Mổ xẻ loạt vi phạm trong cổ phần hóa các ông lớn ngành xây dựng

Cao Nguyên |

Trong quá trình thanh tra việc sắp xếp, cổ phần hóa các Tổng Công ty (TCty) nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện nhiều vi phạm trong quản lí, sử dụng đất đai, tài chính có nguy cơ gây thất thoát ngân sách.

Nhiều vi phạm trong thực hiện đề án tái cơ cấu

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã kí kết luận thanh tra “Việc thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hoá, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng”. Qua đó, kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều vấn đề từ việc thoái vốn nhà nước tại các TCty; việc xử lí tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hay thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCty thuộc Bộ Xây dựng.

Theo kết luận, trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCty thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2011-2018 còn một số tồn tại, khuyết điểm, vi phạm. Đến thời điểm thanh tra, còn nhiều TCty chưa hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, số lượng các công ty chưa hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại còn khá lớn.

Trong đó, TCty Lắp máy Việt Nam (Lilama), theo Đề án tái cơ cấu được Bộ Xây dựng phê duyệt có 33 doanh nghiệp thuộc diện phải sắp xếp, cơ cấu lại. Nhưng đến thời điểm thanh tra, TCty chưa hoàn thành việc sắp xếp, thoái vốn tại 11 doanh nghiệp.

Tại TCty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), có 9 công ty phải sắp xếp cơ cấu lại. Nhưng đến thời điểm thanh tra, TCty mới hoàn thành sắp xếp, cơ cấu lại 1 công ty. Trong khi đó, tại TCty Sông Đà, theo Đề án có 16 công ty con, công ty liên kết và 31 công ty có khoản đầu tư tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, TCty chưa hoàn thành sắp xếp, cơ cấu theo Đề án phê duyệt tại 18 công ty, mặc dù đã triển khai thực hiện thoái vốn nhưng không thành công tại 3 công ty.

Tương tự, TCty Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), có 7 công ty phải thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại nhưng đến thời điểm thanh tra chỉ hoàn thành 2 công ty. Còn TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), có 14 công ty, nhưng đến thời điểm thanh tra mới sắp xếp hoàn thành tại 7 công ty.

TCty Lắp máy Việt Nam (Lilama) chưa hoàn thành việc sắp xếp, thoái vốn tại 11 doanh nghiệp. Ảnh: C.Nguyên
TCty Lắp máy Việt Nam (Lilama) chưa hoàn thành việc sắp xếp, thoái vốn tại 11 doanh nghiệp. Ảnh: C.Nguyên

Xác định giá trị doanh nghiệp chưa chính xác khoảng 5.690 tỉ đồng

Qua thanh tra về xử lí tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá tại 10 công ty mẹ - TCty cho thấy, vi phạm về tài chính phải tiếp tục xử lí với số tiền (tạm tính) đến thời điểm thanh tra (31.12.2019) là hơn 5.690 tỉ đồng.

Thanh tra việc xác định giá trị một số tài sản, nhà cửa vật kiến trúc trong giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá cho thấy, một số tài sản được xác định giá trị chưa chính xác, thấp hơn quy định, làm giảm giá trị doanh nghiệp.

“Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá tại Vicem, Licogi, Viwaseen đã tính toán giá trị lợi thế thương mại, chi phí cơ hội chưa đầy đủ, chính xác, với tổng số tiền hơn 1.879 tỉ đồng”, kết luận chỉ rõ.

Cụ thể, tại Vicem, không tính giá trị lợi thế thương mại đối với quyền được khai thác khoáng sản đối với các mỏ đá vôi, đất sét tại 3 đơn vị là Vicem Hoàng Thạch, Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp với tổng số tiền tạm tính là 1.507 tỉ đồng.

Trong khi đó, Licogi tính thiếu hơn 348 tỉ đồng tại dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt; Viwaseen tính thiếu 23,8 tỉ đồng khi chuyển nhượng dự án khu đô thị An Thịnh 6. Cũng theo TTCP, quá trình xử lí tài chính để cổ phần hóa Vicem, Vicem Hải Phòng, Vicem chưa xử lí, thu nộp khoản chênh lệch 3.011 tỉ đồng giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là chưa đúng quy định.

Một số TCty dù thực hiện thoái vốn nhà nước nhưng vẫn còn các khoản đầu tư ngoài ngành, không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, có nhiều rủi ro thua lỗ với số tiền khoảng 147 tỉ đồng.

Kết luận thanh tra vạch rõ, trong 10/16 TCty thuộc Bộ Xây dựng đang quản lí, sử dụng khoảng 1.348.172 m2 đất nhưng trong quá trình cổ phần hóa, một số TCty chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp tài sản nhà đất; chưa hoàn thành phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đáng chú ý, một số trường hợp xây dựng phương án sử dụng đất không đúng quy hoạch sử dụng đất địa phương.

Chuyển cơ quan điều tra nếu vi phạm có dấu hiệu hình sự
Với những vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra cổ phần hóa các TCty thuộc Bộ Xây dựng, từ đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của Bộ và các đơn vị, cá nhân có liên quan giai đoạn trên, xử lí theo quy định, báo cáo Thủ tướng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu phát hiện có vi phạm pháp luật phải kịp thời chuyển cơ quan công an để điều tra, xử lí theo quy định.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Cựu Tổng Giám đốc Công ty nhà Đà Nẵng lợi dụng cổ phần hóa, kê khai 1 mảnh đất thành 2

THÙY TRANG |

Lợi dụng việc cổ phần hóa năm 2007, Trung “lửa” – Cựu Tổng Giám đốc Công ty nhà Đà Nẵng đã cùng các đồng phạm kê khai 1 mảnh đất là tài sản của doanh nghiệp thành 2.

Kiểm tra việc thực hiện kết luận về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Lay lắt trên đất vàng sau cổ phần hóa

QUANG DÂN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Dù sở hữu nhiều lô đất có vị trí đẹp, song cả Tổng Công ty Sông Hồng và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế (Interserco) sau cổ phần hoá (CPH) đều đang vận hành theo hình thái “phú quý giật lùi”. Giải pháp tối ưu hiện nay là buộc phải nhanh chóng thoái vốn nhà nước với hy vọng thu hút được các nguồn lực khác nhằm vực dậy doanh nghiệp.

Thái Nguyên: Huyện Phú Lương có hay không việc né tránh, bao che sai phạm của Công ty Hưng Thịnh?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Mặc dù UBND xã Tức Tranh đã có báo cáo kết quả thực hiện xử lý vi phạm hành chính về đất đai đối với Công ty Hưng Thịnh vào cuối tháng 5.2023 nhưng đến nay cả phía UBND xã Tức Tranh và phòng chuyên môn của UBND huyện Phú Lương đều kiên quyết không cung cấp.

Tiền và những tranh cãi quanh đêm diễn của Blackpink

Mi Lan |

Giá vé 2 đêm diễn của Blackpink trên sân vận động Mỹ Đình đã giảm nhiệt, nhưng những tranh cãi quanh chuyện chi tiền cho đêm diễn vẫn kéo theo nhiều ý kiến.

Giải pháp phát huy tốt công năng của hầm đi bộ ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Theo các chuyên gia, để "hồi sinh" hầm đi bộ cần có sự thay đổi về kết cấu để việc sử dụng thuận tiện nhất cho người dân.

Công an vào cuộc vụ ép người dân vùng cao nhận nợ xây đường nông thôn mới

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Sau khi nhận được phản ánh của Báo Lao Động, Công an huyện Yên Bình đã phối hợp với Công an xã Bảo Ái xác minh, làm rõ việc người dân bị ép nhận nợ xây đường nông thôn mới.

Hụt hẫng vì chưa được nhận lương hưu tăng từ tháng 7

Quế Chi |

Phấn khởi, chờ đợi sẽ được nhận lương hưu nhiều hơn so với trước đây ngay từ tháng 7.2023, nhưng nhiều người về hưu đã hụt hẫng khi phải chờ đợi thêm mới có thể nhận được khoản tiền này.

Cựu Tổng Giám đốc Công ty nhà Đà Nẵng lợi dụng cổ phần hóa, kê khai 1 mảnh đất thành 2

THÙY TRANG |

Lợi dụng việc cổ phần hóa năm 2007, Trung “lửa” – Cựu Tổng Giám đốc Công ty nhà Đà Nẵng đã cùng các đồng phạm kê khai 1 mảnh đất là tài sản của doanh nghiệp thành 2.

Kiểm tra việc thực hiện kết luận về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Lay lắt trên đất vàng sau cổ phần hóa

QUANG DÂN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Dù sở hữu nhiều lô đất có vị trí đẹp, song cả Tổng Công ty Sông Hồng và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế (Interserco) sau cổ phần hoá (CPH) đều đang vận hành theo hình thái “phú quý giật lùi”. Giải pháp tối ưu hiện nay là buộc phải nhanh chóng thoái vốn nhà nước với hy vọng thu hút được các nguồn lực khác nhằm vực dậy doanh nghiệp.