Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.

Những ngày giữa tháng 8.2020, Lạc Dân Hy và nhóm bạn thuộc Khoa Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) đã có buổi họp bàn với mong muốn áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Dân Hy, Nguyên Phương, Thành Đạt, Thiện Tú và Minh Tuấn, mỗi người một ý tưởng khác nhau. Nhưng sau khi được giảng viên định hướng, tất cả đã tìm được tiếng nói chung và cho ra đời dự án Octoplastic - dự án tái chế rác thải nhựa thành gạch.

"Dự án của chúng mình được tóm tắt bằng việc “nhốt” nhựa để tạo thành vật liệu mà cụ thể ở đây là gạch. Qua đó, sẽ giải quyết được một phần lượng rác nhựa được thải ra biển đồng thời có giá trị về mặt kinh tế", Hy chia sẻ.

Rác thải nhựa được tái chế thành những viên gạch nhẹ. Ảnh: NVCC

Nguyên liệu được nhóm chọn lựa là các sản phẩm nhựa Polystyrene như: hộp đựng cơm, hộp xốp,... Polystyrene được đánh giá là khó tái chế, vì vậy ban đầu, nhóm gặp khó khăn lớn về việc tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu để tham khảo. Cả nhóm phải bắt tay vào làm nhiều thí nghiệm khác nhau để tìm ra kết quả tối ưu.

Quá trình thử nghiệm tại phòng lab của trường, cả nhóm sử dụng chính những hộp cơm được vứt trong thùng rác của lab.

Sau khi đã có nguyên liệu, tất cả sẽ cùng nhau rửa sạch, lau khô và cắt, xay nhỏ. Tiếp đó, nhựa sẽ được trộn chung với hỗn hợp gồm các loại chất kết dính. Công đoạn cuối cùng là đem đi phơi khô và sấy.

Những viên gạch đầu tiên "ra lò" không đáp ứng được kì vọng của các thành viên trong nhóm. Gạch không chắc, có thể dùng tay bẻ vỡ.

Tuy vậy cả nhóm không nản lòng mà tiếp tục cố gắng nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm đã tìm được "tỷ lệ vàng" là xi măng và nhựa loại polystyrene với tỷ lệ 50 - 50.

Mẫu gạch hiện tại đã đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009). Ngoài việc đạt tiêu chuẩn M50, mỗi loại gạch cũng được nhóm đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau như gạch ốp tường hướng tới tính cách âm và cách nhiệt.

Ngoài nghiên cứu về thành phần cấu tạo, nhóm sinh viên cũng đã đi tham khảo hình dáng, hoa văn của các mẫu gạch lục giác, hình chữ nhật, hình vuông,… Để đáp ứng tính thẩm mĩ, gạch cũng sẽ được sơn các màu sắc khác nhau.

"Tỉ lệ hiện tại đã là tối ưu, nhưng nhóm sẽ tiếp tục phát triển hơn về chất lượng gạch. Sắp tới nhóm cũng sẽ đăng kí bản quyền và thử nghiệm trên quy mô lớn", Hy khẳng định.

5 thành viên tại cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa". Ảnh: NVCC
Mới đây, dự án giành được giải nhì cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa" do UNESCO tổ chức.

Thông qua những hoạt động của mình, 5 thành viên mong muốn chung tay xây dựng một đại dương xanh và sạch. Bên cạnh đó, có thể lan tỏa thông điệp và ý tưởng đến gần với cộng đồng hơn.

"Nhóm muốn nói với mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên là nếu như có bất kể ý tưởng gì về việc tái chế để bảo vệ môi trường thì hãy bắt tay vào làm ngay. Những hành động dù là rất nhỏ nhưng cũng có thể góp phần trong việc bảo vệ môi trường khỏi việc ô nhiễm trắng", đại diện dự án Octoplastic nói.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Cụ ông góp “của để dành” xây đường liên thôn

NGUYỄN TRI |

Đến khu dân cư xóm 6 (thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) hỏi cụ ông Cao Thành Thái (80 tuổi) thì ai cũng biết. Bởi, chính cụ ông này đã tự nguyện đóng góp 174 triệu đồng - số tiền tiết kiệm để vợ chồng ông an dưỡng tuổi già, giúp xóm 6 có con đường khang trang.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ, lan toả mô hình trồng rau tại nhà

HOÀI ANH |

Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.

Bác sĩ 8X từng có mặt tại các điểm nóng để chống dịch COVID-19

Kim Anh - Trần Vương |

Những bộ đồ bảo hộ kín mít, những chiếc bánh mì ăn vội, những ngày làm việc đến đêm khuya… đã gắn bó với bác sĩ Trần Anh Tú (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) tại hầu hết các ổ dịch lớn nhỏ chống COVID-19 từ Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) đến Đà Nẵng, Hải Dương.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Cụ ông góp “của để dành” xây đường liên thôn

NGUYỄN TRI |

Đến khu dân cư xóm 6 (thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) hỏi cụ ông Cao Thành Thái (80 tuổi) thì ai cũng biết. Bởi, chính cụ ông này đã tự nguyện đóng góp 174 triệu đồng - số tiền tiết kiệm để vợ chồng ông an dưỡng tuổi già, giúp xóm 6 có con đường khang trang.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ, lan toả mô hình trồng rau tại nhà

HOÀI ANH |

Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.

Bác sĩ 8X từng có mặt tại các điểm nóng để chống dịch COVID-19

Kim Anh - Trần Vương |

Những bộ đồ bảo hộ kín mít, những chiếc bánh mì ăn vội, những ngày làm việc đến đêm khuya… đã gắn bó với bác sĩ Trần Anh Tú (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) tại hầu hết các ổ dịch lớn nhỏ chống COVID-19 từ Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) đến Đà Nẵng, Hải Dương.