Lạng Sơn lên tiếng trước thông tin bảo kê, làm luật ở cửa khẩu Chi Ma

Trần Tuấn |

UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành vào cuộc xác minh thông tin ngay sau khi có phản ánh tình trạng bảo kê, làm luật ở cửa khẩu Chi Ma.

Mới đây, dư luận xôn xao về thông tin phản ánh tình trạng nhiều doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn khốn khổ trước vấn nạn phải chi tiền làm luật với một nhóm đối tượng có dấu hiệu bảo kê thì mới có thể làm ăn dễ dàng.

Nhóm này yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng tiền làm luật hàng chục triệu đồng/chuyến hàng. Số tiền này để nhóm làm luật "chung chi" với một số đơn vị chức năng ở cửa khẩu. Có những doanh nghiệp không chịu được mức chi “khủng” nên đành phải bỏ nghề…

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với phóng viên Lao Động, đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi có phản ánh vụ việc có hiện tượng làm luật, bảo kê để thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các ngành, các lực lượng kiểm tra, xác minh các nội dung.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng đã yêu cầu Công an tỉnh Lạng Sơn khẩn trương tổ chức xác minh, tham mưu cho tỉnh xử lý.

Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Vân Trường
Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Vân Trường

Đại tá Nguyễn Minh Tuấn cho biết, trước hết, phải khẳng định là trước, trong và sau khi có phản ánh trên, hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma vẫn diễn ra bình thường. Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và các lực lượng chức năng (trong đó có cả lực lượng Công an) chưa hề nhận được phản ánh nào của người dân, doanh nghiệp về phiền hà, tiêu cực tại cửa khẩu Chi Ma.

Qua xác minh ban đầu, Công an Lạng Sơn khẳng định không có nhóm đối tượng nào hoạt động theo kiểu bảo kê, chèn ép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, buộc làm luật để được thông quan như phản ánh trên.

Hàng ngày tại cửa khẩu Chi Ma vẫn có từ 40 - 50 xe hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo thủ tục quy định, chưa phát hiện có tiêu cực.

"Tuy nhiên, chúng tôi xác định có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bến bãi theo chiều hướng bến bãi nào cũng muốn hàng hóa vào bãi của mình nhiều hơn, đố kỵ, nói xấu hạ uy tín của bến bãi khác. Tại khu vực cửa khẩu Chi Ma hiện có 8 bãi tập kết hàng hóa, 3 kho ngoại quan", Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm.

Công an Lạng Sơn đang chỉ đạo tiếp tục xác minh triệt để và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm (nếu có) với tinh thần không có vùng cấm.

Ông Vy Công Tường, Cục phó Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trần Tuấn
Ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trần Tuấn

Cùng trao đổi với phóng viên, ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn - cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma thành lập Tổ xác minh thông tin, mời và làm việc với 24 doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn và 8 doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi.

“Đại diện các doanh nghiệp cho biết, trong quá trình nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma, các doanh nghiệp thực hiện việc khai báo hải quan đúng theo các quy định của pháp luật, đồng thời không nhận được thông báo hay yêu cầu của các tổ chức, cá nhân nào về việc đóng các khoản tiền để được làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa” - ông Tường nói.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hồ điều hòa ở thành phố Lạng Sơn ô nhiễm vì cụm công nghiệp xả thải

Vân Trường |

Hồ Phú Lộc tại TP Lạng Sơn có hiện tượng nước chuyển màu đen, bốc mùi. Nguyên nhân được xác định do nhiều cơ sở sản xuất xả thải theo mưa ra môi trường.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn tăng hơn 100% so với cùng kỳ

Trần Tuấn |

Sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách phòng, chống dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn 6 tháng đầu năm đã đạt 2,285 tỉ USD, tăng 101,1% so với cùng kỳ.

Khu công nghiệp 6.300 tỉ sẽ là một "cú hích" với tỉnh biên giới Lạng Sơn

Trần Tuấn |

Dự án đầu tư khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 6.300 tỉ đồng được kỳ vọng là một "cú hích", tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương này.

Hủy kết quả đấu giá 23 lô đất của em trai Phó Chủ tịch huyện tại Nghệ An

HẢI ĐĂNG |

Ông Nguyễn Văn Trọng, người đấu giá trúng 23 lô đất trị giá 30 tỉ đồng tại vùng Đồng Quan (xóm 5, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là em trai phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu.

Mổ xẻ loạt vi phạm trong cổ phần hóa các ông lớn ngành xây dựng

Cao Nguyên |

Trong quá trình thanh tra việc sắp xếp, cổ phần hóa các Tổng Công ty (TCty) nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện nhiều vi phạm trong quản lí, sử dụng đất đai, tài chính có nguy cơ gây thất thoát ngân sách.

Chiêm ngưỡng Cầu Cổng Vàng - một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại

Minh Đức |

Không chỉ là biểu tượng kiến trúc, Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) còn là một trong những biểu tượng văn hoá của thành phố San Francisco nói riêng và nước Mỹ nói chung.

Nga cho một nước EU vay hơn 10 tỉ USD xây nhà máy hạt nhân

Ngọc Vân |

Khoản cho vay của Nga sẽ được dùng để mở rộng nhà máy hạt nhân Paks, hiện cung cấp khoảng một nửa lượng điện của Hungary.

Hồ thủy lợi gần 300 tỉ đồng khởi công rồi để đó

Hoàng Bin |

Công trình hồ chứa nước Lộc Đại tại huyện Quế Sơn, Quảng Nam được đầu tư gần 300 tỉ đồng, nhưng đã chậm tiến độ hơn 2 năm, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sản xuất cho hàng trăm hộ dân.

Hồ điều hòa ở thành phố Lạng Sơn ô nhiễm vì cụm công nghiệp xả thải

Vân Trường |

Hồ Phú Lộc tại TP Lạng Sơn có hiện tượng nước chuyển màu đen, bốc mùi. Nguyên nhân được xác định do nhiều cơ sở sản xuất xả thải theo mưa ra môi trường.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn tăng hơn 100% so với cùng kỳ

Trần Tuấn |

Sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách phòng, chống dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn 6 tháng đầu năm đã đạt 2,285 tỉ USD, tăng 101,1% so với cùng kỳ.

Khu công nghiệp 6.300 tỉ sẽ là một "cú hích" với tỉnh biên giới Lạng Sơn

Trần Tuấn |

Dự án đầu tư khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 6.300 tỉ đồng được kỳ vọng là một "cú hích", tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương này.