Chư Mom Ray không còn bình yên

ĐÌNH VĂN |

Không gian sống bị đe dọa, bò tót trưởng thành húc thẳng vào đầu xe tải, báo động sự tồn vong các loài động vật ở đây đang bị xâm hại.
Nhóm công nhân thi công tuyến tỉnh lộ 674 nối thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy, Kon Tum) vào xã Mo Rai, nhiều lần nhìn thấy đàn bò tót gặm cỏ non. Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - buộc phải xẻ ngang - để tuyến đường cắt qua. Không gian sống bị đe dọa, bò tót trưởng thành húc thẳng vào đầu xe tải, báo động sự tồn vong các loài động vật ở đây đang bị xâm hại. Hơn thế, khi một tuyến đường khác - QL 14C huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đi xã Mo Rai dài 27km - cũng đang đâm xuyên tim vườn quốc gia này.

Tỉnh lộ “xé toạc” vườn quốc gia

Gặp tôi, Phó Giám đốc VQG Chư Mom Ray - Đào Xuân Thủy mãi tiếc nuối khi tường thuật cái chết của con bò tót (Boss gaurus) nhóm I B, khi nó húc vào chiếc xe tải BKS: 82C-01898 của Cty Trường Long - chở vật liệu xây dựng, thi công tuyến tỉnh lộ 674, rồi tử vong ngày 17.2. Anh nói, hơn 19 năm công tác tại VQG Chư Mom Ray, đây lần đầu tiên phát hiện bò tót chết, và chết một cách quá hy hữu.

“Đến nỗi, Chủ tịch tỉnh Kon Tum - anh Nguyễn Văn Hòa - gọi điện cho lãnh đạo vườn, ta thán: “Sao có chuyện ngược đời thế được”. Rồi bạn bè, anh em ở tận Hà Nội cũng gọi điện hỏi thăm việc “bò tót ra đường bị tai nạn giao thông””, anh Thủy xót xa. Anh nói, sát khu vực thi công đó, còn một đàn bò tót tương đối đông.

“Con bị chết tự tách đàn ra, đi lang thang trên đường, thấy vật chuyển động, nghĩ rằng tính mạng đang bị vật lạ di chuyển đe dọa, thì nó lao húc vào, kiểu phản xạ bản năng. Chứ bình thường, mình không có hoạt động nào trong khu vực đó thì không sao”, anh tâm tư. Cái chết của con bò tót quý hiếm gióng lên hồi chuông, đặt ra các bài toán bảo tồn không chỉ riêng bò tót mà là hàng trăm loài động vật quý hiếm tại đây. Theo VQG Chư Mom Ray, khu vực xảy ra sự cố - tỉnh lộ 674 thuộc khoảnh 3, tiểu khu 677 - đang bị bức tử bởi tiếng ồn. Tiếng xe chở vật liệu ầm ầm múc đổ; máy trộn bêtông hoạt động huyên náo một vùng rừng núi. Con đường này đang thi công dang dở, dự kiến cuối năm 2017, đưa vào hoạt động.

Con bò tót quý hiếm húc vào xe tải chết ngày 17.2 tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Ảnh VQG Chư Mom Ray cung cấp.
Chỉ lên tấm bản đồ VQG Chư Mom Ray, anh Thủy nói, tuyến tỉnh lộ 674 là tuyến đường mới, được huyện Sa Thầy làm chủ đầu tư, cắt qua vườn 10km, thông thương với xã Mo Rai (huyện Sa Thầy). “Tỉnh lộ 674 cũ là đã có sẵn, cắt đôi diện tích của VQG ra, đi xuyên 40km để vào xã Mo Rai. Chủ trương của tỉnh Kon Tum là không cho đi trên con đường cũ nữa, để giảm tác động mà đi trên tuyến đường đang thi công, chỉ 10km”, anh Thủy phân tích. Trước thắc mắc của tôi, lý do nào có tuyến đường 674 cũ xẻ đôi VQG? Anh Thủy tặc lưỡi cho biết: Do lịch sử để lại, thời sơ khai con đường đã có tự bao giờ (!).

Và anh cũng lắc đầu, hoàn toàn không có con đường nào khác đi vào xã Mo Rai mà không đi qua diện tích của VQG. Đứng ở gốc độ bảo tồn, anh cùng lãnh đạo VQG Chư Mom Ray dù đau lắm, nhưng cũng cố kiến nghị một biện pháp tránh, hạn chế việc tác động đến vườn khi làm đường. “Do vậy, UBND tỉnh Kon Tum và huyện Sa Thầy đã đồng ý đặt con đường qua phía đuôi của vườn, ít tác động nhất. Một biện pháp bắt buộc vì không có con đường nào khác, dù sao 10km vẫn rút ngắn 1/4 so với 40km tỉnh lộ 674 cũ”, anh Thủy nói.

Biện pháp bảo tồn... nằm trên giấy

Tuyến tỉnh lộ 674 mới, nếu hình thành, hai đầu sẽ có 2 trạm gác nhằm phát hiện, ngăn chặn các vụ vận chuyển, săn bắt động vật. Anh Thủy cũng tiết lộ, đây không phải là tuyến đường duy nhất ảnh hưởng đến hệ sinh thái VQG Chư Mom Ray. Tuyến thứ hai là QL 14C từ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cũng cắt qua VQG ở phía bắc 27km, để đi vào xã Mo Rai (huyện Sa Thầy). Tuyến này tồn tại cũng do lịch sử để lại, con người và nhiều phương tiện thường xuyên đi lại đây.

“Tuy vậy, việc ảnh hưởng không gian sống sẽ khiến các loài động vật di chuyển về phía Campuchia, vì ranh giới VQG Chư Mom Ray (Kon Tum, Việt Nam) giáp VQG ViRaChey (địa phận hai tỉnh Ratanakiri và Stung Treng, Campuchia). Ngoài ra, cũng không loại trừ nhiều động vật quý hiếm, đi ra khỏi vườn, tìm kiếm thức ăn bị bắn hạ, nhưng không hay biết”, anh Thủy lo lắng.

Việc bò tót húc xe tải ngày 17.2 - khi không gian sống của chúng bị đe dọa - đã đẩy các ngành chức năng tỉnh Kon Tum khẩn cấp lên phương án bảo vệ. UBND tỉnh Kon Tum hỏa tốc chỉ đạo các ngành liên quan đề xuất phương án bảo tồn. Từ năm 1997 - 2001, các chuyên gia người Hà Lan tiến hành điều tra tại VQG Chư Mom Ray đã xác định có 35- 40 đàn bò tót tồn tại. Mỗi đàn từ 4 - 6 con, tương đương trên dưới 100 cá thể. Kết thúc dự án, vườn không có nguồn kinh phí để điều tra nên chưa thể khẳng định tăng thêm hay giảm đi.

“Bò tót không ở một chỗ. Nếu mình giữ được rừng yên ổn, các nơi khác ồn ào, bò tót kéo về thì tăng. Trường hợp tiêu cực, bò tót đi ra ngoài vùng vườn kiểm soát, bị bắt, bắn mất thì giảm đi”, anh Thủy cho hay. Các tác động chính ảnh hưởng đến hệ động vật ở đây, anh nói chủ yếu là cháy, khai thác rừng, săn bắt; các hoạt động đường sá, công trình... thi công trong, sát VQG Chư Mom Ray.

Để hạn chế tác động, VQG Chư Mom Ray cho biết, trước mắt tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ để yên ổn lại môi trường sống. Về lâu dài, sẽ điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn bền vững loài bò tót. “Biện pháp bền vững thì có 3 vấn đề: Kinh tế - xã hội - môi trường. Biện pháp kinh tế thì phải làm gì? Đầu tư cho vùng đệm chẳng hạn, cho cuộc sống người dân tốt lên, khá hơn để họ tránh tác động vào rừng...; Xã hội thì có tuyên truyền, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng... ví dụ muốn thêm con đường, hạ tầng thì có nên không (!?); Về môi trường thì làm sao phải bảo vệ môi trường sống bình yên, không để bất cứ tác động nào tiêu cực đến động vật (cháy, phá rừng, săn bắn)”, Phó GĐ Đào Xuân Thủy phân tích. Vấn đề thiếu hụt nhân lực cũng phần nào trở ngại, khó khăn cho công tác bảo tồn. Theo quy định Chính phủ cứ 500ha/1 biên chế kiểm lâm nhưng VQG Chư Mom Ray diện tích 56.249ha lại chỉ có 43 biên chế, thay vì đúng quy định là 113 biên chế cán bộ.

“Tham mưu cho UBND tỉnh Kon Tum kêu gọi các dự án từ T.Ư và địa phương nhằm đầu tư, nghiên cứu và bảo vệ các loài động vật hoang dã”, đó là đề xuất của ông Nguyễn Hoài Tâm - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum. Ông nhấn mạnh rằng, các đơn vị cần tranh thủ các nguồn vốn về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm môi trường sống cho hệ động vật, không riêng gì bò tót. “Dự án bảo tồn hổ kết thúc 5-6 năm trước đó, thì đến nay không có một dự án nào. Từ sự cố bò tót, để chứng minh cho các nhà khoa học, các dự án bảo tồn động vật rằng, VQG Chư Mom Ray đang tồn tại một hệ động vật rất phong phú”, ông Tâm nhấn mạnh.

Chi cục Kiểm lâm Kon Tum còn đề xuất với VQG Chư Mom Ray cần rà soát các diện tích nằm trong vùng cung ứng thức ăn (rừng hỗn giao le, bãi sậy), sát suốt tạo thuận lợi cho động vật ăn. Từ đó, tổ chức xây dựng các phương án bảo vệ giữ diện tích đó, để tránh bị cháy trong mùa khô; bị ngập úng, sạt lở trong mùa mưa để tạo đồng cỏ cho động vật ăn.

Tất cả các giải pháp tích cực đã và đang được tỉnh Kon Tum đề ra, đáng hoan nghênh và ghi nhận. Tuy vậy, hai tuyến đường QL 14C (huyện Ngọc Hồi) và tỉnh lộ 674 (huyện Sa Thầy) hình thành đã cắt hai “nhát dao” vào VQG Chư Mom Ray. Không gian sống bị thu hẹp, càng không ai dám đảm bảo không có chuyện săn bắt khi đi lại trên các tuyến đường này. Bò tót lao vào chiếc xe tải, đang báo động cho một cuộc di cư khi môi trường sống bị xâm hại. Nếu không có một biện pháp bảo tồn khả dĩ, không riêng gì bò tót mà các động vật khác từ VGQ sẽ tìm đường sang Campuchia. Bò tót húc vào xe tải, hy hữu mà xảy ra. Và chuyện di cư - không hy hữu - thì nhãn tiền xảy ra cao gấp nhiều lần. Đáng báo động và thực sự lo ngại.

ĐÌNH VĂN
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.