Thủ đoạn mua bán lòng vòng hai gói thầu giáo dục 323 tỉ đồng của Chủ tịch Công ty NSJ

Việt Dũng |

Từ lời khai Tổng Giám đốc Công ty NSJ do Hoàng Thị Thuý Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), C03 làm rõ thủ đoạn mua bán lòng vòng, nâng giá thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh.

Hoàng Thị Thuý Nga - Chủ tịch HĐQT Công ty NSJ là một trong hai người bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03), Bộ Công an xác định giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2019.

Ngoài đề nghị truy tố bị can Nga và 14 người khác, trong bản kết luận điều tra, C03 cũng lấy lời khai của nhiều người liên quan, trong đó có Tổng Giám đốc Công ty NSJ - L.H.B.

Lời khai của ông B thể hiện, tháng 4.2018, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc NSJ, phụ trách Phòng Tài chính kế toán, Phòng Hành chính tổng hợp, Công nghệ thông tin, Y tế.

Tuy nhiên, Nga là người chỉ đạo trực tiếp công việc chuyên môn quan trọng của các phòng ban này và các nhân viên cấp dưới thực hiện công việc.

Theo ý kiến chỉ đạo của Nga tại các cuộc họp, việc tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp trang thiết bị giáo dục, y tế nói chung đều xuất phát từ các mối quan hệ riêng.

Các công ty trong Group (NSJ, MQF và các công ty con) có thể tham gia đấu thầu hoặc nhờ pháp nhân các công ty khác mà Nga có quan hệ để tham gia đấu thầu nhưng bản chất là Công ty NSJ trúng thầu.

Đối với các dự án về giáo dục ở Quảng Ninh, ông B được biết, theo quy trình chung các bước triển khai, để Công ty NSJ tham gia và trúng thầu các gói thầu, Nga sẽ là người trực tiếp gặp gỡ, quan hệ và tác động tới các lãnh đạo sở, ban, ngành ở tỉnh Quảng Ninh để có các dự án...

Danh mục các thiết bị giáo dục để đưa vào lập dự toán dự án được Nga chỉ đạo đưa giá bán các sản phẩm theo đúng như giá mong muốn của bà ta (thường có tỉ lệ cao hơn gấp 2 -3 lần giá mua thực tế từ các hãng sản xuất).

Ngoài ra, nhân viên Ban Quan hệ khách hàng sẽ thống nhất với chủ đầu tư để cung cấp các báo giá thiết bị giáo dục của các công ty có mối quan hệ quen biết với Nga hoặc ban lãnh đạo công ty NSJ, MQF... đảm bảo lựa chọn đúng giá bán vào các dự án.

Để đưa được các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vào dự án với giá mong muốn của Nga (cao gấp 2 đến 3 lần giá mua trực tiếp của các hãng sản xuất) trước khi B vào làm việc, Nga đã chỉ đạo công ty NSJ, MQF không ký hợp đồng mua bán, nhập khẩu trực tiếp với các hãng sản xuất.

Hai công ty này sẽ ký hợp đồng mua bán, nhập khẩu thông qua các công ty trung gian tại nước ngoài gồm: Capital Link International Trading Limited; Golden Spring Trading Limited và HongKong Zhenhao Electronics Co .Ltd với mục đích nâng giá, đẩy giá hàng hoá trước khi nhập khẩu về Việt Nam.

Sau đó, Công ty NSJ, MQF và nhóm công ty thuộc NSJ Group sẽ ký hợp đồng với 3 công ty trung gian. Cụ thể, nhân viên Ban hàng hoá sẽ lập cả 2 loại hợp đồng gồm: Hợp đồng gốc và Hợp đồng nối, giá đẩy.

Hợp đồng gốc được ký giữa các hãng sản xuất với 1 trong 3 công ty trung gian. Trên hợp đồng thể hiện giá trị thực tế của hàng hoá mà công ty NSJ, MQF mua và thanh toán cho các hãng sản xuất, còn NSJ hoặc MQF chỉ là công ty nhận hàng tại Việt Nam.

Hợp đồng nối (hợp đồng nhập khẩu) được ký giữa 1 trong 3 công ty trung gian với công ty NSJ hoặc MQF. Trong đó, giá các hàng hoá, thiết bị giáo dục đã được nâng giá cao lên gấp 2-3 lần trước khi nhập khẩu về Việt Nam, giá này được gọi là giá “đẩy”.

Thực tế, các công ty trung gian không tham gia việc đàm phán, mua bán hàng với các hãng sản xuất mà toàn bộ do phía nhân viên NSJ, MQF thực hiện.

Do vậy, về hình thức các hàng hoá, thiết bị giáo dục sau khi nhập khẩu về Việt Nam và bán vào các dự án chỉ có lợi nhuận cao hơn từ 15-20% so với giá trị nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu hải quan nên che giấu được lợi nhuận thực tế của NSJ, MQF.

Vào khoảng cuối năm 2017, B có nghe B.T.T - Trưởng ban tài chính báo cáo 3 công ty trung gian trên là các công ty bạn của Nga. Nhân viên tên N là đại diện phía 3 công ty trung gian liên hệ làm việc trực tiếp với T.

N là đầu mối liên lạc, chuyển giao ký kết các hợp đồng gốc, hợp đồng nối và chuyển tiền chênh lệch giữa hợp đồng gốc và hợp đồng nối với T.

N cũng chính là người trực tiếp ký, đóng dấu đại diện các công ty vào các hợp đồng gốc, hợp đồng nối để hợp thức việc mua bán, nhập khẩu.

T là người nhận tiền chênh lệch giữa hợp đồng gốc và hợp đồng nối của 3 công ty trung gian do N chuyển và được nộp vào công ty NSJ hoặc các công ty con để góp vốn theo đúng số vốn đã đăng ký.

Đối với các gói thầu về giáo dục từ năm 2017 đến năm 2019 tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh do Nga chỉ đạo Trần Thị Thanh Xuân, Trần Ngọc Thắng cùng nhân viên các phòng ban tổ chức thực hiện theo quy trình.

Ông B không chỉ đạo trực tiếp việc tham gia đấu thầu mà chỉ ký đại diện pháp nhân công ty NSJ (năm 2018, 2019) với Quảng Ninh.

Ngoài ra, C03 còn khai thác được dữ liệu từ chiếc USB do Ngô Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty MQF, để từ đó xác định được giá gốc của thiết bị giáo dục Nga nhập khẩu.

Từ những bằng chứng thu thập được, C03 làm rõ 2 gói thầu thuộc 2 dự án Mầm non và Tiểu học năm 2019 có giá trị hơn 323 tỉ đồng. Qua đó, C03 xác định thiệt hại của vụ án ở 2 gói thầu này là hơn 80 tỉ đồng.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Mánh che giấu sai phạm của cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Việt Dũng |

Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo Quảng Ninh Vũ Liên Oanh chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt các sai phạm để Công ty NSJ của Hoàng Thị Thuý Nga trúng 6 gói thầu.

Cựu Giám đốc Sở GDĐT và cấp dưới nhận 30 tỉ sau khi nữ doanh nhân trúng thầu

Việt Dũng |

Tạo điều kiện cho Hoàng Thị Thuý Nga trúng 6 gói thầu thiết bị giáo dục, từ cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh Vũ Liên Oanh đến 2 cấp dưới được "cảm ơn" hơn 30 tỉ đồng.

5 giám đốc Sở ngã ngựa không phải vì Hoàng Thị Thúy Nga mà vì tiền

Lê Thanh Phong |

5 giám đốc Sở của các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ vướng lao lý vì dính líu đến Hoàng Thị Thúy Nga.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Mánh che giấu sai phạm của cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Việt Dũng |

Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo Quảng Ninh Vũ Liên Oanh chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt các sai phạm để Công ty NSJ của Hoàng Thị Thuý Nga trúng 6 gói thầu.

Cựu Giám đốc Sở GDĐT và cấp dưới nhận 30 tỉ sau khi nữ doanh nhân trúng thầu

Việt Dũng |

Tạo điều kiện cho Hoàng Thị Thuý Nga trúng 6 gói thầu thiết bị giáo dục, từ cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh Vũ Liên Oanh đến 2 cấp dưới được "cảm ơn" hơn 30 tỉ đồng.

5 giám đốc Sở ngã ngựa không phải vì Hoàng Thị Thúy Nga mà vì tiền

Lê Thanh Phong |

5 giám đốc Sở của các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ vướng lao lý vì dính líu đến Hoàng Thị Thúy Nga.