Khởi tố 23 đối tượng lừa đảo tuyển dụng việc nhẹ, lương cao

Việt Dũng |

Nhóm người Việt Nam hoạt động ở đặc khu tại Campuchia cùng các đối tượng nước ngoài dùng bẫy lừa đảo trên các sàn thương mại điện tử giả mạo.

Ngày 8.3, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết, đã khởi tố 23 đối tượng để điều tra tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đây là chuyên án phối hợp giữa C02 và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Nhóm tội phạm là người Việt Nam nhưng hoạt động ở đặc khu ở Campuchia cùng những người nước ngoài khác. Mọi hoạt động đều thực hiện trên không gian mạng để che giấu hành vi.

Điều tra ban đầu xác định, từ tháng 3-7.2022, nhóm người này đăng bài tuyển cộng tác viên làm việc online trên các sàn thương mại điện tử giả mạo Shopee, Lazada, Tiki...

Chúng quảng cáo, người tham gia được hưởng hoa hồng từ 12 đến 15% giá trị mỗi đơn hàng.

Sau khi "con mồi" liên hệ, chúng sẽ gửi link web giả mạo Shopeemall để lập tài khoản, chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để mua đơn hàng có sẵn.

Ngoài ra, nhóm kẻ gian còn lôi kéo người chơi tham gia theo dõi tiktok, nghe nhạc MP3 để được trả công từ 10.000 đến 50.000 đồng một lần.

Một cách thức khác là lập tài khoản trên trang web Corona, Goruurl.com, SX38.com, ua8wglfq.com. Đây là các trang có giao diện như trang web đánh bạc trực tuyến, máy chủ đặt tại Campuchia.

Khi người chơi đặt cược lệnh tài xỉu, chẵn lẻ sẽ được chúng hứa trả hoa hồng từ 30 đến 65% trên tổng số tiền mỗi lần đặt.

Sau khi bị hại chuyển tiền bằng ba cách mời gọi như trên đến tài khoản ngân hàng cung cấp sẵn, nhóm lừa đảo sẽ gửi qua telegram một hợp đồng bảo hiểm cam kết bảo đảm an toàn 100% vốn cho khách hàng.

Thời gian đầu, khi số tiền ít chúng sẽ cho "con mồi" rút tiền về tài khoản ngân hàng để dụ dỗ. Khi số tiền lớn hơn, chúng lấy nhiều lý do như sai số tài khoản ngân hàng, đặt cược sai lệnh...để không cho rút tiền.

Chúng còn mời gọi khách hàng chuyển thêm tiền để được rút "tất tay". Khi thấy bị hại không còn khả năng chuyển tiền, nhóm lừa đảo liền chặn liên lạc, xoá tài khoản để chiếm đoạt tiền.

Theo C02, nhóm này đã dùng 18 tại khoản mở tại các ngân hàng như Bản Việt, Eximbank, MBbank, Vietcombank,... để bị hại chuyển tiền.

Sau khi củng cố chứng cứ, đầu tháng 1, C02 và Cục an ninh mạng phối hợp cùng chính quyền Campuchia bắt các nghi phạm di lý về Việt Nam để xử lý.

C02 đề nghị các nạn nhân bị lừa đảo chuyển tiền bằng cách thức như trên hãy gửi đơn tố giác đến Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, số 497 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vạch trần chiêu trò tuyển cộng tác viên “việc nhẹ, thu nhập cao”

Minh Thư - Nguyễn Đoàn |

Mặc dù đã được Bộ Công an cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn nhẹ dạ, cả tin vào những lời chào mời “việc nhẹ, thu nhập cao” trên mạng xã hội.

Sinh viên ngán ngẩm vì chiêu trò lừa đảo tìm việc nhẹ lương cao

Hà Ny – Tuệ Nhi |

Nhiều sinh viên lên thành phố học tập đều muốn tìm việc làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Cũng từ đây, không ít chiêu trò lừa đảo được giăng ra để bẫy những cô cậu sinh viên nhẹ dạ cả tin.

Cách nhận biết, cảnh giác với lời mời "việc nhẹ lương cao"

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Thời gian qua, nhiều người sập bẫy các đối tượng lừa đảo với lời mời "việc nhẹ lương cao", chỉ cần ngồi ở nhà mà vẫn có tiền... Đây là hình thức lừa đảo trên mạng xã hội, người dân cần chú ý nhận biết, phòng tránh.

Giờ thứ 9: Mắc kẹt - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Mẹ chồng nàng dâu luôn là câu chuyện bất tận mà dù mới dù cũ, dù xưa hay xã hội hiện đại ngày nay, chuyện mẹ chồng nàng dâu cũng chỉ xoay quanh những câu chuyện vụn vặt trong gia đình. Vì vậy mà các cụ ta ngày xưa mới có câu: “Thật thà cũng thể lái trâu – Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”.

Tài chính thông minh: Tránh sập bẫy dự án ma kiểu Alibaba

Nhóm PV |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - cho biết rất đơn giản để phát hiện ra các dự án “ma” kiểu Alibaba bằng các thông tin pháp lý chuẩn chỉnh đến từ văn phòng đăng ký đất đai cấp quận (huyện), dịch vụ tư vấn bất động sản từ các công ty luật...

Kịp thời cứu một nữ giảng viên bị lừa đảo yêu cầu chuyển 200 triệu đồng

Quang Việt |

Hà Nội - Bị kẻ lừa đảo qua điện thoại tự xưng là công an đe doạ, chị T ẩn mình trong nhà nghỉ, răm rắp làm theo chỉ dẫn của chúng, báo người thân chuyển tiền...

Gọi điện lừa chuyển tiền vì con cấp cứu: Thông tin cá nhân bị lọt nhiều cách

MINH QUÂN |

TPHCM - Liên quan đến các vụ gọi điện lừa đảo chuyển tiền cấp cứu con gặp tai nạn, phía Công an TPHCM cho rằng thông tin cá nhân phụ huynh, học sinh có thể lọt qua nhiều hình thức như: Lỗ hổng bảo mật, dữ liệu do các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng thu thập bị lộ.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Có chế tài để tránh bưng bít thông tin

CAO NGUYÊN |

Góp ý trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số chuyên gia cho rằng, đối với thị trường bất động sản (BĐS), thông tin có giá trị rất lớn. Tuy nhiên, tính công khai hiện chưa cao, mức độ tiếp cận của người dân đối với việc quy hoạch hay giá đất vẫn rất mập mờ. Chính vì vậy, chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thật chi tiết để người dân tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác.

Vạch trần chiêu trò tuyển cộng tác viên “việc nhẹ, thu nhập cao”

Minh Thư - Nguyễn Đoàn |

Mặc dù đã được Bộ Công an cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn nhẹ dạ, cả tin vào những lời chào mời “việc nhẹ, thu nhập cao” trên mạng xã hội.

Sinh viên ngán ngẩm vì chiêu trò lừa đảo tìm việc nhẹ lương cao

Hà Ny – Tuệ Nhi |

Nhiều sinh viên lên thành phố học tập đều muốn tìm việc làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Cũng từ đây, không ít chiêu trò lừa đảo được giăng ra để bẫy những cô cậu sinh viên nhẹ dạ cả tin.

Cách nhận biết, cảnh giác với lời mời "việc nhẹ lương cao"

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Thời gian qua, nhiều người sập bẫy các đối tượng lừa đảo với lời mời "việc nhẹ lương cao", chỉ cần ngồi ở nhà mà vẫn có tiền... Đây là hình thức lừa đảo trên mạng xã hội, người dân cần chú ý nhận biết, phòng tránh.