Thầy trò pha chế dung dịch diệt khuẩn cấp miễn phí cho dân

Hoàng Văn Minh |

Ngay sau lời kêu gọi cùng chung tay phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, thầy và trò khoa Công nghệ Hóa - Môi trường, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã nghiên cứu pha chế dung dịch rửa tay diệt khuẩn, cấp miễn phí cho người dân.

Cũng như các địa phương trong cả nước, những ngày này, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng nằm trong vùng xoáy khan hiếm, tăng giá… khẩu trang và các loại dung dịch rửa tay khô diệt khuẩn để phòng chống nCoV. “Phải làm gì đó trong khả năng của mình để giúp người dân vơi bớt nỗi lo” - TS Đào Anh Quang - Trưởng khoa Công nghệ Hóa-Môi trường, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - suy nghĩ như vậy khi chứng kiến cảnh người người, nhà nhà đua nhau đi mua khẩu trang và dung dịch rửa tay. Và ông càng quyết tâm hơn khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phát đi lời kêu gọi toàn dân chung tay phòng chống dịch.

Bắt đầu từ ngày 1.2, TS Đào Anh Quang cùng các đồng nghiệp và sinh viên lên ý tưởng nghiên cứu, pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn từ những công thức hóa học đã học và thực hành. Cụ thể, trên công thức bào chế mỹ phẩm đã được đưa vào giáo trình dạy trong trường cao đẳng, họ pha chế thêm một ít cồn, nano bạc và chất tạo màng mỏng. Thế là một loại nước rửa tay khô đã nhanh chóng ra đời, gồm có nồng độ cồn tương đương nồng độ cồn các nước diệt khuẩn thông thường, kèm với đó tinh dầu sả, nano bạc tăng khả năng diệt khuẩn và tạo lớp màng mỏng bảo vệ da tay người dùng

Sau khi pha chế dung dịch, thầy trò trong khoa tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên da tay của mình. Qua 3 ngày vừa thử nghiệm vừa theo dõi, đến cuối giờ chiều 3.2, nhóm điều chế thống nhất được hàm lượng các chất cần thiết để pha chế đại trà, phục vụ cộng đồng. Đêm trước ngày mở cửa cấp phát, nhóm đã lên mạng xã hội kêu gọi người dân mang vỏ chai nhựa loại 500ml đã súc rửa sạch sẽ để đến đổi một chai dung dịch rửa tay diệt khuẩn mang về sử dụng.

Ngay trong sáng 4.2, 100 lít dung dịch được nhóm cấp phát miễn phí cho người dân thành phố ngay trước cổng trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ở địa chỉ 70 đường Nguyễn Huệ, TP.Huế. Rất nhiều người dân đến nhận nước rửa tay khô diệt khuẩn và cảm ơn nhà trường, thầy Quang cùng các em sinh viên đã có nghĩa cử đẹp trong mùa dịch nCoV.

100 lít dung dịch pha chế đã được chia hết trong buổi sáng cùng ngày. TS Đào Anh Quang không giấu được niềm vui, vì sản phẩm được bà con đón nhận: “Những ngày tới, nhóm sẽ huy động thêm nhân lực, phương tiện và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của công đoàn trường để nâng công suất pha chế, phục vụ người dân được nhiều hơn”.

Đáng nói là “mẻ” dung dịch hơn 100 lít cấp phát miễn phí đầu tiên, thầy trò TS Đào Anh Quang đã bỏ tiền túi mua vật tư, hóa chất để bào chế thử nghiệm chứ không xin, dùng kinh phí của khoa hay trường.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Vét túi... gieo mầm “văn hóa đọc” cho sinh viên

Lục Tùng |

Không chỉ bỏ công sức gây dựng “Không gian sách” miễn phí với hàng ngàn đầu sách, báo, Thạc sĩ Nguyễn Văn Nghiêm (Trường Đại học Đồng Tháp) còn tự trích lương và nhuận bút để tổ chức “Góc thực phẩm nghĩa tình” phục vụ ăn uống nhẹ ngay tại thư phòng... chỉ để gieo mầm và truyền lửa văn hóa đọc cho sinh viên.

Có giọt máu 57 lần cho đi…

Sở Hạ |

Không phải đến khi ông Nguyễn Hoàng Yên (54 tuổi), Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc của phường Lái Hiếu (Ngã Bảy, Hậu Giang) kiêm nhiệm thêm công việc Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ mới xung phong gương mẫu trong tham gia các đợt hiến máu tại địa phương. Trước đó, hàng chục năm, ông đã 33 lần đến y tế phường để hiến máu và vận động cả vợ tham gia hiến máu.

Hành trình thầm lặng của những người cứu chữa bệnh nhân nhiễm virus Corona

Nhóm PV |

Chữa trị cho 2 bệnh nhân nhiễm virus Corona, ekip gồm 30 người của bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Khó khăn, hiểm nguy là thế, song họ vẫn thầm lặng làm việc hết mình để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vét túi... gieo mầm “văn hóa đọc” cho sinh viên

Lục Tùng |

Không chỉ bỏ công sức gây dựng “Không gian sách” miễn phí với hàng ngàn đầu sách, báo, Thạc sĩ Nguyễn Văn Nghiêm (Trường Đại học Đồng Tháp) còn tự trích lương và nhuận bút để tổ chức “Góc thực phẩm nghĩa tình” phục vụ ăn uống nhẹ ngay tại thư phòng... chỉ để gieo mầm và truyền lửa văn hóa đọc cho sinh viên.

Có giọt máu 57 lần cho đi…

Sở Hạ |

Không phải đến khi ông Nguyễn Hoàng Yên (54 tuổi), Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc của phường Lái Hiếu (Ngã Bảy, Hậu Giang) kiêm nhiệm thêm công việc Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ mới xung phong gương mẫu trong tham gia các đợt hiến máu tại địa phương. Trước đó, hàng chục năm, ông đã 33 lần đến y tế phường để hiến máu và vận động cả vợ tham gia hiến máu.

Hành trình thầm lặng của những người cứu chữa bệnh nhân nhiễm virus Corona

Nhóm PV |

Chữa trị cho 2 bệnh nhân nhiễm virus Corona, ekip gồm 30 người của bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Khó khăn, hiểm nguy là thế, song họ vẫn thầm lặng làm việc hết mình để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.