Bộ Công an nêu giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng internet

Việt Dũng |

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị rà soát những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm lừa đảo như huy động vốn, kinh doanh bất động sản, đầu tư tiền ảo, đa cấp.

Vừa qua, cử tri tỉnh Bình Dương phản ánh tới Bộ Công an về tình trạng lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều, trong đó có giả danh cán bộ công an, tòa án, lừa trúng thưởng...

Tuy nhiên, khi tố giác loại tội phạm này, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp hình ảnh, ghi âm, video... có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội.

Giải đáp thắc mắc trên, Bộ Công an chỉ ra bị hại chủ yếu là người ít cập nhật thông tin, thiếu ý thức cảnh giác, không có kiến thức bảo mật thông tin hay hiểu biết về các hoạt động tố tụng.

Trước diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25.5.2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời chỉ đạo triển khai kế hoạch chuyên đề phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này (từ năm 2020 đến nay, đã phát hiện, xử lý hơn 5.600 vụ, hơn 5.600 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng dự báo diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi.

Thiếu tướng Trần Phú Hà - Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời chất vấn về loại tội phạm lừa đảo. Ảnh: Quách Du
Thiếu tướng Trần Phú Hà - Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời chất vấn về loại tội phạm lừa đảo. Ảnh: Quách Du

Để tiếp tục đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả các loại tội phạm này, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo toàn lực lượng đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh, điều tra xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nhất là lừa đảo qua mạng), tập trung một số giải pháp sau:

Chủ động phối hợp với các ban, ngành, cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân; thường xuyên thông báo về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, giúp người dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm.

Phối hợp với các ban, bộ, ngành, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm lừa đảo như: lĩnh vực đầu tư, huy động vốn, kinh doanh bất động sản, kinh tế số, cho vay qua ứng dụng (app), vay ngang hàng (P2P Lending), thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, hoạt động trên không gian mạng (tài khoản mạng xã hội, thương mại điện tử, mua bán, kinh doanh tiền ảo, tiền điện tử, huy động tài chính, đầu tư theo mô hình đa cấp...), quản lý chặt chẽ thuê bao điện thoại di động...

Chủ động phối hợp với các ngân hàng phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông để phát hiện, truy vết tội phạm.

Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ các đối tượng trọng điểm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet; chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.

Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương chấp hành nghiêm quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29.12.2017 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29.11.2021).

Bộ Công an sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành nghiên cứu, tổ chức các hình thức khác nhau (đường dây nóng, hộp thư tố giác...), tạo thuận lợi cho người dân trong cung cấp thông tin, tố giác tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet nói riêng.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vì sao tội phạm ngang nhiên dùng số nhà mạng trong nước để lừa đảo?

Quang Việt |

Lực lượng công an ghi nhận, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo qua điện thoại không chỉ dùng số điện thoại mã vùng nước ngoài mà sử dụng cả số các nhà mạng trong nước để mạo danh nhân viên điện lực, lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin.

Lừa đảo cho vay trực tuyến, chiếm đoạt tài sản

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 11.12, Công an thành phố Hà Tĩnh - cho biết, vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đình Chiến (28 tuổi, trú xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) và Vi Quốc Tùng (24 tuổi, trú tại xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức cho vay tiền trực tuyến.

Thanh niên mở hàng loạt tài khoản Facebook rao bán xe đạp, lừa đảo 47 người

Văn Trực |

Đà Nẵng - Để có tiền tiêu xài, Nguyễn Văn Mến đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook rồi đăng tải các bài viết rao bán xe đạp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền đặt cọc, Mến chặn số liên lạc nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nhìn lại một năm Việt Nam mở cửa du lịch

Thúy Ngọc |

Mở cửa trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành du lịch tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt những kết quả quan trọng.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

Trấn Thành thu 450 tỉ và nghịch lý trong việc nhà nước đổ tiền vào phim

Hào Hoa - Huyền Chi |

Câu chuyện nhà nước đổ tiền đầu tư cho các dự án phim từng được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài. Trước chiến lược công nghiệp hóa văn hóa, công nghiệp hóa điện ảnh, chuyện nhà nước nên đầu tư thế nào cho phim nội lại được mang ra bàn lại.

Luồn lách đi qua đoạn đường rộng chưa đầy 1 mét ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Hàng loạt phương tiện phải luồn lách, đi lên vỉa hè do lòng đường Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chiếm trọn bởi một công trình.

Vì sao tội phạm ngang nhiên dùng số nhà mạng trong nước để lừa đảo?

Quang Việt |

Lực lượng công an ghi nhận, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo qua điện thoại không chỉ dùng số điện thoại mã vùng nước ngoài mà sử dụng cả số các nhà mạng trong nước để mạo danh nhân viên điện lực, lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin.

Lừa đảo cho vay trực tuyến, chiếm đoạt tài sản

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 11.12, Công an thành phố Hà Tĩnh - cho biết, vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đình Chiến (28 tuổi, trú xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) và Vi Quốc Tùng (24 tuổi, trú tại xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức cho vay tiền trực tuyến.

Thanh niên mở hàng loạt tài khoản Facebook rao bán xe đạp, lừa đảo 47 người

Văn Trực |

Đà Nẵng - Để có tiền tiêu xài, Nguyễn Văn Mến đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook rồi đăng tải các bài viết rao bán xe đạp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền đặt cọc, Mến chặn số liên lạc nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.