Gạc Ma - “Vết sẹo” trong lòng dân Việt: Ký ức tháng 3 trong lòng người đang sống (Kỳ cuối)

XUÂN NHÀN - THANH THÚY |

Cụ già loạng choạng đứng lên, tấm lưng cong vòng, đổ nhào về phía trước. Có tiếng lục cục hồi lâu nơi tủ thờ. Quay ra, trên đôi tay nhăn nheo là chiếc cặp học sinh sờn rách. Chầm chậm, ông mở khóa, đặt lên bàn mấy cuốn vở, vài mảnh giấy rời. Tất cả đều ố vàng, nhợt nhạt: Bản sao khai sinh lập năm 1985; lá thư “từ bán đảo Cam Ranh” đề ngày 19.6.1986; học bạ Trường cấp I-II Ninh Ích; vở ghi chép môn văn lớp 12A6 Trường THPT Nguyễn Trãi...

Ông khóc, giọt lệ tuổi già hiếm hoi đọng trong hốc mắt đỏ hoe: “Của nó hết. Còn bộ quân phục nữa, nhưng tôi vừa cho đi, để lâu sợ mục”. Ông tên Võ Ta, 85 tuổi. Còn “nó” là trung sĩ Võ Đình Tuấn (thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) - một trong 64 liệt sĩ bị lính Trung Quốc sát hại trong trận chiến Gạc Ma, đúng ngày này 28 năm trước.

“Như vẫn còn quanh quẩn đâu đây”

Trong ký ức chưa một ngày phai lạt của vợ chồng ông Võ Ta, bà Phan Thị Đay, Tuấn là đứa con chí tình, chí hiếu. “Đi đâu, làm gì thì thôi, hễ đặt lưng nằm xuống là thấy nó như còn ra vô, quanh quẩn bên mình” - bà Đay mở đầu câu chuyện về người con thứ sáu của gia đình. Có cái gì như giông gió đang giày vò tâm can người mẹ : “Nó thua thiệt đủ đường. Hồi mới từ Cửa Bé, Nha Trang về, nhà tôi nghèo lắm. Trọ học trên thị trấn, mỗi tuần chỉ mang theo 1kg gạo, nó đói xanh xương. Có lần họp phụ huynh, nhìn con lạc lõng giữa đám đông chúng bạn, tôi chỉ biết ôm mặt khóc ròng. Một thời gian dài, nó thậm chí không có được hai bộ áo quần để thay. Buổi tối giặt giũ, phải rã tay quạt bằng mo cau cho kịp hôm sau đến trường! Khốn khó vậy nhưng nó chẳng một lời oán thán. Mẹ cha cuốc mướn cày thuê khắp làng trên xóm dưới, nó cũng phơi nắng phơi sương, dãi dầu gánh vác tận trên đèo Rù Rì, Rọ Tượng. Thanh niên trai tráng mà nhảy xuống ruộng là nhổ cỏ, cắt lúa băng băng. Phải chi, gia cảnh không quá cơ hàn…”.

“Có ai như nó không - ông cụ Ta móm mém tham gia - trước ngày ra Trường Sa, còn cắc củm mang về cho cha mẹ mỗi người một đôi dép, cho đứa em út bộ quần áo mới. Nó bảo ngày nghỉ, buổi trưa tranh thủ ra biển nhặt sò, bắt ốc bán, dành dụm lâu ngày mới được bấy nhiêu. Không đủ quà cho đứa em còn lại, nó dỗ dành đợi đến đợt sau. Nó đi, thất hứa đến bây giờ”.

Phía trái nhà trung úy Trần Thị Thủy (cán bộ văn phòng bảo mật Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) ở phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh có khoảng đất 4m2 được trưng dụng làm vườn rau tạm thời. Vị trí đắc địa nhất của “khu vườn”, sát cổng chính, chủ đặc biệt o bế một cây bàng vuông. Cây bàng khỏe khoắn, xanh mướt, cao chừng 40cm. Để có được nó, Thủy phải nhờ người quen kỳ công “áp tải” từ Trường Sa. “Mỗi ngày, ra đi rồi trở về, nhìn ngắm nó em như thấy thấp thoáng bóng dáng ba mình, như ba chưa từng rời bỏ mẹ con em” - cô chia sẻ. Ba Thủy là Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, biểu tượng của lòng quả cảm, của ý chí kiên cường trong cuộc chiến bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma sáng 14.3.1988. Trần Văn Phương và đồng đội nối bước sau anh đã làm nên “vòng tròn bất tử” lay động hàng triệu trái tim yêu nước Việt cho tới ngày nay. “Ba mất khi mẹ mới mang thai em 2 tháng. 

Lần cuối về thăm nhà, ba dặn mẹ sinh con trai thì đặt tên Long, còn con gái chọn tên là Thủy. Thủy nghĩa là nước. Có lẽ ba đã day trở, nung nấu kỹ lắm rồi”. Có một mối liên hệ lạ lùng giữa cha con người lính. Người con gái mồ côi cha từ trong bụng mẹ kể, cô từng gặp đấng sinh thành không chỉ trong cơn mê ngủ: “Hồi còn ngoài quê Quảng Phúc (Quảng Trạch, Quảng Bình) kia. Sáng sớm ba về, mặc sắc phục hải quân, đội kêpi, vai khoác ba lô. Ông đứng xa xa ngoài ngõ, lặng lẽ nhìn hai mẹ con một lúc rồi quay ra”. Năm 2010, liên tiếp 2 lần ra Trường Sa, tàu qua vùng biển nơi liệt sĩ Phương ngã xuống, Thủy rùng mình trước cảm giác như có cha đang ở cao xanh nhìn xuống. Cô thả lên trời một ý nguyện. Không phải chờ lâu, nguyện vọng của Thủy được lãnh đạo Quân chủng Hải quân thấu hiểu. Ngay trên tàu về lại đất liền, cô nhận quyết định công tác tại Lữ đoàn 146, đơn vị cũ của cha. Giọng Thủy chùng lại: “Mỗi lần gặp khó khăn, bế tắc, em lại thắp hương trò chuyện với ba, xin ba sức mạnh, sự bình yên, thanh thản”. Tôi nghĩ, lời khẩn cầu được “chứng nghiệm”, chẳng qua chỉ vì niềm kính ngưỡng, nỗi khát khao phụ - tử mãnh liệt quá mà thôi.

Nghĩa tình cho người sống

Nhạc chuông ưa thích của chị Đỗ Thị Hà - vợ liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh (Hoa Lư, Ninh Bình) - là giai điệu bài hát “Nơi đảo xa” hay “Gần lắm Trường Sa”. Người phụ nữ 28 năm thờ chồng nuôi con này lý giải yếu tố giúp chị đủ mạnh mẽ để chống lại sự đơn chiếc, khó nghèo là tình yêu vô bờ bến dành cho người chồng “hiền lành, đẹp trai” và đứa con côi cút: “Cưới nhau 2 năm thì anh hy sinh. Bé Đinh Thị Mỹ Lệ mới lẫm chẫm 13 tháng. Tôi năm đó 22 tuổi. Nhiều người tìm tới, mưu cầu chuyện chắc thiệt, nhưng tôi biết mình không thể yêu ai khác nữa. Mà chúng tôi đâu có thực sự đứt lìa. Anh vẫn đi về mỗi ngày trong giấc chiêm bao. Bữa ăn nào, nhà cũng sắp thêm chén cơm, đôi đũa. Con gái hay hỏi “ba sao mẹ?”, tôi cười: “Ba mầy tốt hổng ai bằng”. Đứa con là lý do khác khiến mọi thứ nguội lạnh trong tôi. 

Bình thường không sao, chứ đụng chuyện lại con anh, con tôi, con chúng ta, tội lắm”. Để nuôi con ăn học, chị cắn răng chịu đựng, chấp nhận dậy sớm thức khua, phụ hồ, cõng gạch, gánh muối thuê cách nhà 5-6km ròng rã hàng chục năm trời. Hai năm trước, Mỹ Lệ tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định, chị mới bớt đi phần nào cảm giác nợ nần người đã khuất. Chị nay khá thong dong với công việc phụ giúp bán buôn cùng một người em gái. “Cộng thêm chế độ trợ cấp thân nhân liệt sĩ hơn 1,3 triệu đồng/tháng nữa, không dư, nhưng cũng đủ ăn, chẳng còn nheo nhóc, thiếu hụt như trước” - Đỗ Thị Hà nhẹ nhõm “tự kiểm điểm” trong ngôi nhà rộng rãi hàng trăm mét vuông do Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, Bộ Tư lệnh Hải quân và một số nhà hảo tâm hợp lực hà hơi, tiếp sức.

Cụ Võ Ta mô tả cuộc sống gia đình hiện tại bằng một hình ảnh nửa vui, nửa buồn: “Người chết nuôi người sống. Sống bây giờ là con nuôi đây, thằng Tuấn nó nuôi đây”. Ông bà ở chung với vợ chồng người con trai út. Anh chồng thường làm ăn xa nhà. Chị vợ có hàng bánh căn, gồng gánh sáng đi, trưa về ở ngoài chợ làng mà bà Đay bảo “chỉ đủ mắm muối, không nhiều”. Câu nói “người chết nuôi người sống” cụ Ta quệt nước mắt nhắc đi nhắc lại là nói về chế độ chăm sóc của Nhà nước dành cho thân nhân người có công, là sự quan tâm ngày một rộng rãi của cộng đồng, xã hội. “Xưa kia mấy ai biết mình, có lúc ngỡ như là bị bỏ quên. Đến như tui, con cái xông pha hòn tên mũi đạn, thiệt thân, mất xác mà nói cũng chẳng dám nói to…” - ông già tuôn một tràng rồi ngồi ho khan, thở dốc. Nguyễn Thị Trang Thu - cô dâu út - đỡ lời: “Đám giỗ anh bảy (liệt sĩ Tuấn) vào 26 tháng giêng âm lịch thường chỉ lúm xúm trong nhà. Nhưng có năm, đồng đội anh từ Nha Trang tìm về, thắp hương tưởng niệm. Họ nói anh bảy hy sinh để cho họ có cơ hội được sống còn. Ông già cảm động không sao kể xiết”.

Chị Thu đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà mới tu sửa, phần chân tường ốp gạch men trắng tinh. “Nhà cũ lụp xụp, rệu rã quá, mùa mưa, nước ngập lên tới bụng. Năm 2002, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 giúp xây nhà tình nghĩa. Nhà mới hiện tại là công trình nâng cấp cái “sườn tình nghĩa” nhờ 75 triệu đồng do Tổng LĐLĐVN, Báo Lao Động hỗ trợ các năm 
2014-2015.

Phóng sự của XUÂN NHÀN - THANH THÚY

 

XUÂN NHÀN - THANH THÚY
TIN LIÊN QUAN

28 năm sự kiện Gạc Ma (14.3.1988 - 14.3.2016) Kỳ 3: Ra khơi ngày giỗ chung của đồng đội

LÂM HƯNG THƠ |

Chuyến ra khơi đầu năm, ngư dân nào cũng chọn ngày đẹp, gió thuận để giong thuyền, mong tôm cá đầy khoang. Nhưng ngư dân - cựu chiến binh Gạc Ma Trần Quang Dũng lại bỏ qua việc chọn “phong thủy” cho chuyến ra khơi đầu năm này, ông chọn đúng ngày diễn ra trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 - ngày giỗ của các liệt sĩ , đồng đội của mình đã nằm lại ở Biển Đông cách đây 28 năm...

Gạc Ma - “vết sẹo” trong lòng dân Việt (Kỳ 2): Tháng 3 ở nhà cựu binh Hiền

PHÓNG SỰ CỦA ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Tháng 3, tôi đến xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thăm anh Trương Văn Hiền - một trong 9 cựu chiến sĩ bị Trung Quốc bắt tù đày sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988. Anh bảo, Gạc Ma máu thịt vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng nên từng người Việt phải nhớ, những người như anh lại càng không được quên. Nhưng hỏi chuyện gia đình mới biết, điều đáng buồn là gia cảnh vẫn “rớt mồng tơi” do không còn sức khỏe của anh vẫn không có gì thay đổi. Anh gần như bị lãng quên sau một thời gian có vài đoàn thăm hỏi, hỗ trợ một ít tiền cách đây đã mấy năm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

28 năm sự kiện Gạc Ma (14.3.1988 - 14.3.2016) Kỳ 3: Ra khơi ngày giỗ chung của đồng đội

LÂM HƯNG THƠ |

Chuyến ra khơi đầu năm, ngư dân nào cũng chọn ngày đẹp, gió thuận để giong thuyền, mong tôm cá đầy khoang. Nhưng ngư dân - cựu chiến binh Gạc Ma Trần Quang Dũng lại bỏ qua việc chọn “phong thủy” cho chuyến ra khơi đầu năm này, ông chọn đúng ngày diễn ra trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 - ngày giỗ của các liệt sĩ , đồng đội của mình đã nằm lại ở Biển Đông cách đây 28 năm...

Gạc Ma - “vết sẹo” trong lòng dân Việt (Kỳ 2): Tháng 3 ở nhà cựu binh Hiền

PHÓNG SỰ CỦA ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Tháng 3, tôi đến xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thăm anh Trương Văn Hiền - một trong 9 cựu chiến sĩ bị Trung Quốc bắt tù đày sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988. Anh bảo, Gạc Ma máu thịt vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng nên từng người Việt phải nhớ, những người như anh lại càng không được quên. Nhưng hỏi chuyện gia đình mới biết, điều đáng buồn là gia cảnh vẫn “rớt mồng tơi” do không còn sức khỏe của anh vẫn không có gì thay đổi. Anh gần như bị lãng quên sau một thời gian có vài đoàn thăm hỏi, hỗ trợ một ít tiền cách đây đã mấy năm.