Bút ký - Phóng sự dự thi về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh: Những mầm xanh trên chiến trường xưa

QUANG ĐẠI – CÔNG SANG |

Ngót 20 năm từ ngày thành lập (1999), Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu IV) đã gắn bó, đồng cam cộng khổ với đồng bào Hướng Hóa, Cam Lộ (Quảng Trị), chung tay giúp người dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa mới, cho mạch sống trên mảnh đất là chiến trường xưa ngày càng dồi dào, khỏe khoắn.

Cùng dân lập làng mới
Đoàn 337 và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: PV
Đoàn 337 và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: PV

Người dân thôn Tri, xã Hướng Lập (Hướng Hóa) còn nhớ như in cách đây khoảng hơn 2 năm, gia đình 34 hộ trong thôn luôn phải chịu cảnh đường ngập nước, bị cô lập vào mùa mưa. “Lúc đó sống khổ lắm, vì đường vào thôn duy nhất bị nước ngập, không ai vào được cả, bà con phải tự túc, đau ốm thuốc thang, chữa trị không kịp thời...”, trưởng thôn Tri - ông Hồ Văn Tùng nói.

Nắm được tình cảnh bà con, bộ đội Đoàn 337 đã bàn bạc với chính quyền địa phương tìm cách di dời toàn bộ 34 hộ ra khỏi vùng đất cũ. Sau khi khảo sát, đơn vị và chính quyền địa phương đã tìm được vị trí lập làng mới, cách làng cũ khoảng 5km, không còn bị lũ cô lập như trước.

Cán bộ Đoàn 337 thăm hỏi, động viên nhân dân. Ảnh: PV
Cán bộ Đoàn 337 thăm hỏi, động viên nhân dân. Ảnh: PV

“Bộ đội huy động lực lượng san lấp mặt bằng, giúp bà con di chuyển tài sản, vật dụng, vật nuôi, những người già cả, trẻ con, dựng lại nhà… ròng rã trong 3 tháng liền”, ông Hồ Đức Vân, Chủ tịch UBND xã Hướng Lập cho biết. Về làng mới, bộ đội cũng giúp bà con khai hoang, canh tác trên diện tích 2,3 ha lúa nước, năng suất đạt 150kg/sào. Người dân có gạo do chính tay mình trồng, có làng mới, trẻ có trường học, không còn bị lũ bủa vây như trước, ai cũng ghi ơn các anh “Bộ đội Cụ Hồ".

Để giúp bà con có thể tự lực sản xuất, tổ chức cuộc sống khấm khá hơn, bộ đội Đoàn 337 đã bỏ ra rất nhiều mồ hôi, công sức. Hãy hình dung, riêng khu kinh tế quốc phòng Khe Sanh Quảng Trị nằm phía bắc huyện Hướng Hóa, đã có 3 xã biên giới Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng và thêm 2 xã vùng sâu Hướng Sơn, Hướng Linh.

“Với 72km đường biên giới giáp nước bạn Lào, địa hình chủ yếu đồi dốc, chia cắt phức tạp, tổng diện tích 66.724ha, dân số 13.568 người, 3.220 hộ, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 62,2% theo tiêu chí mới”, đại tá Hoàng Kim Tình - Phó Chính ủy cho biết về những khó khăn, vất vả mà đơn vị phải đối mặt, cũng như nhiệm vụ chính trị đặc thù của đơn vị là giúp dân xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa.      

Tại địa bàn đơn vị đóng quân, đa số người dân là đồng bào dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, thường sinh con nhiều, tập quán sản xuất lạc hậu, nhiều hộ không biết buôn bán, tích lũy, nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ý thức vệ sinh phòng bệnh kém. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Đoàn 337 đã luồn rừng, vượt suối đến các thôn bản xa xôi, “3 cùng” với bà con. “Đầu tiên phải chiếm được tình cảm, niềm tin của bà con, phải uống với bà con chén rượu, ăn bát cơm, từ đó khơi câu chuyện tâm tình”, đại úy Bùi Minh Đông - Trưởng Ban Tuyên truyền Đoàn 337 chia sẻ.

Xác định giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, từ năm 2013 đến nay, đơn vị tập trung triển khai dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, gồm 8 mô hình tại 39 thôn bản. Chăn nuôi gồm 4 mô hình: Bò lai Sind, lợn lai rừng, dê bách thảo, trâu sinh sản; trồng trọt có 4 mô hình: Trồng rong riềng, càphê Catimor, lúa nước, sắn cao sản. Ngoài ra còn có một số mô hình khác như trồng hoa, nuôi chim bồ câu Pháp, làm phân vi sinh từ nguồn phân chuồng và vỏ cà phê.

Trao tặng dê giống cho bà con. Ảnh: PV
Trao tặng dê giống cho bà con. Ảnh: PV

Để chuyển giao kỹ thuật thành công cho bà con là cả một chặng đường gian nan, vất vả. Anh em cán bộ, chiến sĩ phải cẩn thận, tỉ mỉ “cầm tay chỉ việc”, rồi kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ sâu sát, nhiệt tình. Bà con hiểu được tấm lòng của bộ đội, cũng hết sức cố gắng lĩnh hội, thực hành. Ban đầu còn lúng túng, bỡ ngỡ, sau mới quen dần, rồi thành thạo các phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.

Nhìn những đàn dê tung tăng nơi bãi cỏ, những lá dong riềng xanh mơn mởn trên những hàng luống thẳng tắp, niềm vui rộn ràng dâng lên trong lòng mọi người, xua đi những vất vả, mệt mỏi. Sản phẩm của bà con đã được thị trường chấp nhận, “săn” mua. Như miến dong riềng của bà con, là một đặc sản, làm ra không kịp bán.

Tổng cộng có 1.397 hộ tham gia dự án, gồm 1.272 hộ nghèo, 125 hộ cận nghèo. Đến nay, đã có 740 hộ thoát nghèo (chiếm 53% hộ tham gia dự án). “Đây là một kết quả rất ấn tượng, đáng ghi nhận, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 3 - 4%”, ông Đặng Trọng Vân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết.

Trưởng thành nhờ giúp dân

Chủ nhiệm chính trị đơn vị, thượng tá Trần Võ An cho hay, bên việc xóa đói giảm nghèo, đơn vị cũng đặt ra mục tiêu giúp các địa phương xây dựng nông thôn mới. Đơn vị đã tổ chức 24 đội viên trí thức trẻ tình nguyện trong 3 đợt, giúp người dân thôn Mới (Hướng Sơn), thôn Tân Pun (Hướng Phùng), thôn Tri (Hướng Lập) làm đường giao thông liên thôn, tổng cộng 14km, nạo vét 5km kênh mương nội đồng, giúp dân cấy 3,2ha lúa tại Hướng Linh, sửa chữa nhà học tập cộng đồng…

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây dong riềng. Ảnh: PV
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây dong riềng. Ảnh: PV

“Giúp dân, cũng có mệt nhưng mà rất vui, đi làm tập thể, giao lưu với bà con giúp bọn em trưởng thành lên rất nhiều”, một chiến sĩ trẻ của đơn vị chia sẻ, với nụ cười tươi tắn. Năm 2017, Đoàn 337 tổ chức hơn 50 cán bộ chiến sĩ giúp xã A Dơi (Hướng Hóa) 15 ngày san lấp và đào rãnh 3 km, thuê 6 ca máy san ủi 4.000m2 sân trường, hỗ trợ làm một nhà đại đoàn kết hơn 30 triệu, tặng 20 học sinh nghèo vượt khó mỗi em một suất quà trị giá 250 nghìn.

“Nhớ lại ngày đầu đặt chân lên vùng đất là chiến trường Khe Sanh xưa, bốn bề rừng núi, đường đi lại khó khăn, cuộc sống người dân hầu hết nghèo khó, nhiều người trong đơn vị không khỏi băn khoăn, lo lắng. Nhưng lãnh đạo đơn vị cùng anh em cùng động viên khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay, chúng tôi tự hào vì đã góp phần nhỏ làm thay đổi cuộc sống người dân trên mảnh đất này”, đại tá Hoàng Kim Tình tâm sự.

Chỉ trong giai đoạn 2013-2018, tổng giá trị đầu tư các dự án hạ tầng của đơn vị phụ trách lên tới gần 69 tỷ đồng. Đã xây dựng được 3 công trình nước sạch, san lấp mặt bằng 2 khu tái định cư, xây dựng 3 tuyến đường với chiều dài gần 11km… góp phần cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng vốn rất khó khăn của Hướng Hóa.

Hướng dẫ kỹ thuật trồng lúa nước. Ảnh: PV
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước. Ảnh: PV

Đơn vị đã xây dựng được 7 công trình thủy lợi, giải quyết tưới tiêu, nước sinh hoạt cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp. Đối với người dân khu tái định cư thôn Tà Puồng (Hướng Việt), đập thủy lợi do bộ đội xây còn tạo cảnh quan đẹp cho khu dân cư. Bộ đội Đoàn 337 cũng xây dựng điểm trường Mầm non thôn Tri và đầu mối nhà máy nước tại thị tứ Hướng Phùng.

Màu xanh của đất rừng được củng cố và bền vững hơn, nhờ các dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng vành đai biên giới của đơn vị. Tất cả các hộ dân trên địa bàn đã ký cam kết bảo vệ rừng. Từ 2013-2017, đơn vị đã phối hợp với địa phương thực hiện dự án bảo vệ 1.952ha rừng trồng, trồng mới 99ha, bảo vệ 109ha rừng trồng tại vành đai biên giới, bảo vệ rừng 4.822ha rừng tự nhiên vành đai biên giới. Đoàn đang xây dựng vườn ươm 12 vạn cây giống bời lời trồng mới 51ha rừng vành đai biên giới tại Hướng Việt.

Trọn nghĩa, vẹn tình

Đứng chân trên vùng đất chiến trường xưa, anh em cán bộ chiến sĩ Đoàn 337 càng thấm thía những vất vả, hi sinh mà người dân nơi đây đã trải qua, tự nhủ cố gắng chia sẻ, giúp đỡ bà con nhiều hơn nữa, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn. 3 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ ở thôn A Sóc (Hướng Lập) được đoàn nhận nuôi dưỡng với mức 2,2 triệu/tháng/cháu; 4 cháu mồ côi thôn Hoong, thôn Cu Vơ xã Hướng Linh được hỗ trợ 1 triệu/tháng/cháu. Ngoài ra, đoàn còn thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gặp thiên tai, hoạn nạn.

Cùng nhân dân làm ra đặc sản miến dong Hướng Hóa. Ảnh: PV
Cùng người dân địa phương làm ra đặc sản miến dong Hướng Hóa. Ảnh: PV

Mỗi khi đau yếu, bà con trong vùng lại tìm đến các thầy thuốc bộ đội tại Trạm quân dân y của đoàn. Trong năm 2017, trạm tiếp nhận 2.075 bệnh nhận, điều trị nội trú 713 lượt, tỉ lệ khỏi 85%; khám cấp thuốc 1.772 lượt, tẩm 1.123 màn chống muỗi, phun thuốc phòng chống dịch bệnh trên diện tích hơn 11 nghìn m2. Trong các đợt trí thức trẻ tình nguyện dã ngoại đã cấp thuốc miễn phí cho 500 người dân 4 thôn, trị giá trên 20 triệu đồng, khám cấp thuốc cho các đối tượng gia đình chính sách… Tiếp xúc với bộ đội, được chữa bệnh, chăm sóc tận tình, bà con còn được tuyên truyền, đả thông tư tưởng và dần thay đổi nếp sống.

Thiêng liêng giây phút đưa tiễn hài cốt đồng đội mới quy tập về đất mẹ. Ảnh: PV
Thiêng liêng giây phút đưa tiễn hài cốt đồng đội mới quy tập về đất mẹ. Ảnh: PV

Những bóng đen của nạn mê tín dị đoan, tình trạng tảo hôn đã bị đẩy lùi. “Chúng tôi cũng đã vào cuộc để hòa giải tranh chấp đất đai. Bà con rất tin tưởng bộ đội nên khi được phân tích thiệt hơn, tranh chấp đã được giải quyết ổn thỏa. Có người dân nói, "ai chớ bội đội nói thì tui nghe”, đại úy Bùi Minh Đông cười, kể lại. Luôn ghi nhớ nghĩa tình đồng đội, trong năm 2017, đoàn đã quy tập được 8 bộ hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang Hướng Hóa.

Với những thành tích xuất sắc trong công tác, Đoàn 337 đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong công tác quân dân y; Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua xuất sắc giai đoạn 1998-2008; Bộ Tư lệnh Quân khu IV tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc nhiều năm.

“Kết quả đạt được của đơn vị đã chứng tỏ chủ trương xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn là đúng đắn”, đại tá Nguyễn Văn Cơ - Đoàn trưởng Đoàn 337 cho biết.

</div>
<figure class=
 
 
 
QUANG ĐẠI – CÔNG SANG
TIN LIÊN QUAN

Khe Sanh yêu kiều

LÂM CHÍ CÔNG |

Năm 1968, nhà thơ - chiến sĩ Ngô Kha viết: “Rồi sẽ thấy, và nhất định thấy. Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo. Một thị trấn yêu kiều qua ngả Làng Vây”. Nửa thế kỷ sau, dự cảm đó đã thành hiện thực.

Người giữ linh hồn của chiến thắng Khe Sanh

TÂM AM - VŨ VĂN NINH |

Năm mươi năm trôi qua, tuổi nhân sinh cũng ở hàng thất thập, song ông vẫn nhớ vẹn nguyên từng gốc cây, từng cơn mưa trên mảnh đất Khe Sanh ngày còn chìm trong đạn bom, khói lửa.

Cõng phim lên miền Hướng Hóa

HỒ THANH THOAN |

“Cõng phim” là động từ chính xác nhất mô tả công việc của Đội chiếu phim lưu động, thuộc Công ty Điện ảnh Băng hình thành Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị ở huyện miền núi Hướng Hóa từ nhiều năm nay.

Hà Nội dự báo số lượng phương tiện đăng kiểm tăng cao vào đầu tháng 4

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường dự báo đến cuối tháng 3, đầu tháng 4 số lượng phương tiện đăng kiểm tăng cao sẽ gây ra tình trạng ùn tắc.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 10.3: Top ngân hàng lãi suất cao nhất tháng 3

Hương Nguyễn |

Lãi suất ngân hàng hôm nay: Lãi suất cao nhất thị trường lên tới 10% cho kỳ hạn 13 tháng. Cập nhật trọn bộ lãi suất Agribank, SCB, Sacombank, Vietcombank... mới nhất.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ 3

Song Minh |

Ngày 10.3.2023, ông Tập Cận Bình được bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhiệm kỳ 3 và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Kiến nghị phương tiện quá hạn đăng kiểm 15 ngày được di chuyển

Hiếu Anh |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng một số biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt đăng kiểm.

Cán bộ đăng kiểm đã nghỉ hưu sẵn sàng quay lại công việc

Hiếu Anh |

Để giải quyết vấn đề thiếu nhân sự, Cục Đăng kiểm kêu gọi cán bộ đã nghỉ hưu tham gia công tác đăng kiểm.

Khe Sanh yêu kiều

LÂM CHÍ CÔNG |

Năm 1968, nhà thơ - chiến sĩ Ngô Kha viết: “Rồi sẽ thấy, và nhất định thấy. Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo. Một thị trấn yêu kiều qua ngả Làng Vây”. Nửa thế kỷ sau, dự cảm đó đã thành hiện thực.

Người giữ linh hồn của chiến thắng Khe Sanh

TÂM AM - VŨ VĂN NINH |

Năm mươi năm trôi qua, tuổi nhân sinh cũng ở hàng thất thập, song ông vẫn nhớ vẹn nguyên từng gốc cây, từng cơn mưa trên mảnh đất Khe Sanh ngày còn chìm trong đạn bom, khói lửa.

Cõng phim lên miền Hướng Hóa

HỒ THANH THOAN |

“Cõng phim” là động từ chính xác nhất mô tả công việc của Đội chiếu phim lưu động, thuộc Công ty Điện ảnh Băng hình thành Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị ở huyện miền núi Hướng Hóa từ nhiều năm nay.