Người bán rau “hot” mạng xã hội và món quà ý nghĩa tặng thầy cô ngày 20.11

Huyên Nguyễn |

Những tấm bảng ghi lời nhắn nhủ tặng rau miễn phí còn sai chính tả nhưng hành động của anh Phạm Hồng Minh luôn nhận sự yêu mến, nể phục từ mọi người. Mặc dù chỉ làm nghề bán rau nhưng Facebook của anh Minh có tới hơn 40.000 người theo dõi.

Ai là giáo viên đều được tặng rau 

- Hôm nay 21.11 rồi, anh còn tặng rau cho giáo viên không?

- Có chứ, nhưng em ra luôn buổi sáng nhé, chiều nay anh lại nghỉ bán. Nếu không thì ngày mai em ra cũng được, anh vẫn sẽ tặng rau cho giáo viên nha.

Anh Phạm Hồng Minh (nickname trên mạng xã hội là "Minh Râu", sinh năm 1983, ngụ Đồng Nai) trả lời cuộc điện thoại của phóng viên khi được hỏi hôm nay còn tặng rau cho giáo viên nhân 20.11 nữa hay không.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, tấm biển "20.11: Tặng 3 món tùy thích cho ai là giáo viên" của anh Minh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Anh Minh Râu thường xuyên tặng rau cho công nhân và sinh viên, nay anh tặng rau cho giáo viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội
Anh Minh thường xuyên tặng rau cho công nhân và sinh viên, nay anh tặng rau cho giáo viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội

Xăm trổ đầy mình, râu dài, thường xuyên cởi trần, chân đi dép tổ ong, đầu đội mũ… nhìn qua có vẻ ngại tiếp xúc nhưng người đàn ông này lại được đông đảo công nhân, sinh viên, người nghèo TP.Biên Hoà, Đồng Nai biết đến, yêu mến với việc thường xuyên tặng rau và những “content” bán rau siêu hài hước.

Chia sẻ với Lao Động, anh Minh cho hay, mọi năm anh thường đi đến tận nhà thầy cô để chúc mừng ngày 20.11, nhưng năm nay dịch bệnh nên anh điện thoại, sau đó nảy ra ý tưởng tặng rau cho thầy cô.

Đây cũng là năm đầu tiên anh Minh tặng rau cho thầy cô nên không mấy ngạc nhiên khi được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Để lan toả thông tin hơn nữa, trên trang cá nhân có gắn tích xanh với hơn 40.000 người theo dõi, anh đăng tải bài viết với nội dung: "Công nhân, sinh viên hằng tuần đều đặn rồi, hôm nay ngừng một bữa nhé. Ưu tiên cho quý thầy cô giáo. Em chỉ có rau củ quả trái cây thôi, nên tặng".

Anh Phạm Hồng Minh
Ông chủ sạp rau hay làm từ thiện.

Anh kể, ngày hôm qua thời tiết không thuận lợi nên không có nhiều giáo viên ghé, có đến thì các thầy cô cũng hỏi vui thôi nhưng anh vẫn cứ nhặt vài món để gửi tặng thầy cô.

“Các giáo viên cũng không quá khó khăn hoặc còn ngại nhưng tôi cảm nhận được niềm vui khi nhận món quà nhỏ bé thể hiện tình cảm, sự tri ân cho những người làm trong ngành Giáo dục. Thậm chí, có người hỏi: "Đã từng là giáo viên thì có được nhận không?", tôi trả lời đã từng là thầy cô thì đều được tặng hết”, anh Minh bày tỏ và cho biết mình may mắn gặp được những người thầy cô luôn thương anh và khuyên anh lí lẽ.

Ai cần… đến lấy

“Điểm tặng rau miễn phí cho công nhân, ai cần đến lấy”, “Rau muống miễn phí, ai cần đến lấy 1kg. Không cần phải sin (xin – PV). Cảm ơn thì được”… những lời nhắn nhủ dễ thương được viết đơn sơ, thậm chí có lỗi sai chính tả nhưng đầy ý nghĩa đã trở nên quen thuộc tại hàng rau của anh Minh.

 

Suốt 8 năm qua, anh thường xuyên tặng thực phẩm cho người dân khó khăn tại khu vực, nhất là công nhân, sinh viên. Gia đình anh Minh có hai sạp rau nằm quanh Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai), toàn bán cho công nhân là chính. Khi các đợt dịch COVID-19 bùng phát tại địa phương, anh Minh càng tăng cường tặng rau cho mọi người.

"Tuỳ vào tình hình nhập hàng, không thường xuyên nhưng mỗi tuần tôi tặng đồ cho bà con 2-6 lần, mỗi lần từ 2-7 tạ rau củ tuỳ khả năng cho phép. Lâu lâu tôi còn tặng trứng cho một số người nghèo mà tôi biết hoặc mua vài tạ, vài tấn gạo, làm phiếu rồi phát cho những người khó khăn", anh chia sẻ.

Anh trần tình: “Thật ra tôi làm việc này 8 năm nay rồi nhưng không hiểu sao từ năm ngoái đến năm nay lại trở nên nổi tiếng đến vậy”.

Dù đã có kinh tế để xây nhà, mua đất nhưng anh Minh
Dù đã có kinh tế để xây nhà, mua đất nhưng anh Minh hằng ngày vẫn dậy từ 2h sáng để đi lấy rau về bán, vẫn đi đôi dép lê cũ kỹ, ăn cơm nguội còn thừa. Anh tâm niệm mình tiết kiệm để giúp đỡ thêm được nhiều người.

Ký ức thiếu đói và trăn trở giúp người nghèo

"Hồi sinh viên tôi không có đủ rau để ăn, đi học chỉ ngồi lo lắng bát mắm bữa trưa sẽ không có tỏi. Tôi nghĩ bụng sau này đi làm công ty có thu nhập khá sẽ mua rau tặng cho các bạn sinh viên. Thế nào mà tôi lại bán rau thật. Tôi trích ra 10-30% thu nhập bán rau để mua đồ tặng cho các bạn sinh viên và người có thu nhập thấp", anh Minh kể.

Nghĩ lại thời còn cơ cực, nhà nghèo khó, bố mẹ là nông dân, nhà đông con, khi đi học cao đẳng ở Đồng Nai, mỗi tháng anh được mẹ cho 120 ngàn: 60 ngàn tiền phòng trọ, 20 ngàn tiền điện nước, 40 ngàn tiền ăn… nên lúc nào cũng đói.

Sau giờ học, anh phải đi làm thêm ở quán, rồi ăn cơm thừa người ta để lại. Thi thoảng hết tiền, anh phải kiếm cớ sang phòng trọ của bạn đúng giờ cơm để được ăn nhờ, nhưng ăn trực nhiều quá ắt bị đuổi.

“Có đợt quán ăn đóng cửa, 3 ngày liền tui không có gì vào bụng. Tôi lết sang phòng trọ của một bà già cạnh đó, gõ cửa xin ăn. Bà ấy úp cho tôi một gói mì tôm, ngon đến mức vừa ăn vừa khóc. Liền cả tháng trời sau đó, ngày nào bà cũng cho tui một gói mì tôm”, - anh Minh nhớ lại.

 

Khi được hỏi về việc làm từ thiện, anh Minh bồi hồi: “Hồi 2008-2009, mỗi ngày tôi cũng thu lời được 1 đến 1,5 triệu đồng. Nhưng tôi lại mê bài bạc. 2-3h sáng tôi dậy đi lấy hàng rồi về bán, bán xong là lao đến chiếu bạc chơi cả đêm, có khi chẳng ngủ. Ngày nào thua nhiều quá, sẽ nghỉ bán. Ngày nào thắng nhiều quá, cũng nghỉ bán luôn. Vì thế dù sạp rau kiếm được không ít tiền, mà hai vợ chồng lúc nào cũng nợ”.

“Cờ bạc là bác thằng bần”, chơi nhiều thua nhiều, có lần anh Minh thua đến vài trăm triệu phải bỏ nhà đi bụi mấy ngày, đã có lúc tuyệt vọng đến mức muốn nhảy sông tự tử. Lúc đó, anh nhớ lại những năm sinh viên nghèo đến mức phải đi xin mì tôm để ăn cho qua cơn đói, rồi lại tự hỏi tại sao mình lại thành ra nông nỗi này: Có thể đánh bạc một đêm hết mấy chục tấn rau, hết cả trăm ngàn gói mì tôm? Đó là bao nhiêu bữa ăn của người nghèo khó, tui không tính nổi nữa. Lúc quy tiền thua bạc ra mì tôm, tôi mới ngẩn người, mới thanh tỉnh và khao khát làm lại từ đầu. Thế rồi, anh về nhà, một là nói với người cho vay tiền cho con đường sống để trả nợ, hai là xin lỗi vợ con, tu chí làm ăn, chuyên tâm bán rau chứ không đánh bạc nữa.

Những tấm biển tặng rau quen thuộc với người dân. Nhiều khi còn là những từ sai chính tả nhưng rất đỗi giản dị, đáng quý.
Những tấm biển tặng rau quen thuộc với người dân. Nhiều khi còn là những từ sai chính tả nhưng rất đỗi giản dị, đáng quý.

Nhờ giúp người tôi cứu giúp chính cuộc đời mình

Anh Minh chia sẻ kinh phí cho hoạt động tặng rau hoàn toàn là của gia đình anh, thi thoảng cũng có một vài món hàng do các chủ mối rau gửi tặng nhưng cũng không nhiều.

Nhiều người xung quanh thắc mắc tiền đâu mà Minh nó tặng rau nhiều vậy. Rau anh đem đi tặng không bao giờ là rau cũ, rau ế, bao giờ cũng phải đẹp như rau bán, được anh cẩn thận lựa từng mớ ở chợ đầu mối, mỗi lần tặng vài tạ. “Tôi không phải đại gia hay trúng số gì đâu. Vì tôi tôn trọng những người đến nhận rau về ăn” – ông chủ sạp rau cười.

“Tôi tự nhận mình cũng không tốt đẹp gì. Sợ mình rảnh quá lại bài bạc, tôi bắt đầu mở sạp rau thứ hai, còn sạp đầu tiên để vợ bán. Tôi tự hứa với mình, thay vì chơi bài bạc, mỗi tháng tui sẽ dùng một phần lợi nhuận của mình để giúp đỡ người xung quanh” – anh Minh kể và cho biết lúc bắt đầu chỉ nghĩ sẽ làm vài tháng, coi nó như một cách răn mình, làm mình tử tế lên, chứ không nghĩ mình sẽ bền bỉ được lâu như vậy.

Những tấm biển nhắc nhở mọi người
Những tấm biển nhắc nhở mọi người sử dụng tiết kiệm, chấp hành quy định phòng chống dịch, không tranh thủ kiếm lời mùa dịch.

Nhưng làm rồi mới thấy thật hạnh phúc, hóa ra làm cho người khác vui mà cũng có thể khiến mình vui. Anh chỉ nghĩ rằng, người khó khăn nhận được một bó rau miễn phí thì họ sẽ tiết kiệm được vài nghìn, có một bữa cơm nhiều thịt hơn và có một niềm vui nho nhỏ.

Ngoài việc bán rau ở cửa hàng, anh Minh cũng có những nguồn thu nhập từ việc đổ mối cho các cửa hàng nên cũng có chi phí cho việc tặng rau của mình.

“Bây giờ mỗi tháng tôi dành một hai chục triệu để mua rau miễn phí tặng công nhân nghèo, nhưng tui sẽ bận rộn hơn, lương thiện hơn, không có thời gian đi đánh bạc nữa. Nhờ đó mà cứu giúp chính cuộc đời mình”, anh Minh chia sẻ.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ đi bán rau: Đại diện Tổng LĐLĐVN họp với Bộ Y tế

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Cuộc họp sẽ diễn ra chiều 19.11 với sự góp mặt của đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Y tế sẽ tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho đoàn viên của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thuộc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.

Nhân viên y tế bị hành hung, bác sĩ đi bán rau là nỗi đau chung

Lê Thanh Phong |

Tấm ảnh nữ điều dưỡng Lê Thanh Huyền bán rau vào buổi tối sau khi bị Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương kéo dài tạo cảm xúc mạnh ở đôi mắt. Buồn, chờ đợi, vô vọng...

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau: Sự việc chưa có tiền lệ

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, vấn đề xảy ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có tiền lệ, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan để tháo gỡ.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến những vi phạm trong mua sắm trang thiết bị giáo dục ở tỉnh Hà Tĩnh mà UBND tỉnh này đã có kết luận thanh tra số 320, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Loạt trụ sở "ma" nhiều năm án ngữ trên đất vàng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Không ít trụ sở nhà nước nằm trên đất vàng ở tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang lâu ngày, dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.

Bản tin công đoàn: Quy định về trợ cấp một lần với NLĐ làm ở vùng khó khăn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động ở Bình Dương khó khăn tìm việc; Thu vài chục triệu mỗi tháng từ công việc làm MC; Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động lao đao; Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?...

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ đi bán rau: Đại diện Tổng LĐLĐVN họp với Bộ Y tế

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Cuộc họp sẽ diễn ra chiều 19.11 với sự góp mặt của đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Y tế sẽ tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho đoàn viên của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thuộc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.

Nhân viên y tế bị hành hung, bác sĩ đi bán rau là nỗi đau chung

Lê Thanh Phong |

Tấm ảnh nữ điều dưỡng Lê Thanh Huyền bán rau vào buổi tối sau khi bị Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương kéo dài tạo cảm xúc mạnh ở đôi mắt. Buồn, chờ đợi, vô vọng...

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau: Sự việc chưa có tiền lệ

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, vấn đề xảy ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có tiền lệ, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan để tháo gỡ.