Vụ khách hàng đòi tiền nữ “giảng viên đại học”: Rủi ro khi nộp tiền xuất khẩu lao động cho cá nhân

VĂN TRUNG |

Liên quan vụ nhiều người dân tố cáo người môi giới xuất khẩu lao động ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thu mỗi người hàng trăm triệu đồng rồi dây dưa không trả, đại diện cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh đã đưa ra khuyến cáo.

Như Lao Động đã thông tin, tin tưởng vào mác “chồng bộ đội, vợ giảng viên đại học” của vợ chồng Phạm Như Ý- Nguyễn Thị Kim Liên (trú phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), hàng chục người đã nộp số tiền lớn cho cặp vợ chồng này để đi du học-xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, thời gian kéo dài nhiều tháng, không xuất cảnh được mà đòi tiền thì bị khất lần, có dấu hiệulừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến vụ việc, sáng 21.11, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Hòa - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) Hà Tĩnh - đơn vị có chức năng tuyển sinh du học -XKLĐ - cho biết: “Theo quy định, người môi giới du học - XKLĐ không được phép thu bất kỳ khoản nào của lao động, vì không có chức năng, nhiệm vụ đó”.

 
Giấy nhận nợ tiền du học nghề của bà Nguyễn Thị Kim Liên. Ảnh: PV.

Theo ông Nguyễn Tiến Hòa, nguyên tắc người môi giới (nếu có ký hợp đồng môi giới với công ty) chỉ được đưa thông báo đến người lao động có nhu cầu theo thông báo của công ty (Cty) đã được cấp phép hoạt động.

Sau đó, người lao động trực tiếp làm việc với Cty, hai bên ký kết hợp đồng với các nội dung cụ thể, trên cơ sở đó người lao động mới nộp tiền theo danh mục Cty thông báo. Hợp đồng du học - XKLĐ giữa hai bên thực hiện theo quy định của của Bộ LĐTB&XH hoặc của Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT).

"Các Cty được cơ quan chức năng kiểm tra, cấp phép hoạt động và có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng, nếu có vấn đề gì Cty sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Hòa nói.

Vị giám đốc khuyến cáo người lao động - học sinh không nên nộp tiền, giao kết hợp đồng qua bất kỳ cá nhân nào vì sẽ gặp rủi ro khi không ký trực tiếp với Cty.

"Nguyên nhân do nhận thức, hiểu biết về các quy định người dân còn nhiều hạn chế. Cần đẩy mạnh tuyên truyền cũng như nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở", ông Nguyễn Tiến Hòa chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn (đoàn Luật sư Nghệ An) trao đổi: Theo nguyên tắc, giao dịch liên quan đến du học - XKLĐ phải được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng giữa cá nhân và tổ chức - doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Còn giao dịch giữa cá nhân với nhau thông qua giấy viết tay thì không có giá trị pháp lý để người lao động đòi quyền lợi khi xảy ra rủi ro. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp cá nhân nhận tiền XKLĐ rồi chiếm đoạt bị khởi tố về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ông Lê Hữu Ngọc - Giám đốc Công ty Đào tạo và cung ứng nhân lực Hà Tĩnh (Letco-Hà Tĩnh) - cho biết: "Hiện nay, Hà Tĩnh và Nghệ An có nhiều cá nhân làm môi giới XKLĐ theo kiểu tạo niềm tin qua người này người khác giới thiệu, tự thu tiền của người dân. Nhiều người do tin tưởng vào môi giới, thiếu thông tin nên lâm cảnh “tiền mất tật mang”.

VĂN TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

Vụ "nữ giảng viên" bị tố ôm tiền xuất khẩu lao động bỏ trốn: Lãnh đạo Đại học Vinh bất ngờ tiết lộ thông tin sốc

QUANG ĐẠI |

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (số nhà 269A Trần Phú- TX Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh), người tự xưng là “giảng viên đại học” đang bị nhiều người vây đòi tiền du học - xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết đang ở TPHCM để thu xếp trả nợ.

Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.

4 khu nghỉ dưỡng cho cuối tuần xanh mát gần Hà Nội

Hà Nguyễn |

Những khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần Hà Nội được nhiều người ưa thích cho dịp cuối tuần khi thời tiết xuân ấm áp với hương sắc của cây cỏ, hoa lá...

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.

Xe tải mất lái, húc bay loạt ôtô chạy trên đèo Mimosa

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chiếc xe tải mất lái khi đang lưu thông trên đèo Mimosa đoạn từ TP Đà Lạt về hướng TPHCM đã tông liên tiếp vào 3 ôtô chạy trên đường.

Công ty luyện kim đen Thái Nguyên tiếp tục bị dân tố bức tử môi trường

Phùng Minh |

Kể từ khi Công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên đi vào hoạt động cũng là ngần ấy năm, người dân Chí Son phải sống trong cảnh bất an. Không chỉ gây tiếng ồn, khói bụi, những dòng nước đen kịt từ nhà máy luyện gang thép này còn khiến người dân vô cùng bức xúc.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

Vụ "nữ giảng viên" bị tố ôm tiền xuất khẩu lao động bỏ trốn: Lãnh đạo Đại học Vinh bất ngờ tiết lộ thông tin sốc

QUANG ĐẠI |

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (số nhà 269A Trần Phú- TX Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh), người tự xưng là “giảng viên đại học” đang bị nhiều người vây đòi tiền du học - xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết đang ở TPHCM để thu xếp trả nợ.

Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.