Vũ Nhôm phạm tội có khi vẫn giàu to, nếu tính giá tài sản ở thời điểm phạm tội

Cường Ngô - Trần Vương |

Theo Viện trưởng Viện KSND Tối cao, trường hợp của Phan Văn Anh Vũ (hay còn gọi là Vũ Nhôm) với hành vi phạm tội chiếm đoạt nhiều tài sản ở TPHCM và Đà Nẵng, nếu tính giá ở thời điểm phạm tội, Phan Văn Anh Vũ chỉ bán vài cái thôi là huề tiền, còn lại có khi giàu to.

Tranh luận việc xác định trị giá thiệt hại tài sản

Chiều 21.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) nhắc lại ý kiến đã nêu sáng 20.11 về 2 vụ án liên quan đất đai xảy ra tại TP Đà Nẵng trong các năm 2011, 2012.

Thứ nhất là vụ Phan Văn Anh Vũ và các bị cáo phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ thứ hai là vụ Trần Văn Minh và các bị cáo phạm tội Vi phạm quy định về sử dụng, quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Bà Thuý nhận định, cả hai vụ không thống nhất trong cách xác định trị giá thiệt hại tài sản.

Buổi thảo luận chiều nay, bà Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, qua phát biểu, Chánh án đã phản ánh 2 vấn đề: Thứ nhất, về hành lang pháp lý, hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã có Nghị quyết hướng dẫn xác định hậu quả tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội.

Thứ hai, những vụ án xảy ra trước khi có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mà trái với Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán thì cần xem xét lại.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu. Ảnh: Quốc hội

Nữ đại biểu Đoàn ĐBQH Đà Nẵng khẳng định, trong bài phát biểu, bà không hề can thiệp vào trình tự tố tụng của tòa án, mà chỉ phản ánh ý kiến của cử tri về việc áp dụng pháp luật còn thiếu thống nhất trong xét xử hai vụ án cùng liên quan đến tài sản nhà nước tại Đà Nẵng.

Từ đó đề nghị Chánh án làm rõ, vì sao tòa án lại áp dụng không thống nhất việc xác định trị giá tài sản thiệt hại đối với 3 tài sản nhà nước ở 2 vụ án đã nêu.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, nếu hai vụ án đó có vấn đề, việc xem xét cần theo đúng thủ tục, trình tự. "Việc phát hiện không chỉ ĐBQH mà toàn dân đều có quyền phát hiện và kiến nghị nhưng cần kiến nghị theo đúng quy trình, thủ tục.

Đây là sự kiện tố tụng nên cần chuyên môn rất sâu, tôi đề nghị đại biểu, nếu quan tâm đến điều này, chúng tôi mời đại biểu đến TAND Tối cao để bàn lại trình tự thủ tục tố tụng và bàn lại nội dung vụ án, tránh mất thời gian của Quốc hội", ông Nguyễn Hoà Bình nói và khẳng định, tất cả các án mà không đúng thì sẽ xem xét lại theo đúng trình tự, thủ tục.

Làm gì có chuyện tội phạm còn có lãi được

Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện KSND Tối cao cho biết, cần phải phân biệt chiếm đoạt khác với thiệt hại. Trong đó, thiệt hại cần xác định ở thời điểm khởi tố vụ án hay thời điểm tội phạm xảy ra - đây là vấn đề phải suy nghĩ.

Theo ông Lê Minh Trí, trên thực tiễn, liên quan đến khách thể bị xâm hại với hành vi xâm hại chiếm đoạt tài sản nhà nước là tài sản công, nhà đất công sản có việc: Trong một vụ án, đặc thù bất động sản lên giá rất nhanh, chỉ 5 - 7 năm lên giá 5-10 lần.

Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí. Ảnh: Quốc hội
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí. Ảnh: Quốc hội

Tội phạm xâm hại hay chiếm đoạt 10 mặt bằng, nếu tính thời điểm hành vi phạm tội cách đây 10 năm, chỉ cần bán 1 mặt bằng thôi còn lại lãi 9 mặt bằng. Làm gì có chuyện tội phạm còn có lãi được?

Theo Viện trưởng, chúng ta phải phân biệt loại nhà đất công bị xâm hại là một dạng; dạng thứ hai là tội phạm xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, thì thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi này chưa xảy ra ngay hậu quả, mà hành vi này diễn ra một thời gian, đến khi bị phát hiện, ngăn chặn thì các công trình, dự án bị ngừng thi công… lúc đó mới phát sinh hậu quả.

Đối với trường hợp của Phan Văn Anh Vũ với hành vi phạm tội chiếm đoạt nhiều tài sản ở TPHCM và Đà Nẵng, theo Viện trưởng Lê Minh Trí, nếu tính giá ở thời điểm phạm tội, Phan Văn Anh Vũ chỉ bán vài cái tài sản thôi là huề tiền, còn lại có khi giàu to.

Ông cho rằng, nếu dựa vào thời điểm ra quyết định hành chính vi phạm pháp luật đó làm căn cứ để tính giá trị thiệt hại của nhà nước thì không hợp lý.

"Bởi, giá nhà đất đã tăng lên 10 lần, nếu chỉ tính ở thời điểm phạm tội cách đây 10 năm, tài sản lúc đó, giả sử có một tỉ thôi, giờ 20 tỉ rồi. Chúng ta làm như vậy không được", ông nói.

Cường Ngô - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Băn khoăn về xác định giá trị thiệt hại vụ Vũ Nhôm và cựu Chủ tịch Đà Nẵng

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Kim Thúy bày tỏ băn khoăn về 2 vụ án liên quan đất đai xảy ra tại TP Đà Nẵng là vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và và cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh.

Các dự án ở Đà Nẵng "kẹt" vì Vũ nhôm, khách hàng "ở trọ" biệt thự của mình

Thanh Hải - Thanh Chung |

Nhiều dự án bất động sản, các khu đô thị mới tại Đà Nẵng phải dang dở bởi liên quan đến các vụ án về sai phạm quản lý đất đai giai đoạn trước. Đặc biệt, sau thanh tra, kiểm tra, thậm chí xét xử, nhiều dự án - trong đó có các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) vẫn chưa thể thu hồi, giải quyết dứt điểm, làm rõ tính pháp lý. Hậu quả là hàng ngàn khách hàng, trong đó hàng trăm cư dân phải "ở trọ" trong căn biệt thự của mình.

Đội TPHCM nợ cầu thủ, trợ lý 30 tỉ đồng

Thanh Vũ |

Cầu thủ, trợ lý câu lạc bộ TPHCM vừa có tâm thư "kêu cứu" vì bị nợ tổng số tiền lên đến 30 tỉ đồng.

Giờ thứ 9: Cái bẫy của chồng tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cuộc sống luôn có những bất ngờ, mà phần lớn những bất ngờ đó lại đến từ những bí mật được vén màn. Có những sự thật khi được phơi bày, có người lại ước ao rằng giá như mình đừng cố tìm hiểu để rồi biết được những điều không nên biết.

Đề xuất truy tặng Huân chương Dũng cảm đối với người bảo vệ tử vong do bắt cướp

Văn Trực |

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, đã có văn bản đề xuất truy tặng Huân chương Dũng cảm đối với ông Trần Minh Thành - nhân viên bảo vệ ngân hàng bị cướp đâm tử vong.

Xử lý chủ tàu mới chấm dứt nạn khai thác cát trộm ở lòng hồ thuỷ điện Ialy

THANH TUẤN |

Ngày 23.11, ông Đoàn Tiến Cường - Giám đốc Công ty thuỷ điện Ialy (đóng tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra tại khu vực lòng hồ thuỷ điện hiện chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình hồ đập.

Nghi ngờ kẻ gian tẩm thuốc mê, bắt cóc học sinh trước cổng trường ở TPHCM

Thanh Chân |

Một phụ nữ bịt kín mặt, đội nón bảo hiểm, mặc áo khoác xuất hiện trước cổng trường ở Quận 12, TPHCM và dúi tiền vào tay học sinh. Đáng chú ý, cô giáo khi cầm tiền từ học sinh thì bị chóng mặt, đau đầu và buồn ngủ.

Phó Chủ tịch huyện vận động, hàng chục hộ dân bàn giao mặt bằng

QUANG ĐẠI |

Hàng chục hộ dân xã Diễn Phúc (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 sau khi được lãnh đạo huyện, xã trực tiếp tuyên truyền vận động.

Băn khoăn về xác định giá trị thiệt hại vụ Vũ Nhôm và cựu Chủ tịch Đà Nẵng

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Kim Thúy bày tỏ băn khoăn về 2 vụ án liên quan đất đai xảy ra tại TP Đà Nẵng là vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và và cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh.

Các dự án ở Đà Nẵng "kẹt" vì Vũ nhôm, khách hàng "ở trọ" biệt thự của mình

Thanh Hải - Thanh Chung |

Nhiều dự án bất động sản, các khu đô thị mới tại Đà Nẵng phải dang dở bởi liên quan đến các vụ án về sai phạm quản lý đất đai giai đoạn trước. Đặc biệt, sau thanh tra, kiểm tra, thậm chí xét xử, nhiều dự án - trong đó có các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) vẫn chưa thể thu hồi, giải quyết dứt điểm, làm rõ tính pháp lý. Hậu quả là hàng ngàn khách hàng, trong đó hàng trăm cư dân phải "ở trọ" trong căn biệt thự của mình.