Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tăng gần 12.000 tỉ đồng

Ái Vân |

Cơ quan thi hành án đã thi hành xong 1.895 việc trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, tương ứng với gần 16.000 tỉ đồng, tăng gần 12.000 tỉ đồng so với năm 2021.

Đây là thông tin được Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2022.

Cụ thể, Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, thể chế về thi hành án dân sự tiếp tục được hoàn thiện với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự tại Luật số 03/2022/QH15, đã góp phần giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nhất là nâng cao hiệu quả thi hành án tín dụng ngân hàng và thu hồi tài sản cho nhà nước trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Công tác Thi hành án dân sự, nhất là trong việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và án tín dụng, ngân hàng tiếp tục được Lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Việc phối hợp với các ngành Nội chính, Tòa án, Kiểm sát, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội trong hoạt động Thi hành án dân sự tiếp tục được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án. Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp tiếp tục được rà soát, kiện toàn, kịp thời giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS. Ảnh: Khánh Ngân
Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Ảnh: Khánh Ngân

Kết quả thi hành án đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng đạt kết quả cao. Cụ thể, đã thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với hơn 15.989 tỉ đồng, tăng hơn 11.895 tỉ đồng so với năm 2021.

Về công tác theo dõi thi hành án hành chính, các cơ quan Thi hành án dân sự đã thực hiện nghiêm trách nhiệm chức năng theo dõi Thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và các khuyến nghị qua hoạt động giám sát của Quốc hội.

Một số địa phương có án cao, như: TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, TP.Hà Nội, Quảng Nam, Phú Yên...

Theo ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - năm 2023, dự kiến còn nhiều vụ việc khó khăn, vướng mắc.

Tổng cục Thi hành án dân sự đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp. Trong đó tiếp tục chỉ đạo sát sao Cục Thi hành án dân sự các địa phương xử lý tài sản kê biên để đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật; chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xác minh, làm rõ hiện trạng, tình trạng xử lý tài sản, đẩy nhanh tiến độ thu hồi tài sản bị thất thoát cho Nhà nước trong các vụ án.

Cùng với đó, Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với các bộ ngành, UBND, các tỉnh ủy tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, chủ động tham mưu công tác chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

Đồng thời tổ chức đoàn kiểm tra các vụ việc; làm việc với với các địa phương để thúc đẩy việc thu hồi nhanh tài sản tham nhũng, thất thoát lớn.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: 7 vụ án diện BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng đã được xét xử

PHẠM ĐÔNG |

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 7 vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực tiếp chỉ đạo. Đây đều là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.

Quảng Trị: Tự kiểm tra chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng

HƯNG THƠ |

UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, qua công tác tự kiểm tra nội bộ, chưa phát hiện hành vi tham nhũng.

Hà Nội đã xét xử sơ thẩm 105 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Các cơ quan tố tụng thành phố đã khởi tố, điều tra 35 vụ/45 bị can, truy tố 20 vụ/42 bị can, xét xử sơ thẩm 41 vụ/105 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó về tham nhũng đã khởi tố mới 9 vụ án/12 bị can.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Hà Nội: 7 vụ án diện BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng đã được xét xử

PHẠM ĐÔNG |

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 7 vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực tiếp chỉ đạo. Đây đều là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.

Quảng Trị: Tự kiểm tra chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng

HƯNG THƠ |

UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, qua công tác tự kiểm tra nội bộ, chưa phát hiện hành vi tham nhũng.

Hà Nội đã xét xử sơ thẩm 105 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Các cơ quan tố tụng thành phố đã khởi tố, điều tra 35 vụ/45 bị can, truy tố 20 vụ/42 bị can, xét xử sơ thẩm 41 vụ/105 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó về tham nhũng đã khởi tố mới 9 vụ án/12 bị can.