Chuyện lạ ở Bến Tre: Bí thư Tỉnh ủy nghe công nhân… chất vấn

Nhật Hồ |

Bến Tre không phải là tỉnh có nhiều công nhân lao động nhất của khu vực ĐBSCL, nhưng lại là địa phương đầu tiên và duy nhất ở khu vực đến thời điểm này có chuyện Bí thư Tỉnh ủy định kỳ đối thoại với công nhân lao động để nghe họ chất vấn rồi giải đáp. Việc đối thoại này được duy trì đến 2 “đời” Bí thư Tỉnh ủy và hứa hẹn còn kéo dài…

Lần đầu vào khách sạn 3 sao

Cuộc gặp mặt mới nhất giữa Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre với CNLĐ được LĐLĐ tỉnh Bến Tre tổ chức tại khách sạn Hàm Luông (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre).  Đây là lần thứ ba, tỉnh Bến Tre tổ chức đối thoại giữa Bí thư Tỉnh ủy với CNLĐ trong tỉnh.

Ý tưởng này có từ thời Bí thư trước - ông Nguyễn Thành Phong, nay được điều về làm Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM. Xuất phát từ việc Bến Tre là tỉnh có tốc độ phát triển CNLĐ nhanh nhất ĐBSCL, từ chỗ gần như thuần nông, trong 3 năm qua nhiều khu công nghiệp mọc lên.

Đến nay, tỉnh này có 1.965 doanh nghiệp với hơn 81.000 lao động. CNLĐ tại Bến Tre có mức thu nhập trung bình thấp, dao động từ 3,5 – 4 triệu đồng/tháng, đời sống còn nhiều khó khăn, tỉnh chưa có khu nhà ở, chưa có khu văn hóa lao động, nhà trẻ cho con công nhân…

Công nhân Nguyễn Thị Thoại phản ảnh cho đến nay vẫn chưa có nhà thu nhập thấp cho công nhân  

Tôi không có mặt trong những lần đối thoại trước, nhưng ông Lê Văn Quyền, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bến Tre cho biết: “Hai lần trước, cuộc gặp nào sau đó người lao động cũng thu được những kết quả khả quan về chính sách, hoặc đôi khi chỉ là phản hồi những tâm tư, nguyện vọng nhỏ nhưng thiết thực khiến người lao động ai cũng rất vui”. 

Từ rất sớm, CNLĐ từ các nơi đã đổ về khuôn viên khách sạn Hàm Luông. Sự rụt rè bỡ ngỡ khi vào sảnh của khách sạn 3 sao tìm đường vào thang máy lên tầng 6 tham dự buổi họp mặt rồi cũng nhanh chóng qua đi khi họ được đón tiếp một cách nhiệt tình.

Bùi Văn Quốc Anh, công nhân Cty Jachobi Catbons Việt Nam vừa loay hoay tìm chỗ ngồi trong hội trường vừa nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi bước vào khách sạn 3 sao như thế này nên thấy gì cũng lạ. Tổ của tôi có 4 người được chọn và ai cũng lần đầu đi đôi thoại, như tôi".

Lê Ngọc Bảo Nhi, công nhân Cty TNHH May mặc Alliance One cho biết quê cô ở Thạnh Phú, một huyện thuần nông của Bến Tre. Cô đi làm công nhân được gần một năm nay, lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng. Với số tiền ít ỏi này cô còn để dành gửi về quê nuôi mẹ, nên dù đã là người thành thị gần năm nay nhưng chưa từng vào nhà hàng nói chi dám vô khách sạn 3 sao.

Công nhân hỏi thẳng, Bí thư đấp chân tình nên nhiều vấn đề liên quan đến công nhân được giải quyết  

Lần đầu tiên được tham dự buổi đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy, Nhi rất vui, trong đầu có rất nhiều câu hỏi muốn gửi đến vị lãnh đạo cao nhất tỉnh nhưng rồi cũng không biết... hỏi gì. “Hổng lẽ hỏi giá điện nhà trọ sao mà cao hơn bên ngoài? Tiền lương sao còn thấp? Sao cứ mỗi lần mưa là khu công nghiệp chỗ tôi làm ngập nước?… Hỏi vậy người ta cười chết, phải không anh?” – Nhi vô tư nói.

Bến Tre bao giờ có gói nhà ở cho công nhân?

Anh Thành, làm việc tại Cty TNHH BOT cầu Rạch Miễu đem đến câu hỏi không mới nhưng là vấn đề “nóng” hiện nay khi mà NLĐ ngày càng đông nhưng tổ chức xã hội trong doanh nghiệp lại ít.

Anh thẳng thắn: “Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và phần lớn các doanh nghiệp dân doanh hầu như chưa có tổ chức cơ sở Đảng. Những đảng viên làm việc tại đây phải về sinh hoạt ở địa phương. Đề nghị Đảng quan tâm xây dựng cơ sở Đảng tại các doanh nghiệp”.

Đại diện công nhân phòng ráp thuộc Cty TNHH May mặc Allianes One – Khu công nghiệp Giao Long kiến nghị: “Hiện nay, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Giao Long không nhận nam thanh niên vào làm, nhất là nam tại huyện Châu Thành. Mong lãnh đạo có giải pháp giúp nam thanh niên có việc làm”.

Người lao động của doanh nghiệp này cũng đề nghị chính quyền quan tâm đến việc thường xuyên mở lớp hướng dẫn an toàn lao động khi vận hành máy móc, nhất là công nhân mới vào làm việc để hạn chế tai nạn lao động xảy ra.

Chị Đoàn Ý Nhi, công nhân Cty cổ phần Thủy sản Bến Tre hỏi thẳng: “Hiện nay Nhà nước có gói nhà ở cho cán bộ công chức nghèo, vậy Bến Tre bao giờ có gói nhà ở cho công nhân? Lý do vì sao lâu nay không có và bao giờ thì công nhân được mua nhà ở xã hội?”.

Lãnh đạo các Sở, Ngành tỉnh Bến Tre cùng lắng nghe tâm tư của công nhân

Công nhân Nguyễn Thị Trúc Lâm, Cty Cổ phần Thủy sản Bến Tre nêu: “Hiện nay cổng ra vào, đối diện chợ Lộc Sơn, của khu công nghiệp Giao Long thường xuyên bị ùn tắc giao thông mỗi khi công nhân tan ca do người buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, lãnh đạo cần quan tâm giải quyết. Cũng tại nơi này tình trạng ngập nước thường xuyên xảy ra khiến công nhân về nhà rất khó khăn. Vì sao giá điện, nước tại khu vực cho thuê nhà trọ công nhân lại quá cao, đề nghị có giải pháp giảm giá nhằm giúp công nhân”. 

Chị Nguyễn Hoàng Thu, Cty TNHH Thu Cúc – Khu công nghiệp Giao Long đề nghị xem xét lại mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho huyện Châu Thành do hiện nay được áp dụng vùng 3, trong khi đây là huyện giáp với thành phố, giá cả rất cao, thậm chí cao hơn cả tỉnh Bình Dương nên đời sống công nhân rất khó khăn.

Chuyện doanh nghiệp bị thanh tra hoài cũng được đưa ra. Chị Mai Hồng Thúy, Cty Phương Đông thẳng thắn: “Chúng tôi có sai gì thì xin được hướng dẫn để cùng nhau tháo gỡ, đằng này hết đoàn thanh tra này, đến đoàn thanh tra khác vào khiến chúng tôi chẳng mần ăn gì được”.

Với công nhân, không thể hứa suông

Trước khi trả lời CNLĐ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo đề nghị câu hỏi nào liên quan đến ngành nào thì ngành đó trả lời trước. Và tất cả các ngành có liên quan đều “đăng đàn” giải trình những câu hỏi của công nhân như một cuộc chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh. Từ chuyện ngập nước, an ninh trật tự, học hành, vui chơi giải trí, hợp đồng lao động, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, ô nhiễm môi trường… đều được trả lời một cách thỏa đáng cho người lao động.

Sau phần “giải trình” của các sở ban ngành, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho rằng tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nhân, cố gắng tạo thêm việc làm cho người lao động, tuy nhiên điều kiện của Bến Tre có hạn nên một số chính sách như nhà ở cho công nhân vẫn chưa thực hiện được.

“Bến Tre dù đã có gắng kêu gọi đầu tư, kêu gọi các DN cùng với tỉnh chăm so đời sống cho công nhân, nhưng không phải mình kêu gọi là người ta đầu tư, bởi điều kiện địa lý và môi trường của tỉnh có hạn” – ông Hạo nói.

Trao giấy khen cho CNLĐ trực tiếp lao đông có thành tích xuất sắc tại buổi đối thoại  

Ông Hạo đề nghị các sở, ngành có liên quan hứa với công nhân phải làm, không thể hứa suông. Đồng thời yêu cầu những việc trong tầm tay như: Xây dựng nhà trẻ, mở tuyến xe buýt, mở lớp bổ túc vào ban đêm cho công nhân học… thì làm ngay không chờ đợi. Đối với những việc vượt thẩm quyền, UBND tỉnh cần sớm có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ, trả lời cho công nhân an tâm.

Sau buổi gặp mặt, đối thoại với Bí thư Tỉnh Ủy, công nhân Bùi Văn Quốc Anh (Cty Jacobi Catbons Việt Nam) cười rất tươi: “Lâu nay em cứ nghĩ lãnh đạo thì chỉ gặp doanh nghiệp. Hôm nay không ngờ người đứng đầu tỉnh không chỉ gặp, lắng nghe tụi em nói mà còn đáp hết các câu hỏi cũng như hứa rất nhiều điều với công nhân tụi em”.

Ông Võ Thành Hạo thở phào với PV Lao Động: “Đáng mừng là hôm hay công nhân có nhiều câu hỏi liên quan đến việc chung nhiều hơn việc riêng”. Ông Hạo hứa sẽ còn gặp công nhân thêm nhiều lần nữa như người tiền nhiệm. Nhưng ông Hạo cho rằng, chỉ mỗi Bí thư Tỉnh ủy gặp công nhân thôi là chưa đủ.

Ông nói: “Những buổi gặp mặt, đối thoại như thế này cần phải được tổ chức thường xuyên, liên tục thông qua các tổ chức đại diện cho công nhân, các ngành. Có thể đa dạng hình thức tiếp xúc sao cho công nhân có thắc mắc gì là giải đáp ngay không phải đợi đến một năm gặp lãnh đạo tỉnh mới kiến nghị, tâm tư”.

Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

Bị Trung Quốc bắt và không tiếp cận được nguồn vốn đóng tàu, ngư dân miền Trung trăm bề khốn khó

Hữu Nhân |

Ngư dân miền Trung đánh bắt gần bờ may lắm cũng chỉ đủ tiền đong gạo qua ngày. Nhưng đánh bắt xa bờ, dù không bị Trung Quốc bắt giữ tàu trái phép trên vùng biển của mình, thì cũng lao đao lận đận với thủ tục và nguồn vốn để đóng tàu. Đường nào, ngư dân miền Trung cũng trăm bề khốn khó…

Khi ảnh bất lực, chúng tôi "cầu cứu" Đan

Hoàng Văn Minh |

Gần như đã thành thói quen của những thư ký toà soạn báo Lao Động suốt hơn 15 năm nay, mỗi khi không “sản xuất” được ảnh đẹp cho bài chính trang 1, thậm chí cả bài trang trong cho số báo hôm sau là chúng tôi gọi “cầu cứu” Đan (bút danh của hoạ sĩ Hoàng Đặng) để nhờ ông vẽ tranh minh hoạ.

Chuyện một dân tộc chỉ có hơn 400 người trên toàn lãnh thổ

Giang Hải - gianghaild@gmail.com |

Mờ sáng, mở mắt ra đã thấy 2 cuộc gọi nhỡ. Hóa ra đầu dây bên kia từ ngã ba Đông Dương, từ làng Đăk Mế, là Nàng Pan. “Bà lại sắp xuống Hà Nội hội thảo cháu ạ, đâu như về du lịch cộng đồng. Cháu ở Hà Nội chứ? Bao giờ bà xuống, bà gặp. Nhé!”. Tiếng vẫn khỏe, nhịp vẫn vang, dù năm nay, bà Pan đã bước sang tuổi 86. Cuộc gặp “trên sóng” làm sống lại những “thước phim” về một dân tộc mà dân số chỉ có hơn 400 người trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dân tộc Brâu.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Bị Trung Quốc bắt và không tiếp cận được nguồn vốn đóng tàu, ngư dân miền Trung trăm bề khốn khó

Hữu Nhân |

Ngư dân miền Trung đánh bắt gần bờ may lắm cũng chỉ đủ tiền đong gạo qua ngày. Nhưng đánh bắt xa bờ, dù không bị Trung Quốc bắt giữ tàu trái phép trên vùng biển của mình, thì cũng lao đao lận đận với thủ tục và nguồn vốn để đóng tàu. Đường nào, ngư dân miền Trung cũng trăm bề khốn khó…

Khi ảnh bất lực, chúng tôi "cầu cứu" Đan

Hoàng Văn Minh |

Gần như đã thành thói quen của những thư ký toà soạn báo Lao Động suốt hơn 15 năm nay, mỗi khi không “sản xuất” được ảnh đẹp cho bài chính trang 1, thậm chí cả bài trang trong cho số báo hôm sau là chúng tôi gọi “cầu cứu” Đan (bút danh của hoạ sĩ Hoàng Đặng) để nhờ ông vẽ tranh minh hoạ.

Chuyện một dân tộc chỉ có hơn 400 người trên toàn lãnh thổ

Giang Hải - gianghaild@gmail.com |

Mờ sáng, mở mắt ra đã thấy 2 cuộc gọi nhỡ. Hóa ra đầu dây bên kia từ ngã ba Đông Dương, từ làng Đăk Mế, là Nàng Pan. “Bà lại sắp xuống Hà Nội hội thảo cháu ạ, đâu như về du lịch cộng đồng. Cháu ở Hà Nội chứ? Bao giờ bà xuống, bà gặp. Nhé!”. Tiếng vẫn khỏe, nhịp vẫn vang, dù năm nay, bà Pan đã bước sang tuổi 86. Cuộc gặp “trên sóng” làm sống lại những “thước phim” về một dân tộc mà dân số chỉ có hơn 400 người trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dân tộc Brâu.