Kiên quyết xử lý hành vi lạm dụng quyền lực để tham nhũng trong tư pháp

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực để tham nhũng tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20.3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, căn cứ kết quả phiên chất vấn đối với từng lĩnh vực, kết luận từng nội dung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sẽ được nêu trong nghị quyết này và yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành quan tâm triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, trong công tác xét xử, đề nghị Chánh án TAND tối cao tiếp tục triển khai các giải pháp, nhất là các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án; bảo đảm tranh tụng trong xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp, chấp hành nghiêm thời hạn xét xử được luật định.

Xét xử các vụ án hình sự phải bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, chức vụ, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm gần đây trong lĩnh vực chứng khoán, đăng kiểm, đấu thầu; đặc biệt là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi và chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thực hiện nghiêm quy định của pháp luật hình sự về công tác xử lý đối với người phạm tội tham nhũng, chức vụ. Trong đó nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu; có hành vi khoan hồng với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tự nguyện sửa chữa...

Chú trọng công tác hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải đối thoại tại tòa án để giảm bớt các vụ án phải mở phiên tòa xét xử và góp phần giải quyết triệt để hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện.

Tiếp tục triển khai hiệu quả việc tổ chức phiên tòa trực tuyến, góp phần giảm thiểu thời gian, công sức cho người dân, cơ quan tổ chức tham gia phiên tòa, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Tăng hiệu quả giải quyết đối với một số loại án nhất là án hành chính; chỉ đạo các tòa án có biện pháp khắc phục khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Toàn cảnh phiên họp thứ 21 chiều 20.3. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh phiên họp thứ 21 chiều 20.3. Ảnh: Phạm Thắng

Thứ hai, trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao tiếp tục triển khai các giải pháp để triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác, chấp hành nghiêm thời gian tố tụng; khắc phục triệt để việc xảy ra một số trường hợp oan.

Việc truy tố phải bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tăng cường kiểm soát bên trong việc thực hiện quyền công tố. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm và chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại các phiên tòa.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ yêu cầu, mọi quyết định phê chuẩn việc khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác phải bảo đảm đúng căn cứ điều kiện theo luật định.

Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục có giải pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ quá trình điều tra để hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao tiếp tục có giải pháp nâng cao chất lượng công tác giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm. Chú trọng phát hiện oan sai để xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đẩy nhanh việc bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước và xử lý nghiêm trách nhiệm của người làm oan theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đề xuất chính sách cụ thể để thu hút các chuyên gia về công tác tại tòa án và viện kiểm sát. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước đối với các biện pháp kiểm soát quyền lực. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực để tham nhũng tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đấu tranh mạnh mẽ không để lọt tội phạm dễ dẫn đến oan sai

PHẠM ĐÔNG |

"Chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm rất khó khăn, thách thức rất lớn đối với cơ quan tố tụng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ", Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí trả lời và cho rằng, hai yêu cầu này có mâu thuẫn trong thực tế.

Cân nhắc giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thanh tra việc đào tạo lái xe ở trường Đại học Đông Đô

Nhóm PV |

Sau loạt bài của Lao Động về những vấn đề bất cập tại Trung tâm đào tạo lái xe ở Trường đại học Đông Đô, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội khẳng định những sai phạm tại đây như tự ý cho học viên vào tập lái, sân tập tràn lan xe bồn, xe đầu kéo... sẽ được Sở nhanh chóng thanh tra, xử lý.

Ông Nguyễn Đức Chung lại bị bắt tạm giam liên quan đến Công ty Cây xanh

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến sai phạm tại Công ty Cây xanh Hà Nội.

Nhà vệ sinh nhiều “không” tại bệnh viện, bệnh nhân ngán ngẩm

Bích Ngọc |

Cần Thơ – Không nước xả, không giấy vệ sinh, không xà bông, không người lau dọn,… là thực trạng của một số nhà vệ sinh ở Cần Thơ khiến bệnh nhân cũng như người thăm khám cảm thấy khó chịu.

Nhà máy xử lý rác 10,5 tỉ đồng, mới chạy thử nghiệm đã hỏng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trong khi hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải tập kết lộ thiên, thì Nhà máy Xử lý chất thải rắn tại huyện Sơn Hà dù đã hoàn thành 1 năm nhưng chưa thể đưa vào hoạt động chính thức vì hư hỏng.

Cuộc sống người dân trong khu tập thể G6A Thành Công sau khi rào tôn

Kim Sơn - Việt Dũng |

Hà Nội - Trong số 49 hộ dân tại tòa G6A Thành Công (quận Ba Đình), đã có 28 hộ chấp nhận di dời, tuy vậy, vẫn còn 21 hộ tiếp tục bám trụ trong khu tập thể này.

Đấu tranh mạnh mẽ không để lọt tội phạm dễ dẫn đến oan sai

PHẠM ĐÔNG |

"Chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm rất khó khăn, thách thức rất lớn đối với cơ quan tố tụng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ", Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí trả lời và cho rằng, hai yêu cầu này có mâu thuẫn trong thực tế.

Cân nhắc giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.