Khi ảnh bất lực, chúng tôi "cầu cứu" Đan

Hoàng Văn Minh |

Gần như đã thành thói quen của những thư ký toà soạn báo Lao Động suốt hơn 15 năm nay, mỗi khi không “sản xuất” được ảnh đẹp cho bài chính trang 1, thậm chí cả bài trang trong cho số báo hôm sau là chúng tôi gọi “cầu cứu” Đan (bút danh của hoạ sĩ Hoàng Đặng) để nhờ ông vẽ tranh minh hoạ.

Thường những cuộc gọi như vậy diễn ra lúc 8h tối, nhưng bao giờ Đan cũng “ok” bằng những hí họa làm vừa lòng những người khó tính nhất trong toà soạn. Đan là vậy, là hoạ sĩ thứ thiệt, thích tự do phóng túng nhưng cũng là hoạ – sĩ – báo – chí không thể nào chuyên nghiệp hơn! 

Nhớ dạo cách đây khoảng 15 năm, lúc tôi và Đan vẫn “nghe tên chưa thấy người”. Khoảng 8h tối thì tôi nhận một cuộc gọi xưng là hoạ sĩ Đan, hỏi “ở Huế chỗ nào bán màu và cọ? Toà soạn vừa gọi tui đặt vẽ một bức hí hoạ cho bài cover, tui đang ở Huế, vừa say rượu vừa không mang theo đồ nghề, chừ không biết làm răng…”.

Hồi đó mạng miết không như bây giờ nên tối đó, Đan phải vật vã chạy quanh thành phố Huế để tìm cách gởi tranh ra toà soạn sau một lúc “điêu đứng” với việc đi tìm mua cọ và màu.

Hỏi những lúc như thế này ông có thể từ chối nhưng sao lại không? Đan cười: “Tui chưa bao giờ nói không với Lao Động, dù bất kỳ hoàn cảnh nào”. Sau này quen thân với ông mới biết, Đan không chỉ rất chuyên nghiệp với nghề báo mà còn chuyên nghiệp với cả với việc vẽ tranh: “Tui không có khái niệm vẽ theo cảm hứng. Vẽ với tui là công việc hàng ngày, hôm nay vẽ xấu thì mai xoá vẽ lại cho đẹp. Tui quan niệm bức toanh của hoạ sĩ cũng như thửa ruộng của người nông dân, ngày nào cũng phải cày xới trên đó thì mới thu được thành quả…”. 

Ngủ khi đi… xin việc

Thi thoảng tôi hầu rượu hoạ sĩ Đan cùng với nhà văn Vĩnh Quyền. Và đó luôn là những cuộc hầu rất thú vị, trước hết từ sự đối lập, tương phản của hai người. Trong khi Vĩnh Quyền phương phi, luôn ý thức về hình thức thì Đan lại mảnh mai, nhàu nhĩ. Vĩnh Quyền nói nhiều, nói hết chuyện của người khác thì Đan luôn lặng lẽ, chỉ ậm ừ lơ ngơ như người cõi trên, thi thoảng lên tiếng lại gần như lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với “thời sự chủ lưu”. Ấy vậy mà bữa rượu vắng Đan, tôi lại thấy thiếu thiếu một điều gì đó không cắt nghĩa được.

Hôm nọ thắc mắc về chuyện “người cõi trên”, Đan cười một lúc rồi kể một chuyện đã thành giai thoại: Một lần Đan đang ăn sáng bằng xôi gà ở một quán quen tại Đà Nẵng. Đang ăn thì thấy ai đó dùng đũa bỏ vào đĩa xôi của mình mấy miếng thịt. Có chút ngạc nhiên nhưng Đan không thèm ngước nhìn là ai bỏ thịt cho mình và cứ thế ăn, xong như mọi khi, Đan đứng dậy tính tiền rồi đi thẳng một mạch không ngó nghiêng.

Mấy hôm sau trong một quán cà phê, Đan tình cờ gặp chị Bích Hường, cán bộ công an thành phố Đà Nẵng vốn là người quen lâu năm. Chị Hường thắc mắc “hôm bữa ngồi ăn sáng trước mặt anh, em bỏ thêm cho anh mấy miếng thịt vào đĩa xôi, nhưng anh cứ đương nhiên ăn và không thèm nhìn xem ai bỏ thịt cho mình là răng?”. Đan lúc đó mới gãi gãi đầu cười: “Anh tưởng là chủ quán bỏ!”.

“Nhưng chuyện ni mới vui” – Đan kể tiếp. Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, lúc đó Đan thất nghiệp và nhà văn Vĩnh Quyền dẫn ông đến gặp Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) để xin việc. Trong lúc nhà văn Vĩnh Quyền đang say sưa “thuyết minh” về sở trường, năng lực làm việc… của Đan với ông chủ tịch hội thì Đan ngồi… ngủ! 
Trái với vẽ ngoài lơ mơ, chuyện gì trên đời Đan cũng biết

Nhà văn Vĩnh Quyền phải đạp đạp mấy cái vào chân, Đan mới giật mình mở mắt. Không hiểu nỗi “sao ông lại có thể ngồi ngủ trong giờ phút trọng đại như vậy?” thì Đan cười: “Thấy hai ông nhà văn nói qua nói lại nghe mệt quá nên tui buồn ngủ và ngủ lúc mô không biết!” .

Thấy Đan luôn trong trạng thái lơ mơ, ngái ngủ, cứ tưởng ông chẳng biết gì về đời sống chung quanh, nhưng ngạc nhiên là chuyện gì trên đời Đan cũng biết. Và lạ nữa là Đan không những quan tâm mà còn rất am tường thời sự trong nước và thế giới. Suốt hơn 10 năm liền kể từ năm 1998, ngày nào trên báo Lao Động, hoạ sĩ Đan cũng “làm 2 nhát” gồm một bức tranh lên hoàn (4 tấm) ở chân trang 1 và một biếm hoạ ở góc trang 7. Đó là chưa nói đến việc thường xuyên phải “cấp cứu” một bức hí hoạ cho bài cover trang 1 khi ảnh bất lực.

Ngay cả những lúc Đan ở nước ngoài (đi vẽ gần 3 tháng ở Ireland năm 2006 và đi Mỹ triển lãm tranh hơn 1 tháng năm 2009) nhưng biếm họa của Đan vẫn xuất hiện đều đặn trên Lao Động như ông ta đang ở nhà. 

Tôi chơi với rất nhiều hoạ sĩ có mon men đến biếm, hí hoạ, nhưng ông bà nào cũng chỉ vẽ được chục bức, loanh quanh với các chủ đề tham nhũng, lãng phí, tàn phá rừng… là treo cọ vì bí đề tài.

Một trong những hí họa của Đan trên Lao Động 

Hỏi Đan làm cách nào để ngày nào cũng có chất liệu để sản xuất đến 2 – 3 biếm, hí hoạ thời sự không lặp lại như vậy? Ông bảo “tui đến với biếm hoạ là từ gợi ý và khuyến khích của Choé (hoạ sĩ Choé – một cây biếm hoạ nổi tiếng của Việt Nam xuất hiện trên Lao Động trước Đan) và chính Choé cũng là thầy của tui về cách nuôi dưỡng và phát hiện đề tài thời sự hàng ngày”.

Tuy nhiên, hỏi tiếp ông đã học Choé như thế nào thì Đan lại trả lời kiểu… ngơ ngác, tóm lại là vẫn không biết được ông học như thế nào! 

“Tôi nghiêng về phía nước mắt…” 

Trong rất nhiều kỷ niệm với Lao Động, hoạ sĩ Đan hay nhắc chuyện lần đầu vẽ biếm hoạ gởi báo vào năm 1998 sau khi được hoạ sĩ Trịnh Tú giới thiệu giữ mục biếm hoạ, lúc hoạ sĩ Choé mới qua đời. Và ông đã gởi cho Tổng Thư ký toà soạn Trần Duy Phương (bây giờ là Tổng Biên tập báo Lao Động) một lúc… 30 bức tranh liên hoàn!

Ông bảo không thể nào quên được một câu nói của Tổng biên tập báo Lao Động lúc đó, ông Phạm Huy Hoàn (bây giờ là Tổng Biên tập báo Dân Trí) trong một cuộc gặp mặt với phóng viên, cộng tác viên tại Đà Nẵng sau đó một năm.

“Lúc đó trong bàn tiệc rất đông người và ai cũng tranh nhau ý kiến, chỉ có tui không biết nói chi nên lặng lẽ ngồi uống bia. Tui thấy Vĩnh Quyền ghé tai Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn nói chi đó, và ông Hoàn rời vị trí chủ toạ tiến đến cụng ly với tui nói: Anh là người duy nhất ở Việt Nam có thể thay thế được Choé! Có thể anh Hoàn hơi quá lời, nhưng tui không thể nào quên được câu nói này bởi nó là lời động viên rất lớn với một người mới chập chững vào nghề biếm hoạ như tui lúc đó”.

Biếm hoạ có mặt trên báo chí Việt Nam từ mới khai sinh. Tuy nhiên sau 1975, đặc biệt là giai đoạn đổi mới, Lao Động là một trong số không nhiều tờ báo ở Việt Nam duy trì hàng ngày chuyên mục biếm hoạ, dùng hí hoạ thay ảnh và tranh liên hoàn… trong thời gian dài.

Với biếm họa, Đan nghiêng về phía nước mắt 

Như một sự cộng sinh, hoạ sĩ Đan đã giúp Lao Động tạo được dấu ấn riêng với bạn đọc và ngược lại, Lao Động cũng đã chắp cánh để Đan bay cao hơn với lối rẽ biếm hoạ.

Mấy năm trở lại đây, trên một số báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ… vẫn duy trì biếm hoạ hoặc thường xuyên sử dụng hí hoạ thay ảnh. Ở Việt Nam hiện cũng có không ít hoạ sĩ biếm hoạ chuyên nghiệp thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên, nói không ngoa thì Đan vẫn ở một chiếu riêng, không lẫn với ai được từ nét vẽ, kỹ thuật, bố cục, mảng khối cho đến đề tài.

Nếu như với phóng sự, có những tác giả chỉ cần đọc chapeau, không cần nhìn tên thì vẫn biết đó là bài của ai thì với biếm hoạ của Đan cũng như vậy: không cần nhìn chữ ký, chỉ cần nhìn màu và khối là biết ngay của Đan!

Đan sinh 1951 tại Huế. Trước 1975, ông từng gắn bó với nghề báo khi vẽ tranh minh hoạ trên các tờ Tuổi Ngọc, Văn... trước khi vào học Trường Mỹ thuật Huế.

Sau ngày đất nước thống nhất, khoảng năm 1977, do tranh chưa có thị trường nên để kiếm sống, Đan sống bằng nghề trang trí triển lãm và áp-phích tranh cổ động. Một lần, Đan được bác sĩ Hoàng Thao, nguyên giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - Đà Nẵng và bác sĩ Hà Văn Kỉnh, nguyên Trưởng Trạm Sinh đẻ và Kế hoạch thành phố Đà Nẵng mời đến giúp tuyên truyền cổ động về đề tài sinh đẻ có kế hoạch.

“Thời gian này, tui phải đến từng huyện, xã ở khắp tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng để vận động bà con hưởng ứng phong trào sinh đẻ có kế hoạch. Ngoài tranh cổ động, tui còn biên đạo kịch nói và sáng tác... nhạc”. 

Hoạ sĩ Đan còn sáng tác cả nhạc? Ông cười cười xác nhận: “Chính xác” rồi kể: “Lúc đó, do yêu cầu của công việc, cộng với cảm hứng đến từ một nữ nhân viên trong ngành mà bây giờ là vợ tui, nên tui đã liều mình sáng tác một ca khúc có tên là “Tình khúc” để phục vụ cho việc tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch”.

Rồi ông nghêu ngao hát: "Thương em đôi tay ngọc/Thương em đôi chân ngà/ Đường xa dù mưa nắng em vẫn bền lòng qua/ Xuân qua, đông tàn, em vẫn miệt mài đi/ Nay xuân về trên đồng xanh/ Hoa nở thắm trên cành/ Me ra đồng không còn bồng con trên tay/ Chị ra đồng không còn quàng em trên vai/ Và cha đã yên lòng bên luống cày…".

Đan bảo “thú vị là đã gần 40 năm, nhưng bây giờ "Tình khúc" vẫn còn được ngành sinh đẻ có kế hoạch thành phố Đà Nẵng sử dụng để làm nhạc hiệu tuyên truyền”. 

Có lẽ xuất thân từ giới cần lao đã có ảnh hưởng lớn đến cách chọn đề tài của Đan trong biếm hoạ. Bởi trong khi nhiều hoạ sĩ biếm hoạ chọn đề tài theo kiểu đơn thuần là kể một câu chuyện hoặc luôn ý thức về việc chống tiêu cực, nêu mặt trái của xã hội và cuộc sống thì Đan lại tuyên ngôn kiểu như nhà thơ Phùng Quán:

“Biếm hoạ của tui nghiêng về phía nước mắt. Tui luôn đi tìm và nói lên tiếng nói của những người yếu thế bị đối xử bất công, chịu nhiều ấm ức trong xã hội”. 


Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Ở nơi cái gì cũng thiếu, chỉ có nước là thừa

Cao Thùy Liên |

Sống trên mặt nước. Giặt giũ, sinh hoạt - dùng nước ngay bên mạn thuyền, ăn uống - ra giữa sông lấy nước, về rửa phèn qua loa là dùng được. Mấy người phụ nữ da đen nhẻm, cười như được mùa từ thuyền này nói vọng sang thuyền kia: “Ở đây cái gì cũng thiếu, chỉ có nước là thừa, và trong bến ngoài dòng đều bẩn như nhau, nhưng phải nhắm mắt dùng thôi”.

Nghịch lý nuôi bò vắt sữa: Chính quyền ở đâu khi người nuôi bò sữa đang “chết” dần vì bệnh “soma”?

Võ Đức Phúc |

Người dân nuôi bò sữa ở TP.Hồ Chí Minh đang ôm nợ, “chết” dần bởi bệnh “soma”, trong khi chẳng thấy cán bộ nào đến giúp nông dân. Đáng nói là để cứu dân, chính quyền đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất sữa hiện đại, nhưng chỉ mang tính trình diễn bởi người dân lại không có cơ hội với tới…

Cơ quan chức năng bất lực, công nhân cam chịu để đầu gấu bảo kê, trấn lột

Lê Tuyết - Trung Thành |

Những người lao động nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Tây, miền Trung tới miền Đông Nam Bộ làm công nhân không chỉ kiếm tiền nuôi thân mà sau lưng họ còn có mẹ già, con thơ… nên khi gặp những tay côn đồ đòi tiền bảo kê, họ không còn cách nào khác là chấp nhận đóng tiền để mong được yên ổn làm việc.

Công nhân điêu đứng vì nạn côn đồ bảo kê, trấn lột hoành hành

Lê Tuyết - Trung Thành |

Ở Bình Dương, những tên côn đồ cài cắm người vào các công ty làm công nhân, nắm được mọi đường đi nẻo về, lương bổng từ giám đốc, công nhân đến người lao công… Sau đó, chúng đe dọa, chặn đánh để đòi tiền bảo kê. Táo tợn hơn, chúng xách mã tấu xông vào trụ sở công ty chém dằn mặt nếu không được đáp ứng.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Ở nơi cái gì cũng thiếu, chỉ có nước là thừa

Cao Thùy Liên |

Sống trên mặt nước. Giặt giũ, sinh hoạt - dùng nước ngay bên mạn thuyền, ăn uống - ra giữa sông lấy nước, về rửa phèn qua loa là dùng được. Mấy người phụ nữ da đen nhẻm, cười như được mùa từ thuyền này nói vọng sang thuyền kia: “Ở đây cái gì cũng thiếu, chỉ có nước là thừa, và trong bến ngoài dòng đều bẩn như nhau, nhưng phải nhắm mắt dùng thôi”.

Nghịch lý nuôi bò vắt sữa: Chính quyền ở đâu khi người nuôi bò sữa đang “chết” dần vì bệnh “soma”?

Võ Đức Phúc |

Người dân nuôi bò sữa ở TP.Hồ Chí Minh đang ôm nợ, “chết” dần bởi bệnh “soma”, trong khi chẳng thấy cán bộ nào đến giúp nông dân. Đáng nói là để cứu dân, chính quyền đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất sữa hiện đại, nhưng chỉ mang tính trình diễn bởi người dân lại không có cơ hội với tới…

Cơ quan chức năng bất lực, công nhân cam chịu để đầu gấu bảo kê, trấn lột

Lê Tuyết - Trung Thành |

Những người lao động nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Tây, miền Trung tới miền Đông Nam Bộ làm công nhân không chỉ kiếm tiền nuôi thân mà sau lưng họ còn có mẹ già, con thơ… nên khi gặp những tay côn đồ đòi tiền bảo kê, họ không còn cách nào khác là chấp nhận đóng tiền để mong được yên ổn làm việc.

Công nhân điêu đứng vì nạn côn đồ bảo kê, trấn lột hoành hành

Lê Tuyết - Trung Thành |

Ở Bình Dương, những tên côn đồ cài cắm người vào các công ty làm công nhân, nắm được mọi đường đi nẻo về, lương bổng từ giám đốc, công nhân đến người lao công… Sau đó, chúng đe dọa, chặn đánh để đòi tiền bảo kê. Táo tợn hơn, chúng xách mã tấu xông vào trụ sở công ty chém dằn mặt nếu không được đáp ứng.