Cử tri không đồng tình đề xuất nộp tiền để giảm án hình sự về tham nhũng

Quang Việt |

Cử tri không đồng tình với đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả bằng tiền mặt để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu biện pháp thu hồi tài sản phạm tội trong các vụ án tham nhũng, kinh tế phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tính răn đe của pháp luật.

Nội dung trên được nêu trong báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV của Thanh tra Chính phủ (TTCP), mới được đơn vị này ban hành.

Trước ý kiến trên của cử tri, TTCP cho hay, việc khắc phục hậu quả bằng tiền để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được pháp luật quy định.

Ví dụ, điểm b, khoản 1, điều 51 bộ luật Hình sự quy định người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết để giảm trách nhiệm hình sự.

Hay như điểm c, khoản 3 và khoản 4 điều 40 bộ luật Hình sự quy định người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng... thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Những năm qua, nhiều biện pháp thu hồi tài sản đã được áp dụng. Cùng với việc phát hiện, xử lý nghiêm, cơ quan chức năng đã chú trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng; khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả, thiệt hại.

Vì vậy, kết quả thu hồi tài sản đạt năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Nguyên nhân chủ yếu do số tiền phải thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm giá trị thấp; tài sản bị tẩu tán, che giấu... hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng; vướng mắc về cơ chế, thể chế trong việc xử lý, ảnh hưởng đến quá trình thi hành án; một số vụ án đối tượng bỏ trốn, việc tương trợ tư pháp còn gặp nhiều khó khăn...

Để nâng cao tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, TTCP cho biết các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; qua đó phát hiện, xử lí nghiêm các trường hợp sai phạm liên quan đến công tác thu hồi tài sản, nhất là việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trong thi hành án.

Đồng thời, tăng cường phối hợp, tích cực chủ động hơn nữa trong công tác thu hồi tài sản, nhất là việc kê biên, phong tỏa, tạm giữ phục vụ cho việc tổ chức thi hành án, thu hồi tối đa tài sản công bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Một giải pháp khác là tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự; tiếp nhận xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng và đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam.

TTCP cũng nhấn mạnh việc xử lí dứt điểm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng, kéo dài. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong việc chậm thi hành một số bản án có điều kiện thi hành; việc tổ chức bán đấu giá nhiều tài sản bị mất giá (so với giá thị trường); nếu có dấu hiệu vi phạm phải xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, để việc thu hồi tài sản đạt hiệu quả, tránh tình trạng tẩu tán, các cấp, các ngành cần nâng cao tính trung thực, trách nhiệm trong việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; có hình thức xử lí nghiêm các hành vi vi phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập.

Có cơ chế đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền mặt trong việc giao dịch mua bán các tài sản có giá trị lớn để thuận tiện trong việc kiểm soát thu nhập cũng như truy tìm tài sản đã bị tẩu tán.

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Kiên quyết xử lý hành vi lạm dụng quyền lực để tham nhũng trong tư pháp

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực để tham nhũng tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Phòng, chống tham nhũng là việc làm cần thiết, xu thế không thể đảo ngược

Vương Trần |

Tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" được xem là “cẩm nang” đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, tài liệu gối đầu giường của cán bộ, đảng viên trong “tự soi, tự sửa”.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Cafe đường tàu: Buông lỏng quản lý, người dân "lách luật" buôn bán

Linh Trang - Bảo Thoa |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về thực trạng các quán cafe đường tàu tại Hà Nội tiếp tục mở cửa đón khách, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Đến nay, dù các phường đã bố trí nhiều chốt chặn tại các tuyến phố tuy nhiên vẫn còn lỏng lẻo; các hoạt động buôn bán của người dân vẫn âm thầm được diễn ra. 

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Kiên quyết xử lý hành vi lạm dụng quyền lực để tham nhũng trong tư pháp

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực để tham nhũng tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Phòng, chống tham nhũng là việc làm cần thiết, xu thế không thể đảo ngược

Vương Trần |

Tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" được xem là “cẩm nang” đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, tài liệu gối đầu giường của cán bộ, đảng viên trong “tự soi, tự sửa”.