Nam Sách (Hải Dương) - thời hậu dồn điền, đổi thửa

Kỳ cuối: Đất hương hỏa, đất thờ cúng liệt sĩ cũng rơi vào vòng tranh chấp

Long Nguyễn - Phạm Đông |

Không chỉ có các hộ dân xơ xác do khiếu kiện triền miên hoặc rơi vào vòng lao lý vì tranh chấp ruộng đồng, ở xã Cộng Hoà (Nam Sách, Hải Dương) còn những câu chuyện bức xúc khác cũng bởi đất đai.

Từ mảnh đất của gia đình liệt sỹ

Phản ánh tới Báo Lao Động, bà Hoàng Thị Dân (SN 1964) và ông Nguyễn Xuân Trước (SN 1964 cùng trú tại xóm Xuân, thôn An Điền, xã Cộng Hòa) cho biết,  bao năm qua, gia đình bà sống yên ổn, thờ phụng liệt sỹ trên mảnh đất cha ông để lại, chưa từng qua mua bán hay  tranh chấp với ai.

Bà Dân cho hay: “Bố chồng tôi là ông Nguyễn Xuân Sửa (SN 1934) nhập ngũ năm 1963, vào miền Nam chiến đấu và hy sinh năm 1968, được nhà nước công nhận là liệt sỹ. Mẹ chồng tôi là bà Nguyễn Thị Thạo (SN 1934), năm chồng tôi 12 tuổi thì bà Thạo đi lấy chồng khác nên để lại mảnh đất cho vợ chồng tôi thừa kế. Chồng tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, đây là đất thổ cư của tổ tiên để lại”.

Cũng theo bà Dân, năm 2016, khi gia đình bà quyết định cho con trai phần lớn thửa đất thì ông Nguyễn Văn Luật là hàng xóm chạy sang nói nhà bà Dân chiếm đất, mặc dù nhà 2 nhà cách nhau khá xa, xưa nay không mua bán hay tranh chấp. Trước thắc mắc của gia đình, ông Luật tuyên bố: “Đất này thuộc sổ đỏ nhà tôi” và chạy về mang sổ đỏ đến cho mọi người cùng xem.

Trước sự phi lý trên, vợ chồng bà Dân đã tức tốc gửi đơn kiến nghị lên chính quyền xã và huyện thì sau đó không lâu, cuốn sổ đỏ của ông Luật bị thu hồi. Thế nhưng, đến ngày 16.4.2017, ông Nguyễn Văn Khanh (anh trai ông Luật) kéo người đến nhà bà Dân phá dỡ nhà và mang ra 1 quyển sổ đỏ khác, tuyên bố: “Ông Luật đã sang nhượng mảnh đất này cho tôi và tôi đã có sổ đỏ rồi”.

Bức xúc vì mảnh đất hương hỏa đang ở ổn định, bỗng dưng người khác đến tranh chấp, ngày 2.11.2017, bà Dân đã làm đơn kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất và yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của ông Khanh đến TAND tỉnh Hải Dương và đã được cơ quan này thụ lý. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, đến nay, vụ việc vẫn chưa được đem ra xét xử khiến bà Dân và gia đình hết sức bất bình. Mới đây, bà Dân khẳng định đã gửi đơn lên TAND cấp cao Hà Nội để yêu cầu làm rõ.

Một sự việc khác tại thôn An Điền cũng liên quan đến đất thờ cúng liệt s¬ là trường hợp của gia đình ông Hoàng Đức Chuẩn và bà Nguyễn Thị Thoa. Theo nội dung phản ánh, bố ông Chuẩn là Hoàng Đức Đích, mẹ là bà Nguyễn Thị Sui. Khi nhà nước giao ruộng đã giao diện tích đất thờ cúng liệt sỹ Hoàng Đức Vĩnh cho gia đình ông. Khi giao đất liệt sĩ theo tiêu chuẩn được giao là 72m2, nhưng do gia đình nhận vào diện tích đất thùng vũng, khó canh tác nên được giao gấp đôi diện tích (khoảng 144m2) ở xóm Xuân.

Đến năm 2004, khi nhà nước làm trạm biến thế cho thôn An Điền đã lấy của gia đình ông 40m2 đất và được đền bù 1 triệu đồng, số diện tích còn lại là 100m2. Sau khi bố mẹ mất, ông Chuẩn được giao lại trách nhiệm thờ cúng liệt sĩ Vĩnh. Do nhà nước cấp đất dãn dân ở gần khu ruộng thờ cúng liệt sỹ nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2008, gia đình ông có cho ông Nguyễn Trung Luyến đấu thầu để làm quán rửa xe với số tiền là 3.800.000 đồng, hai bên có thoả thuận thời hạn đến năm 2013 phải giao lại đất.

Tuy nhiên, sau khi nhận đất, ông Luyến đã tự ý đổ đất hết phần diện tích đã nhận khoán, xây quán và nhà ở trên toàn bộ diện tích đất đã thầu. Do đây là đất nông nghiệp nên việc ông Luyến tự ý san lấp đất để làm quán, xây nhà là hoàn toàn trái với quy định của nhà nước. Gia đình ông Chuẩn yêu cầu ông Luyến trả lại đất khoán thầu nhưng không được chấp nhận.

“Xã không dung túng”

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Thông - Trưởng Công an xã Cộng Hoà - cho biết: “Mảnh đất tranh chấp giữa bà Dân và ông Khanh trước đây là 1 cái ao. Khi bà Thao (mẹ của ông Trước) đã đổi cho nhà ông Tháu để lấy 1 mảnh đất ngoài đồng để canh tác. Sau đó ông Tháu đi xuống Hải Phòng và cho em là Nguyễn Văn Yên, anh Yên đã đổ đất làm nhà và sử dụng một thời gian rồi bán cho ông Nguyễn Hữu Ảnh. Một thời gian sau, ông Ảnh vào Nam sinh sống và bán lại mảnh đất này cho ông Nguyễn Văn Lập năm 1993.

Theo ông Thông, sau khi mua mảnh đất ông Lập đã làm sổ đỏ. Nếu gia đình bà Dân không ký giấy và làm thủ tục sang nhượng cho ông Ảnh thì làm sao ông Ảnh sang tên đổi chủ cho ông Lập được. Mới đây nhất, ông Lập lại bán và làm thủ tục sang tên cho ông Khanh (là anh trai).

“Về mặt bằng, chúng tôi là công an thì đương nhiên nhà của người ta đang làm từ năm 1991 mà lại vào bê bàn thờ của họ ra là vi phạm pháp luật. Luật đất đai quy định từ 16 năm trở ra là đất sẽ được hợp pháp hoá, việc tranh chấp này đã xảy ra cách đây 2-3 năm và đến giờ vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Khi ông Luật có hành vi tháo dỡ bàn thờ, đe doạ gia đình bà Dân thì chúng tôi lập biên bản và xử lý hành chính” - ông Thông nói.

Theo ông Thông, ông Khanh mới làm chuyển đổi, sang tên đất 2016 có UBND huyện ký nhận. Khi quyết định này có hiệu lực đương nhiên lực lượng Công an xã phải bảo vệ tài sản của nhân dân vì trên giấy tờ thì gia đình ông Khanh hoàn toàn hợp lệ.

Nói về vấn đề ông Chuẩn tố cáo ông Luyến tự ý đổ đất hết phần diện tích đã nhận khoán, xây quán và nhà ở trên toàn bộ diện tích đất đã thầu, ông Thông cho biết, ban đầu đây là đất nhà nước giao cho bà Thoa. Khi làm biến thế thì đã lấy bớt đi 1 phần đất, số diện tích còn lại gia đình bà Thoa đã bán nhượng lại cho gia đình ông Luyến. Do sự sơ xót của địa chính xã, mà đất nông nghiệp không có sổ đỏ lại đi làm thủ tục chuyển nhượng cho 2 gia đình.

“Khi gia đình bà Thoa cãi lại không bán nhượng lại đất thì chúng tôi đã cho giám định chữ ký thì xác định chữ ký đó đúng là của gia đình bà Thoa. Ủy ban xã không dung túng cho việc này, đây là đất nông nghiệp nên xã đã xử lý ông Luyến” - ông Thông khẳng định.

Theo vị Trưởng Công an xã Cộng Hoà, Ủy ban huyện đã nhiều lần ra quyết định cưỡng chế giải toả vì ông Luyến đã xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Chính xã cũng không dưới 3 lần có văn bản cưỡng chế nhưng do huyện chưa duyệt phương án cưỡng chế.

Cũng nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chuy - Phó Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa - cho biết, khi phát hiện sai phạm của gia đình ông Luyến, Ủy ban huyện giao cho xã thì xã đã có nhiều đoàn thể tổ chức nhiều lần vận động nhưng ông Luyến cố tình không tháo dỡ nên việc cưỡng chế phải do cấp trên quyết định. Xã đã làm hết thẩm quyền, phần trách nhiệm của xã đã làm xong, việc còn lại thì chúng tôi chờ huyện xử lý.

Long Nguyễn - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nam Sách (Hải Dương) - thời hậu dồn điền, đổi thửa: Rơi vào vòng lao lý cũng vì mảnh ruộng (Kỳ 2)

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Những lùm xùm liên quan đến vấn đề đất đai tại xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi tranh chấp biến thành xung đột, có người đã phải rơi vào vòng lao lý.

Nông dân đưa lãnh đạo xã ra tòa vì chiếc máy bơm, máy cày

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Suốt nhiều năm ròng, cùng nỗi bức xúc dồn nén của các hộ dân, xấp đơn thư khiếu kiện xoay quanh vấn đề ruộng đất tại xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) cũng ngày một chồng chất, chưa được xử lý triệt để.

Mua bán, lấn chiếm đất rừng phi pháp ở Tây Nguyên

HỮU LONG |

Đất rừng Tây Nguyên đang bị “chảy máu” bởi sự quản lý lỏng lẻo của nhiều địa phương, chủ rừng và không ít công ty lâm nghiệp. Từ đây, nhiều đối tượng lợi dụng lỗ hổng pháp luật để công khai mua bán, lấn chiếm hàng ngàn ha đất rừng. Có vào những điểm nóng tranh chấp đất rừng mới thấy, những cuộc chiến giành đất vẫn đang xảy ra dai dẳng, khốc liệt giữa người giữ rừng và kẻ đi cướp đất…

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Nam Sách (Hải Dương) - thời hậu dồn điền, đổi thửa: Rơi vào vòng lao lý cũng vì mảnh ruộng (Kỳ 2)

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Những lùm xùm liên quan đến vấn đề đất đai tại xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi tranh chấp biến thành xung đột, có người đã phải rơi vào vòng lao lý.

Nông dân đưa lãnh đạo xã ra tòa vì chiếc máy bơm, máy cày

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Suốt nhiều năm ròng, cùng nỗi bức xúc dồn nén của các hộ dân, xấp đơn thư khiếu kiện xoay quanh vấn đề ruộng đất tại xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) cũng ngày một chồng chất, chưa được xử lý triệt để.

Mua bán, lấn chiếm đất rừng phi pháp ở Tây Nguyên

HỮU LONG |

Đất rừng Tây Nguyên đang bị “chảy máu” bởi sự quản lý lỏng lẻo của nhiều địa phương, chủ rừng và không ít công ty lâm nghiệp. Từ đây, nhiều đối tượng lợi dụng lỗ hổng pháp luật để công khai mua bán, lấn chiếm hàng ngàn ha đất rừng. Có vào những điểm nóng tranh chấp đất rừng mới thấy, những cuộc chiến giành đất vẫn đang xảy ra dai dẳng, khốc liệt giữa người giữ rừng và kẻ đi cướp đất…