Bộ Công an tiếp tục bảo lưu quan điểm quy định nồng độ cồn bằng 0

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an cho rằng, lái xe say rượu, có thể gây thảm họa nên bộ vẫn bảo lưu quy định nồng độ cồn bằng 0 đối với người tham gia giao thông.

Ngày 29.4, Bộ Công an vừa có một số nội dung thông tin về những đề xuất mới trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ thứ 7 tới của Quốc hội.

Trong đó, nội dung đáng chú ý tập trung vào việc nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo Bộ Công an, quá trình xây dựng hoàn thiện dự thảo luật đã cùng Bộ Y tế tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức điều tra xã hội học, hội thảo khoa học về "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" cũng như lấy ý kiến các chuyên gia y tế tại một số bệnh viện lớn của Việt Nam.

Kết quả cho thấy, rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần và hành vi của con người, đặc biệt là những người sau khi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các nhà khoa học đều đồng thuận cao về việc phải xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có sử dụng rượu, bia.

Thời gian qua, những con số đáng báo động về tác hại của rượu, bia: Từ tháng 6.2022-12.2023, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do TNGT đường bộ gây ra.

Trong số đó, 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia. Hơn 22 nghìn phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu, bia (chiếm hơn 51% đối với 7 nhóm tội danh như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng, Chống người thi hành công vụ...".

Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ, số vụ TNGT liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022.

"Do đó, cơ quan soạn thảo thấy cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát, xử lý quyết liệt, phát huy hiệu quả hơn nữa của chủ trương này", Bộ Công an nêu.

Phân tích thêm, Bộ Công an cho hay, sử dụng rượu bia khi lái xe là vấn đề xã hội không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Hiện nay, các quốc gia quy định xử lý rất nghiêm khắc đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.

"Trong điều kiện văn hóa và giao thông ở Việt Nam hiện nay thực sự rất cần nồng độ cồn bằng không khi điều khiển phương tiện", Bộ Công an nêu.

Bởi lẽ, điều kiện giao thông ở nước ta hiện nay có nhiều đặc thù. Ở các nước phát triển chủ yếu là xe ôtô đi đúng theo làn và khoảng cách phù hợp với tốc độ, nếu có vi phạm xảy ra tai nạn thì cũng hạn chế tai nạn liên hoàn.

Trong khi giao thông trên đường tại Việt Nam đòi hỏi tài xế phải duy trì sự tỉnh táo và phản xạ nhanh hơn rất nhiều lần nếu tình huống bất ngờ xảy ra.

Cơ quan soạn thảo Bộ cho hay, theo khảo sát của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong số nước có mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồn đứng vào loại cao trên thế giới (thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia). "Đây là tỷ lệ rất đáng báo động", theo Bộ Công an.

Rượu bia còn là một trong những nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam, sử dụng rượu bia đang gây nên gánh nặng đối với y tế, kinh tế và gia tăng các vấn đề xã hội.

Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn ngoài ý nghĩa đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Bộ Công an còn đánh giá, việc lái xe trong trạng thái thiếu tỉnh táo có thể gây ra thảm họa với những người vô tội như một số trường hợp lái xe say rượu gây tai nạn liên hoàn thời gian qua.

Bên cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay chưa tốt, xem thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật về giao thông, thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý.

Với những lý do nêu trên và tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Bộ Công an khẳng định, việc cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông dần hình thành thói quen, văn hóa "Đã uống rượu, bia thì không lái xe".

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công an nêu 6 lý do cần xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Bảo Nguyên |

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến, thảo luận ở tổ và ở hội trường và dự kiến sẽ trình thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024). Việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân.

6 cơ sở thực tiễn xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Việc xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông.

Những điểm mới trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ bổ sung nội dung cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tích hợp dữ liệu các loại giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử và quy định rõ quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát...

"Long marathon" hoàn tất hành trình chạy bộ xuyên Việt ở Dinh Độc Lập

Thanh Vũ |

Sau 20 ngày, chân chạy Nguyễn Văn Long đã có mặt ở TPHCM, hoàn tất hành trình 20 ngày chạy bộ xuyên Việt.

Nga thiêu rụi xe tăng Abrams của Mỹ, tịch thu chiến lợi phẩm

Ngọc Vân |

Nga công bố video bắn cháy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraina, tịch thu làm chiến lợi phẩm.

Chủ tịch TP Cao Bằng lý giải hành động đứng nắng phát nước cho nhân dân, du khách

Tân Văn |

Người dân và du khách về Cao Bằng dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tỏ ra thích thú khi được chính tay Chủ tịch UBND thành phố phát nước miễn phí và hỏi han, chia sẻ.

Bản CV của ông Kim Sang-sik - ứng viên số 1 dẫn dắt tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Kim Sang-sik - ứng viên số 1 dẫn dắt tuyển Việt Nam từng có những năm tháng thành công tại đấu trường K.League (Hàn Quốc) trong vai trò cầu thủ, trợ lý lẫn thuyền trưởng.

Chuyện chưa kể về cảnh quay cuối cùng trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”

Mi Lan |

Bộ phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân được nhà nước đầu tư sản xuất nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác (1890-1990). Phim lấy bối cảnh giai đoạn 1895-1901 khi nhân vật lịch sử Nguyễn Tất Thành đang sống và học tập tại Huế.

Bộ Công an nêu 6 lý do cần xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Bảo Nguyên |

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến, thảo luận ở tổ và ở hội trường và dự kiến sẽ trình thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024). Việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân.

6 cơ sở thực tiễn xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Việc xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông.

Những điểm mới trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ bổ sung nội dung cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tích hợp dữ liệu các loại giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử và quy định rõ quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát...