Kon Tum, Gia Lai lúng túng trong phối hợp bắt “cát tặc” hồ IaLy

THANH TUẤN |

Tình trạng “cát tặc” trên lòng hồ thủy điện Ia Ly, giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum diễn ra phức tạp. “Cát tặc” hoạt động về đêm, khai thác cát, sỏi trái phép, trong khi cơ quan chức năng 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum vẫn còn lúng túng giải pháp trong việc phối hợp xử lý hiệu quả.

Lòng hồ thủy điện Ia Ly rộng tới 64,5 km2, thời gian gần đây, các đối tượng dùng sà lan hút cát trái phép tại lòng hồ, đoạn giáp ranh xã Sa Bình, huyện Sa Thầy. Sau đó đưa cát về tập kết bên hồ thủy điện Ia Ly, thuộc địa bàn huyện Chư Păh (Gia Lai).

Mặc dù vậy, cơ quan chức năng 2 tỉnh “kêu” khó khăn, trở ngại trong việc phát hiện, bắt giữ, xử lý phương tiện của các nhóm “cát tặc”.

Ông Rơ Châm Vân – Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh cho rằng, diện tích lòng hồ Ia Ly rất rộng lớn, chủ yếu nằm trên ranh giới hành chính của tỉnh Kon Tum, Gia Lai chỉ chiếm phần diện tích nhỏ. Trong khi các mỏ cát phân bố dọc theo địa bàn huyện Sa Thầy (Kon Tum).

Vì vậy, các tàu thuyền thường xuyên hút cát trộm ban đêm ở Kon Tum, rồi khi bị phát hiện truy đuổi thì chạy trốn về phía Gia Lai, bỏ lại tàu trên khu vực lòng hồ.

“Khai thác cát của Kon Tum thì chính quyền xã, huyện, sở ngành, Cảnh sát môi trường bên phía Kon Tum phải tăng cường xử lý, bắt quả tang. Ở bên Gia Lai, các tàu chỉ nằm bờ, trên tàu không có cát, thậm chí không có chủ tàu, chính quyền địa phương nếu có kiểm tra thì cũng không có lý do gì để xử phạt hành chính được.

Kiểm tra, xử phạt phương tiện đường thủy vi phạm thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát giao thông, theo phân cấp, phân quyền, mức độ vi phạm”, ông Rơ Châm Vân nói.

Lòng hồ phía thị trấn IaLy trở thành bến đỗ, neo đậu của nhóm tàu hút cát trái phép. Ảnh Thanh Tuấn
Lòng hồ phía thị trấn IaLy trở thành bến đỗ, neo đậu của nhóm tàu hút cát trái phép. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo ông Vân, đoàn liên ngành Kon Tum mỗi lần sang họp bàn với UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) trong không khí căng thẳng, yêu cầu địa phương phải xử lý “cát tặc”, phương tiện vi phạm, bến bãi tập kết trái phép theo công văn phối hợp giữa 2 tỉnh.

Tuy nhiên, thẩm quyền, phạm vi xử lý của địa phương có giới hạn, quan trọng nhất vẫn là việc bắt quả tang “cát tặc” hút cát trên hồ của các đơn vị Kon Tum. Chỉ có bắt quả tang hút cát mới có cơ sở để xử lý.

Trong khi đó, ông Võ Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cho rằng, vào ngày 19.4, đoàn liên ngành đi kiểm tra phát hiện 2 bãi tập kết cát khai thác cát đã dừng hoạt động, dấu vết san gạt còn mới ở thị trấn Ia Ly. Ngoài ra, trên lòng hồ còn có 7 tàu, trên tàu không có chủ đang neo đậu trên lòng hồ thủy điện.

“Đúng ra, chính quyền, công an phía thị trấn Ia Ly phải đi kiểm tra thường xuyên, xử lý các điểm tập kết cát trái phép, xử lý phương tiện ra vào vận chuyển vi phạm. Đồng thời kiểm tra các chủ tàu đang neo đậu dọc lòng hồ.

Theo giấy phép đăng ký, chỉ có duy nhất 1 tàu của Công ty TNHH Tài nguyên môi trường Hoàng Long được đăng ký hoạt động khai thác, trong khi trên hồ có 7 tàu. Nếu tàu đó không chở cát, khai thác cát trái phép thì hoạt động nhằm mục đích gì, tại sao không xử lý?”, ông Hải đặt vấn đề.

Theo ông Hải, thực tế “cát tặc” hoạt động rất tinh vi, lén lút vào ban đêm nên khó phát hiện bắt quả tang, khi truy đuổi thì chúng trốn chạy về địa phận Gia Lai. Chỉ có việc xử lý chủ tàu, tạm giữ phương tiện, truy quét bãi tập kết cát lậu mới ngăn chặn hiệu quả việc khai thác khoáng sản hồ Ia Ly, một trong những lòng hồ thủy điện lớn trên cả nước.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Cát tặc tấn công lực lượng công an

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sau khi bị lực lượng công an phát hiện, áp sát, cát tặc đã dùng gậy tre tấn công lại khiến một chiến sĩ công an bị thương.

Chuyên gia bày tỏ quan ngại nạn cát tặc “tung hoành” hạ nguồn sông Tiền

Thành Nhân |

Tiền Giang - Việc khai thác cát sông ở vùng ven biển về lâu dài sẽ dẫn đến hệ lụy gây gia tăng sạt lở và mặn xâm nhập xuống tầng nước ngầm trong lòng đất.

Cát tặc tung hoành hạ nguồn sông Tiền

Thành Nhân |

Tiền Giang - Nhiều tàu khai thác cát trái phép “tung hoành” dưới hạ nguồn sông Tiền, Công an địa phương cho rằng, không thể xử lý dứt điểm vì gặp khó khăn do thiếu nhân lực để truy quét.

Vụ cướp taxi ở Hà Nam: Nghi phạm có tiền sử tâm thần

HỮU CHÁNH |

Đối tượng gây ra vụ cướp taxi trên địa bàn xã Liêm Tuyền, TP Phủ Lý, có tiền sử mắc bệnh tâm thần, đã nhiều lần phải điều trị tại các bệnh viện.

Chật vật bên trong khu tập thể từng là khách sạn đắt đỏ bậc nhất Hà Nội

Lan Nhi |

Từng là một khách sạn cao cấp người Pháp xây dựng tại Hà Nội cách đây hơn 80 năm, do sức ép của quá trình đô thị hóa, công trình hiện tại đã trở thành khu nhà tập thể với hàng chục hộ dân sinh sống.

Bạo lực học đường dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Minh Hà |

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, làm gì để môi trường học đường thực sự an toàn? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang về vấn đề này.

NSƯT Hoàng Hải: "Tôi cũng trải qua những cay đắng cuộc đời giống Lưu Nát"

Nhóm PV |

NSƯT Hoàng Hải có buổi chia sẻ đặc biệt với Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động về những trải nghiệm cuộc sống anh đã đưa vào vai Lưu Nát để vai diễn sinh động, chân thực qua bộ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Biến động chính sách du lịch trên thế giới hậu COVID-19: Thu phí, cấm đi xe máy

Thanh Hà |

Các điểm du lịch nổi tiếng thế giới ở Italy, Thái Lan, Indonesia... đang có điều chỉnh quy định với khách du lịch.

Cát tặc tấn công lực lượng công an

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sau khi bị lực lượng công an phát hiện, áp sát, cát tặc đã dùng gậy tre tấn công lại khiến một chiến sĩ công an bị thương.

Chuyên gia bày tỏ quan ngại nạn cát tặc “tung hoành” hạ nguồn sông Tiền

Thành Nhân |

Tiền Giang - Việc khai thác cát sông ở vùng ven biển về lâu dài sẽ dẫn đến hệ lụy gây gia tăng sạt lở và mặn xâm nhập xuống tầng nước ngầm trong lòng đất.

Cát tặc tung hoành hạ nguồn sông Tiền

Thành Nhân |

Tiền Giang - Nhiều tàu khai thác cát trái phép “tung hoành” dưới hạ nguồn sông Tiền, Công an địa phương cho rằng, không thể xử lý dứt điểm vì gặp khó khăn do thiếu nhân lực để truy quét.