Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng hơn 40%, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng

NHÓM PV |

Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm gây bức xúc trong dư luận xã hội tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Trong năm 2022, số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế phát hiện giảm 36,68% nhưng số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ phát hiện tăng 40,97%.

Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp

Ngày 8.11, tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội nghe các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá 35.438 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt tỉ lệ 86,94%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 95,12%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,27%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; triệt phá 809 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại, trong đó đã trấn áp mạnh tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” tạo được chuyển biến tích cực...

Tuy nhiên, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm gây bức xúc trong dư luận xã hội tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Nổi lên là tội phạm giết người tăng 13,17%, nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn, thù tức cá nhân, một số vụ giết người thân (tăng 4,83%) và giết nhiều người.

Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng phát hiện 5.117 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, giảm 36,68%, 523 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, tăng 40,97%. Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức tạp.

Nổi lên là các sai phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp; sai phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, tập trung vào khâu thẩm định giá, thẩm định thầu, làm rõ thủ đoạn thông đồng chia nhỏ dự án, gói thầu để chỉ định thầu; dùng “quân xanh, quân đỏ” để thao túng giá trúng thầu, mua bán “lòng vòng” để nâng giá nhiều lần...

“Đáng chú ý là có sự chuyển hướng rõ rệt của tội phạm buôn lậu từ phương thức truyền thống qua đường mòn, lối mở sang lợi dụng pháp nhân thông qua cửa khẩu chính ngạch để hoạt động; tội phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương” - Đại tướng Tô Lâm cho biết.

Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông tăng mạnh (tăng 143,98% về số vụ) và tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, tinh vi hơn.

Tội phạm tham nhũng gắn với "lợi ích nhóm" có chiều hướng gia tăng

Báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng năm 2022, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện, xử lý những sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng; tổng kết, xây dựng Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2030 và nhiều đề án quan trọng về công tác PCTN.

Qua kiểm tra tại 14.425 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với 111 cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Tiến hành kiểm tra tại 8.975 cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện quy tắc ứng xử, qua đó phát hiện, chấn chỉnh và xử lý 477 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp (tăng 299 trường hợp so với năm 2021). Năm 2022, có 14 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với tổng số tiền là 260,7 triệu đồng.

Đã kiểm tra việc thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập đối với 4.934 số cơ quan, tổ chức, đơn vị, qua xác minh có 74 người kê khai chưa đúng, đã chấn chỉnh, xử lý theo quy định. Xử lý 19 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.

Về kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2022, các Cơ quan điều tra đã thụ lý 687 vụ án, 1.439 bị can (tăng 105 vụ, 177 bị can so năm 2021); đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can. Công tác thi hành án, tổng số phải thi hành là 3.973 việc, ứng với hơn 89.000 tỉ đồng; trong đó đã thi hành xong 1.895 việc, ứng với 15,9 nghìn tỉ đồng (tăng 290% so với năm 2021).

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận thấy, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp.

Bên cạnh đó, theo Ủy ban Tư pháp, trong năm 2022, tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán… Đáng chú ý, tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng chống tham nhũng tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Tòa án xét xử 188 vụ liên quan phòng chống dịch COVID-19

Báo cáo trước Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, Tòa án đã tổ chức xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm. Các tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 840 vụ, 1.995 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền trên 4.027 tỉ đồng và nhiều tài sản khác. Các tòa án cũng đã đưa ra xét xử 188 vụ với 297 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch COVID-19, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật Đạo đức

Trình bày báo cáo, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho biết, ngành Kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đấu tranh, phát hiện, khởi tố mới 81.756 vụ án hình sự, giảm 4,9% so với năm 2021. Trong đó, đã phát hiện, xử lý hình sự các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

VKSND tăng cường phối hợp với Bộ Công an, TAND tối cao đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; đã thu hồi gần 9.600 tỉ đồng.

Đáng chú ý, theo Viện trưởng VKSND tối cao, hiện nay trong thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi, nên trong chính sách hình sự cần phân định, có chính sách xử lý phân hoá như trên sẽ hiệu quả, thuyết phục.

Ông cũng một lần nữa đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật Đạo đức để giáo dục mọi người nhận thức được danh dự là điều thiêng liêng nhất trong đời người để nhằm góp phần tốt hơn trong phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Tham nhũng vặt như vòi bạch tuộc, khiến dân bức xúc, làm chùn bước nhà đầu tư

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, tham nhũng vặt như "vòi bạch tuộc" khiến dân bức xúc, làm chùn bước nhà đầu tư. Do vậy, ông đề nghị cần phải ngăn chặn, không để cán bộ lợi dụng đòi hỏi phí bôi trơn, lót tay; người dân bị phiền hà, phải biếu xén quà cáp.

Chống tham nhũng: ĐBQH nói "tôi chống, anh chống, chúng ta cùng chống"

Nhóm PV |

Theo đại biểu Quốc hội, không ai có thể chia động từ chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống tội phạm một ngôi được, mà phải chia nhiều ngôi. "Có nghĩa là tôi chống, anh chống, chúng ta cùng chống. Có như vậy, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực mới thành công được".

Tội phạm kinh tế, tham nhũng gắn với lợi ích nhóm có chiều hướng gia tăng

Nhóm PV |

Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, trong năm 2022, tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán…

Thi hành án hình sự tham nhũng, kinh tế tăng 290% về tiền

NHÓM PV |

Đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã thi hành xong 1.895 việc, thu được gần 16 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 11.895 tỉ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tham nhũng vặt như vòi bạch tuộc, khiến dân bức xúc, làm chùn bước nhà đầu tư

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, tham nhũng vặt như "vòi bạch tuộc" khiến dân bức xúc, làm chùn bước nhà đầu tư. Do vậy, ông đề nghị cần phải ngăn chặn, không để cán bộ lợi dụng đòi hỏi phí bôi trơn, lót tay; người dân bị phiền hà, phải biếu xén quà cáp.

Chống tham nhũng: ĐBQH nói "tôi chống, anh chống, chúng ta cùng chống"

Nhóm PV |

Theo đại biểu Quốc hội, không ai có thể chia động từ chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống tội phạm một ngôi được, mà phải chia nhiều ngôi. "Có nghĩa là tôi chống, anh chống, chúng ta cùng chống. Có như vậy, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực mới thành công được".

Tội phạm kinh tế, tham nhũng gắn với lợi ích nhóm có chiều hướng gia tăng

Nhóm PV |

Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, trong năm 2022, tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán…

Thi hành án hình sự tham nhũng, kinh tế tăng 290% về tiền

NHÓM PV |

Đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã thi hành xong 1.895 việc, thu được gần 16 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 11.895 tỉ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021.