Vụ án nữ kế toán trưởng lừa đảo 10 năm chưa có hồi kết

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Chứng khoán An Thành, Phạm Thị Mai Vân cho rằng bị oan và vụ án nhiều lần bị điều tra lại.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2007, Phạm Thị Mai Vân (hiện 41 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán An Thành (Công ty Chứng khoán Thành An).

Vân có nhiệm vụ tham mưu và thực hiện việc quản lý điều hành khai thác vốn; lập kế hoạch tài chính và giám sát việc thực hiện kế hoạch, tham mưu về các vấn đề phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ…

Cơ quan tố tụng cáo buộc, Vân lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, mượn 9 tài khoản chứng khoán, tạo bút toán nộp tiền khống vào các tài khoản này rồi thực hiện giao dịch chứng khoán.

Sau khi Vân thực hiện giao dịch này, công ty phải thanh toán tiền qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Việc này kéo dài từ ngày 1.10.2009 đến ngày 15.12.2010, tổng số tiền chiếm đoạt là 4,2 tỉ đồng.

Sau khi bị Công ty phát hiện, từ ngày 29.7.2011-28.5.2012, Vân khắc phục cho 4 tỉ đồng.

Song cơ quan công tố xác định, hành vi của Vân là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, vụ án được khởi tố từ tháng 1.2013.

Năm 2015, TAND Hà Nội đã xét xử và tuyên phạt Vân 8 năm tù giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tòa cũng yêu cầu bị cáo phải bồi thường số tiền 692 triệu đồng. Vân một mặt kháng cáo kêu oan, một mặt khắc phục nốt số tiền này.

Năm 2016, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án và quyết định hủy án sơ thẩm để điều tra lại, yêu cầu làm rõ việc doanh nghiệp chứng khoán cho nhân viên vay tiền để chơi chứng khoán.

Ba năm sau, lần thứ hai mở phiên tòa sơ thẩm, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Vân 7 năm tù giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Song đến năm 2020, một lần nữa, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại.

Cấp phúc thẩm nêu vấn đề, về nguyên tắc, giao dịch chứng khoán chỉ được thực hiện khi tài khoản có đủ tiền. Nhưng có nhiều tài khoản không có tiền mà vẫn giao dịch thành công.

Nếu công ty không cho nhân viên vay tiền thì không thể thực hiện được. Do đó, bản án phúc thẩm năm 2020 yêu cầu làm rõ vấn đề này, kể cả đối với những nhân viên khác của Công ty Chứng khoán Thành An vay tiền.

Các kết quả điều tra lại đều cho thấy có trường hợp tài khoản chứng khoán không có tiền nhưng vẫn có thể đặt lệnh mua.

Ví dụ, tại tài khoản đứng tên Hoàng Thị Thanh M mua chứng khoán trị giá 256 triệu đồng, ngày 4.6.2009 mua chứng khoán 172 triệu đồng nhưng không có tiền.

Lời khai của một số nhân viên công ty trên xác nhận, công ty có cho nhân viên vay tiền để chơi chứng khoán. Khi tài khoản không có tiền nếu vẫn nhập được lệnh để mua chứng khoán thì coi như Công ty cho vay tiền.

Kết quả điều tra bổ sung cho thấy, có 20 giao dịch khống, bị cáo tạo bút toán giả, chuyển tiền nội bộ từ tài khoản của Công ty sang tài khoản chứng khoán Vân sử dụng.

Lời khai của ông Phạm Ngọc Phú - Giám đốc Công ty cho rằng doanh nghiệp chỉ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán và bảo đảm bằng số chứng khoán mua hoặc tiền bán chứng khoán đang về tài khoản (theo quy định sau khi bán 2 ngày sau tiền mới về tài khoản. Các khoản vay đều được hạch toán và tính lãi vay hàng ngày).

Đến nay đã 10 năm, vụ án chưa có hồi kết. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ án bị kéo dài là việc xác định có hay không việc Công ty Chứng khoán An Thành cho nhân viên vay tiền "chơi'' chứng khoán.

Trong nhiều phiên tòa, bị cáo Vân đều kêu oan và cho rằng bản thân bị cáo không lấy tiền của công ty. Bị cáo vay tiền công ty để mua bán chứng khoán theo chính sách chung. Việc này, ông Phạm Ngọc Phú có biết. Công ty quản lý toàn bộ chứng khoán mua được từ tiền vay và có quyền bán bất kỳ lúc nào để thu hồi gốc và lãi.

Vừa qua, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm để tiếp tục xem xét hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của Vân, đồng thời làm rõ các vấn đề trên. Song, phiên tòa đã hoãn do Vân muốn mời thêm luật sư.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Hải Dương: Lừa đảo chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng, thanh niên lĩnh 20 năm tù

Băng Tâm |

Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ngô Văn Phương (sinh năm 2000, trú tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự.

Chiêu trò của cựu cảnh sát khiến 6 người mắc bẫy lừa đảo, mất 19,5 tỉ đồng

Việt Dũng |

Nguyễn Đức Việt nói dối với người quen, bạn học, bản thân có các mối mua bán que test COVID-19, quen nhiều ngân hàng đổi được tiền mới để lừa đảo.

Bắt giáo viên dỏm lừa đảo người tình hơn 500 triệu đồng để tiêu xài

THÙY TRANG |

Tự xưng là giáo viên, Lữ Thị Thu Thủy (hiện trú tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người tình rồi tiêu xài cá nhân, không có khả năng trả.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Hải Dương: Lừa đảo chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng, thanh niên lĩnh 20 năm tù

Băng Tâm |

Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ngô Văn Phương (sinh năm 2000, trú tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự.

Chiêu trò của cựu cảnh sát khiến 6 người mắc bẫy lừa đảo, mất 19,5 tỉ đồng

Việt Dũng |

Nguyễn Đức Việt nói dối với người quen, bạn học, bản thân có các mối mua bán que test COVID-19, quen nhiều ngân hàng đổi được tiền mới để lừa đảo.

Bắt giáo viên dỏm lừa đảo người tình hơn 500 triệu đồng để tiêu xài

THÙY TRANG |

Tự xưng là giáo viên, Lữ Thị Thu Thủy (hiện trú tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người tình rồi tiêu xài cá nhân, không có khả năng trả.