sĩ dạt trôi trên mặt nước, không cần biết tử sĩ quân Đàng Trong hay Đàng Ngoài, họ đều vớt đưa về an táng tại vùng Kỳ Eo-Hói Trại hoang vu.

Những trận hải chiến của Trịnh-Nguyễn trên biển Cửa Hội suốt mấy mươi năm biến Kỳ Eo-Hói Trại thành nghĩa địa không tên, không mộ chí, không người thân đến hương khói. Những năm 70, 80 thế kỷ 20, vùng Cửa Hội chịu nhiều bão lụt lớn, mưa lũ xói lở nghĩa địa lộ ra nhiều lớp tiểu sành chồng chất nhau.

Đất học xứ Nghệ

Bến làng Lộc Thọ. Ảnh: Giao Hưởng
Bến làng Lộc Thọ. Ảnh: Giao Hưởng

Từ năm 1946 đến nay, “cụ” làng Lộc Thọ hai lần khoác áo cầu thủ xóm 5, xã Nghi Thọ và xóm 17, xã Phúc Thọ. Lại nghĩ, “cụ” làng nổi tiếng không vì danh xưng Lộc Thọ mà vì biệt danh “làng Vô Điền” nghĩa là không vườn không ruộng, nhà ít thuyền nhiều, đến nay dân Lộc Thọ vẫn không vườn không ruộng.

Truyền rằng, xưa có thầy địa lý ngoài Kinh Bắc vào thăm bạn học người làng Lộc Thọ, được bạn dẫn đi xem làng thầy phán: Hình thổ làng Lộc Thọ như đầu ngọn bút lông nhúng vào dòng Lam-bầu mực vô tận, phát về học hành thi cử. Cứ cho chuyện thầy địa lý và “sấm truyền” là có thật, nhưng nếu dân làng không tập trung tâm sức gây dựng, không gặt hái thành quả của sự học thì xưa nay người trong vùng chắc gì đã gọi “làng Vô Điền” là “đất học”?

Con trai Lộc Thọ tóc để chỏm đã ngầm đua nhau học, nhiều người làm “cụ đồ” đi khắp nơi. Sách Khoa bảng Nghệ An (1075-1919) của Đào Tam Tĩnh chép, riêng khoa bảng dư­ới triều Nguyễn, đứng đầu tỉnh Nghệ An là xã Quỳnh Đôi có 57 vị, thứ nhì là 2 xã Phúc Thọ (Nghi Lộc), Nam Trung (Nam Đàn) đều có 14 vị, trong 14 vị quê Phúc Thọ làng Lộc Thọ chiếm một nửa.

Làng Lộc Thọ “Nhà thì ở nhà gác/Làng có ngựa có voi/Ai về Lộc Thọ mà coi/Nhà của em ở g­ương soi tứ bề”. Ngư­ời đẻ đất không đẻ, ba bốn trăm năm trước làng “Vô Điền” mở đất dựng nhà bằng cách đóng cọc xuống lòng sông, đằng còn lại gá vào mé bờ, dựng khung tre lên đó cho ra “dãy phố nhà gác” san sát mé sông. Nếu “phố nhà gác” cũng sắt thép bêtông, tôi dám cược sự giàu madein Lộc Thọ không nhất thì cũng nhì nước Việt.

Ngựa voi của vua làm bằng gỗ ban thưởng tốp “kiêu binh” người làng lập công lớn; họ mang về quê cung tiến các đình, đền, chùa chiền lộng lẫy ven sông. Đến lứa trẻ làng sinh năm chiến thắng Điện Biên, lớn lên chỉ nhìn thấy Chùa Láo, chùa Giảng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đình làng thờ Thành hoàng, đình Trung thờ Nhị vị, điện Tam toà thờ Thánh mẫu, đình Thượng thờ Cô Cá. qua sách “Tục thờ Thần và Thần tích ở Nghệ An” của PGS Ninh Viết Giao.

Dọc duyên hải Việt Nam nhiều làng biển với bề dày thờ Cá Ông, dường như chỉ dân Lộc Thọ từ nửa sau thế kỷ 19 đã soạn “Văn tế Cô Cá”:

“Núi Hồng Lĩnh mây mờ sư­­­ơng bạc/ Dòng Lam Giang xuôi ngược lúc nào nguôi/Biển mênh mông khi gió cuốn sóng dồi/Trời yên tĩnh thuyền ra khơi vào lộng/Thuyền chài l­ưới đi tìm nguồn sinh sống/Gặp thiên Cô đang đơn chiếc nổi chìm/Lòng ngư­ dân thành kính vớt Cô lên/Thần đại hải đư­a về miền đất lạ/Dân lạch Hội xin cúi đầu bái tạ/ Nữ Thần nơi biển cả lúc sa cơ/Thắp nén h­ương cấp táng phụng thờ/Trư­ớc đền miếu anh linh Thánh mẫu/Làng ­ước nguyện mong chờ niềm phúc hậu/Các thuỷ thần Cô Cậu bề trên/Độ trì cho miền biển đư­ợc bình yên/Xin hộ trợ thuyền bè khi xuôi ngư­ợc/Ơn nghĩa này sánh với trời cao/Cứu vớt ngư­ dân lúc sóng gió ba đào/Tình sông n­ước nói sao hết đư­ợc/Hàng vạn thuyền sống trên mặt nư­ớc/Ngóng nhờ nơi hồng phúc Thần linh/Lòng mang ơn biển rộng trời cao/Dạ mộ đạo tựa vầng non Thái/Trước linh toạ rập đầu khấn vái/Niệm nam mô cho Cô đư­ợc siêu thăng/Lên Tiên bồng cực lạc vĩnh hằng/Thừa Phật lực cứu ngư­ời trần thế !”

Quan niệm “Thể phách tồn thiên địa/ Tinh thần tại tử tôn”, dân Lộc Thọ chăm cây như­ chăm người, họ mượn tên các tiền nhân để đặt cho những cây đa cố Kép, cây xoài cố Năm, cây gạo cố Hiểu, cây mưng cố Đ­ởn, cây dừa cố Sáu Lới, dãy tre cố Hoe Hòn vv… Dù người trồng khuất bóng từ lâu tên tuổi vẫn sống trong màu xanh cây lá, vẫn rợp mát tâm thức các thế hệ người làng.

Hai trăm năm trư­ớc Puskin tạc bức tranh làng mình lên bầu trời thi ca n­ước Nga:

“...Ta chào ng­ươi, hỡi mảnh đất cô đơn/Nơi nư­ơng tựa của bình an, lao động.

Nơi cảm hứng chảy dạt dào lai láng/Nơi đời trôi giữa hạnh phúc lãng khuây

Ta về đây thoát khỏi thế đời câu thúc/Học tìm tòi hạnh phúc trong chân tình...”

(Làng-1819, Thuý Toàn dịch)

Mấy trăm năm trước làng Lộc Thọ chư­a giàu bằng làng của Puskin, nhưng về đường ăn nếp ở, về cách sống làm ng­ười thì “đại gia” rồi.

GIAO HƯỞNG
TIN LIÊN QUAN

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Chát mặn mồ hôi hạt muối xứ Nghệ

TRẦN HỮU VINH |

Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người làm muối xứ Nghệ quê tôi phải gồng mình dưới nắng nóng gió Lào nhưng tâm hồn họ luôn lạc quan, yêu đời và son sắt như câu ca dao có tự ngàn xưa: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Sâu thẳm, mênh mông sông Hiếu ở miền Tây xứ Nghệ

VĂN HIỀN |

Mênh mông đất đai, đồi núi, dằng dặc sông suối, sâu thẳm và bất tận nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Đó là miền Tây xứ Nghệ, mời gọi du khách, các nhà đầu tư đánh thức, khai mở những tiềm năng, giá trị của Đất và Người. Một trong số đó là dòng sông Hiếu...

Chát mặn mồ hôi hạt muối xứ Nghệ

TRẦN HỮU VINH |

Những hạt muối mặn mòi vị biển, mặn chát vị mồ hôi, người làm muối xứ Nghệ quê tôi phải gồng mình dưới nắng nóng gió Lào nhưng tâm hồn họ luôn lạc quan, yêu đời và son sắt như câu ca dao có tự ngàn xưa: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Lam giang – trầm tích và hồn cốt xứ Nghệ

CÔNG KIÊN |

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.