Lưu ý dành cho cha mẹ khi giao tiếp với trẻ tự kỷ

Tuấn Đạt (T/H) |

Những lưu ý sau đây nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể tham khảo trong việc giao tiếp và dạy trẻ tự kỷ một cách hiệu quả nhất.

Việc chăm sóc đúng cách đối với trẻ tự kỷ không phải là điều dễ dàng, vì thế các bậc phụ huynh hãy cố gắng kiên nhẫn trong việc giao tiếp với các con hàng ngày để tạo sợi dây liên kết chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái.

Mặt đối mặt

Khi giao tiếp với trẻ bị tự kỷ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn cách mặt đối mặt. Bởi lẽ, phương pháp này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng quan sát được thái độ, cử chỉ, hành vi của trẻ để từ đó có hành xử phù hợp cho những cuộc nói chuyện sau đó.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, cha mẹ hãy bắt đầu bằng cách sờ nhẹ vào má trẻ, từ từ quay đầu của trẻ về phía mình và gọi tên trẻ một cách nhẹ nhàng. Làm như vậy sẽ giúp trẻ không cảm thấy sợ hãi và dần dần tiếp nhận, biết cách lắng nghe và chịu nói chuyện với cha mẹ.

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn còn cảm giác sợ sệt, thu mình lại hoặc có những phản kháng, hãy để trẻ ổn định tâm lý trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cũng đừng quên bày tỏ cảm xúc, tình yêu thương dành cho trẻ và luôn để trẻ biết rằng, cha mẹ luôn ở bên cạnh, quan tâm và yêu thương vô điều kiện. Dần dần, trẻ sẽ hiểu và mở lòng trò chuyện với người thân nhiều hơn.

Khuyến khích và đưa trẻ tự kỷ ra ngoài chơi để các bé . Ảnh: Xinhua
Khuyến khích và đưa trẻ tự kỷ ra ngoài chơi để các bé không cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ. Ảnh: Xinhua

Hạn chế hành động mạnh

Một nguyên tắc quan trọng khi giao tiếp với trẻ bị tự kỷ mà cha mẹ cần biết đó là hạn chế các hành động mạnh như vung tay, đập bàn, nói lớn tiếng... Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ tự kỷ thường khá nhạy cảm. Vì thế, khi thấy những hành động mạnh, trẻ dễ bị sợ hãi và có xu hướng tạo vỏ bọc bảo vệ mình.

Trong cuộc trò chuyện với trẻ nên kết hợp với các cử chỉ nhẹ nhàng, động viên để giúp trẻ có được sự thoải mái, an toàn và tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên khuyến khích và cùng trẻ ra công viên, sân chơi… để trẻ có thể thay đổi không khí. Đây cũng là cách giúp trẻ thư giãn, không cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, đối với những trẻ tự kỷ, cha mẹ cần là một người bạn đồng hành kiên nhẫn, là bờ vai vững chãi để con cảm thấy luôn được bảo vệ, chở che và yêu thương đến từ gia đình.

Tuấn Đạt (T/H)
TIN LIÊN QUAN

“Vì em xứng đáng”: Lan toả tình yêu thương tới cộng đồng trẻ tự kỷ

Diệu Quỳnh |

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Vì em xứng đáng” nhằm lan tỏa thông điệp ý nghĩa “trẻ tự kỷ cũng xứng đáng được yêu thương”. Sự kiện đến với đông đảo công chúng nhằm nâng cao nhận thức, hành động tích cực của mọi người đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ vui vẻ tham dự lớp học của "giáo viên nhí"

Hà Phương |

Với mong muốn góp phần nhỏ bé giúp trẻ tự kỷ, các em có hoàn cảnh khó khăn... có cơ hội phát triển tốt hơn, các bạn học sinh trường THCS - THPT Marie Curie Hà Nội và trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cùng nhau dạy nhảy miễn phí cho trẻ.

Những người pha trò cho trẻ tự kỷ

Bài và ảnh Việt Trần |

Họ gọi mình là Gánh Xiếc (Nhà Jù) và bản thân là người pha trò hay tư vấn viên thay vì người giáo dục trẻ tự kỷ bằng phương pháp "chơi".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Vì em xứng đáng”: Lan toả tình yêu thương tới cộng đồng trẻ tự kỷ

Diệu Quỳnh |

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Vì em xứng đáng” nhằm lan tỏa thông điệp ý nghĩa “trẻ tự kỷ cũng xứng đáng được yêu thương”. Sự kiện đến với đông đảo công chúng nhằm nâng cao nhận thức, hành động tích cực của mọi người đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ vui vẻ tham dự lớp học của "giáo viên nhí"

Hà Phương |

Với mong muốn góp phần nhỏ bé giúp trẻ tự kỷ, các em có hoàn cảnh khó khăn... có cơ hội phát triển tốt hơn, các bạn học sinh trường THCS - THPT Marie Curie Hà Nội và trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cùng nhau dạy nhảy miễn phí cho trẻ.

Những người pha trò cho trẻ tự kỷ

Bài và ảnh Việt Trần |

Họ gọi mình là Gánh Xiếc (Nhà Jù) và bản thân là người pha trò hay tư vấn viên thay vì người giáo dục trẻ tự kỷ bằng phương pháp "chơi".