3 người liên quan vụ Vạn Thịnh Phát dù đã chết vẫn bị ngăn chặn giao dịch tài sản

Việt Dũng |

Nguyễn Phương Hồng - nguyên Phó Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Tiến Thành - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Nguyễn Ngọc Dương - Tổng Giám đốc Công ty SPG dù đã chết, song được xác định phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rà soát và áp dụng các biện pháp đối với tài sản của họ.

Giai đoạn 2 vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) - Bộ Công an đã đề nghị truy tố với 34 bị can về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Vụ án liên quan đến sai phạm của bà chủ Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong việc phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng của nhà đầu tư; Vận chuyển và rửa tiền hàng chục nghìn tỉ đồng.

Theo kết luận, quá trình điều tra, C03 đã rà soát, xác minh, truy thu theo dòng tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội, tài khoản, tài sản đứng tên bị can hoặc cá nhân được nhờ đứng tên, để thu hồi, kê biên, phong tỏa. Các bị can và gia đình đã phối hợp, tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả.

Theo đó, C03 đã kê biên, phong tỏa một số tài sản liên quan đến bị can Trương Mỹ Lan và chuyển theo vụ án “Trương Mỹ Lan và đồng phạm” (giai đoạn 1) đã được cấp sơ thẩm TAND TPHCM phán quyết hôm 11.4 vừa qua và kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, làm rõ một số nội dung liên quan đến tài sản.

Kiến nghị liên quan đến việc tiếp tục điều tra, truy hồi dòng tiền nhằm xác định nghĩa vụ hoàn trả tài sản (nếu có) đối với các cá nhân Nguyễn Phương Hồng - Thành viên HĐQT, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, nguyên Giám đốc SCB Chi nhánh Sài Gòn; Nguyễn Tiến Thành - Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Nguyễn Ngọc Dương - Tổng Giám đốc Công ty SPG.

Kết quả điều tra, 3 cá nhân trên đều đã chết, song họ được xác định phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rà soát và áp dụng các biện pháp đối với tài sản của họ.

Đối với bà Nguyễn Phương Hồng, C03 đã kê biên 2,5 triệu cổ phần tại Công ty Chứng khoán TVSI. Quá trình khám xét thu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng ngăn chặn giao dịch số dư hơn 85 triệu đồng mang tên bà Hồng. Qua làm việc, người nhà của bà Hồng có ý kiến đồng ý để cơ quan điều tra duy trì các biện pháp đối với tài sản này và chuyển cho tòa án quyết định.

Đối với ông Nguyễn Tiến Thành, cơ quan điều tra đã ngăn chặn giao dịch hơn 8,7 triệu cổ phần Công ty Chứng khoán TVSI cùng hơn 386 triệu đồng trong tài khoản mang tên ông này. Làm việc với người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Nguyễn Tiến Thành, họ có ý kiến đồng ý để Cơ quan điều tra duy trì các biện pháp đối với tài sản này và chuyển cho tòa án quyết định.

Đối với ông Nguyễn Ngọc Dương, C03 đã ngăn chặn giao dịch số dư hơn 9,1 tỉ đồng trong 3 tài khoản ngân hàng mang tên ông này; ngăn chặn giao dịch tổng số dư hơn 50 tỉ đồng trong các tài khoản mang tên con trai của ông Dương mở tại SCB và Vietcombank.

Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ việc ông Dương chết, Công an quận 4, TPHCM đã thu giữ 216 miếng kim loại màu vàng; 6 sổ tiết kiệm đứng tên ông Dương mở tại Vietcombank (trị giá 132 tỉ đồng); Giấy tờ liên quan đến 3 nhà đất tại TPHCM và tỉnh Long An.

Về trường hợp này, cơ quan điều tra xác định, người hàng thừa kế thứ nhất của ông Dương không đưa ra được căn cứ xác định rõ nguồn gốc các khoản tiền, tài sản nêu trên, có ý kiến đồng ý để cơ quan điều tra duy trì các biện pháp đối với tài sản này và chuyển cho tòa án quyết định.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Công an TPHCM, Công an quận 4 phối hợp xử lý các đồ vật, tài sản, tài liệu trên theo quy định pháp luật.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Đường đi của 30.000 tỉ đồng bị bà chủ Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chiếm đoạt

Việt Dũng |

Hơn 30.000 tỉ đồng thu từ bán trái phiếu khống, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm dưới quyền ghi chép, theo dõi với cách đặt tên “Bond WMC”, “Bond VTP”, “Bond VNG”, “Bond VIPD”, “Bond SETRA”, “Bond Sunny”…

Quy trình tạo nguồn tiền khống hơn 30.000 tỉ đồng để lừa đảo ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Để phát hành số trái phiếu tương đương với hơn 30.000 tỉ đồng, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm lãnh đạo dưới quyền đã tạo dòng tiền khống, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Đào tạo 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu về trái phiếu

Việt Dũng |

Theo chủ trương của Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhóm cán bộ dưới quyền, trong đó có Võ Tấn Hoàng Văn đã chỉ đạo đào tạo hơn 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu, mời chào khách hàng mua trái phiếu.

Kết quả Chương trình “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên, người lao động"

Văn Thắng |

Chương trình phúc lợi cho đoàn viên đoàn viên và người lao động (ĐV&NLĐ) là chủ trương lớn của Tổng LĐLĐ Việt Nam; góp phần giúp nhiều đoàn viên, NLĐ giảm bớt khó khăn, cải thiện điều kiện sống, bảo đảm phúc lợi tốt hơn, tạo sự gắn kết giữa đoàn viên, NLĐ với tổ chức Công đoàn.

Nhiều thí sinh tăng điểm bất thường sau lần chấm phúc khảo tại Hà Nam

Khánh Linh - Cao Thơm |

Hà Nam - Nhiều phụ huynh bức xúc khi phát hiện nhiều điểm số không minh bạch trong kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào lớp 6 (kỳ tuyển sinh lớp 6) tại trường THCS Trần Phú (TP Phủ Lý).

Cú ngã ngựa phòng vé của những “diễn viên triệu USD” Thái Hòa, Tuấn Trần

Bình An |

Bộ phim mới ra rạp có sự tham gia của Tuấn Trần không có được sức hút như kỳ vọng.

Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức tại một thành phố lớn ở Mỹ

Thanh Hà |

Tiếng Việt chính thức trở thành ngôn ngữ chính thức của thành phố San Francisco, bang California, Mỹ, trang San Francisco Chronicle đưa tin.

"Thủy triều đỏ" xuất hiện tại vùng biển Thổ Châu

Lâm Điền |

Lần đầu tiên vùng biển Thổ Châu (TP Phú Quốc, Kiên Giang) xuất hiện hiện tượng giống thủy triều đỏ.

Đường đi của 30.000 tỉ đồng bị bà chủ Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chiếm đoạt

Việt Dũng |

Hơn 30.000 tỉ đồng thu từ bán trái phiếu khống, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm dưới quyền ghi chép, theo dõi với cách đặt tên “Bond WMC”, “Bond VTP”, “Bond VNG”, “Bond VIPD”, “Bond SETRA”, “Bond Sunny”…

Quy trình tạo nguồn tiền khống hơn 30.000 tỉ đồng để lừa đảo ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Để phát hành số trái phiếu tương đương với hơn 30.000 tỉ đồng, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm lãnh đạo dưới quyền đã tạo dòng tiền khống, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Đào tạo 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu về trái phiếu

Việt Dũng |

Theo chủ trương của Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhóm cán bộ dưới quyền, trong đó có Võ Tấn Hoàng Văn đã chỉ đạo đào tạo hơn 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu, mời chào khách hàng mua trái phiếu.