Cụ ông hơn 90 tuổi suốt 40 năm tìm thuốc cứu người

TẠ QUANG - MỸ LY |

40 năm là khoảng thời gian mà ông Nguyễn Văn Đấu (94 tuổi, ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) cống hiến sức khỏe, tâm tư của mình cho công việc tìm thuốc cung cấp cho các phòng khám từ thiện ở địa phương.

Khởi nguồn cho hành trình thiện nguyện

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông, ông Đấu thấu hiểu và cảm thông cho những mảnh đời khốn khó, nhất là những lúc rơi vào hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật. Để rồi từ sự thấu hiểu sâu sắc ấy, ông Đấu bắt đầu hành trình tìm thuốc không quản nắng mưa, mệt nhọc của mình suốt 40 năm với mong muốn những vị thuốc sẽ phần nào xoa dịu nỗi đau cho các bệnh nhân.

Ông Nguyễn Văn Đấu (94 tuổi, ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) cống hiến sức khỏe, tâm tư cho công việc tìm thuốc cung cấp cho các phòng khám từ thiện ở địa phương. Ảnh: Tạ Quang
Ở tuổi 94, ông Nguyễn Văn Đấu vẫn cống hiến sức khỏe, tâm tư cho công việc tìm thuốc cung cấp cho các phòng khám từ thiện ở địa phương. Ảnh: Tạ Quang

Hình ảnh người đàn ông đều đặn mỗi ngày chở từng bao thuốc đến các phòng khám từ thiện có lẽ đã không còn quá xa lạ với người dân nơi đây. Nhưng để có được những bao dược liệu thành phẩm ấy là cả một quá trình đầy gian nan.

Ông Đấu cho biết, việc tìm thuốc không phải lúc nào cũng dễ dàng, từ lúc tìm về đến khi bắt tay vào sơ chế đều đòi hỏi thời gian và công sức, thậm chí nguy hiểm. Có khi vì hái thuốc mà phải len lỏi vào những lùm cây gai góc, lội sông, lội ao, tệ hơn nữa là còn bị ong chích, rắn cắn. Dù vậy, với quyết tâm tìm thuốc cứu người, san sẻ nỗi đau cùng bệnh nhân nghèo, ông Đấu vẫn ngày ngày mang về rất nhiều loại dược liệu.

“Càng hoang sơ, um tùm thì lại càng có nhiều cây thuốc mọc lên. Cho nên, trên hành trình tìm thuốc cứu người, tai nạn là điều tôi không thể tránh khỏi. Bị ong chích với tôi là chuyện bình thường, có lần tôi còn bị rắn lục đuôi đỏ cắn nhưng vẫn may mắn sống sót nhờ cây thuốc tự tìm được”, ông Đấu chia sẻ.

Khoảng sân của ông Đấu phần lớn dùng để phơi những vị thuốc. Ảnh: Tạ Quang
Khoảng sân của ông Đấu phần lớn dùng để phơi những vị thuốc. Ảnh: Tạ Quang

Chẳng những vậy, để đảm bảo có đủ nguồn dược liệu cung cấp cho các phòng khám từ thiện, không để một ai chịu cảnh không thuốc điều trị, ông Đấu còn bỏ công nhân giống, chăm bón các loại thuốc quý khắp vườn nhà, đến những đoạn ven rạch và đường nông thôn.

Cứ thế, bằng tấm lòng thiện nguyện, xem việc giúp người là niềm vui, mỗi tháng, ông Đấu cung cấp cho nhiều phòng thuốc nam từ thiện ở địa phương hơn 300 kg dược liệu khô. Nhờ đó, các địa điểm khám chữa bệnh từ thiện ấy có thể duy trì hoạt động, nhiều bà con nghèo có cơ hội được điều trị với nguồn thuốc đầy đủ.

3 thế hệ tiếp nối hành trình

Để có thể kiên trì suốt 40 năm cho hành trình tìm thuốc cứu người của mình, bên cạnh niềm vui giúp đời thì sự ủng hộ của vợ ông - bà Nguyễn Thị Chăm (84 tuổi) cũng phần nào tạo thêm sức mạnh cho ông Đấu. Không chỉ ủng hộ, bà Chăm còn sánh bước cùng chồng trên mọi nẻo đường tìm thuốc đến công việc sơ chế, mang thuốc đi tặng.

Tuy cố gắng, nhưng công việc tìm thuốc với ông Đấu nay đã gặp nhiều khó khăn hơn. Phần vì cây thuốc không còn nhiều như xưa, phần vì ông đã già, không còn khỏe như trước.

Ông Đấu, bà Chăm cùng nhau tìm thuốc đến công việc sơ chế, mang thuốc đi tặng. Ảnh: Tạ Quang
Ông Đấu, bà Chăm cùng nhau sơ chế, mang thuốc đi tặng. Ảnh: Tạ Quang

“Nhờ công việc này mà tôi thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều, tinh thần tôi lúc nào cũng thoải mái, bệnh tật cũng rất ít. Tôi chỉ mong sức khỏe được duy trì ổn định để có thể tiếp tục hành trình này đến trăm tuổi già”, ông Đấu nói.

Nghĩa cử cao đẹp của ông Đấu chẳng những nhận lại được sự yêu mến, kính trọng của mọi người mà hơn thế, nó đã lan tỏa đến các con và cháu của ông. Để rồi, từ vợ chồng ông đến các con, các cháu đều tâm niệm giúp người là niềm vui và sẵn lòng bỏ thời gian, công sức đi đây đó tìm dược liệu.

Ông Đấu chuẩn bị những bao thuốc để chở đi đến các phòng khám. Ảnh: Tạ Quang
Ông Đấu chuẩn bị chở những bao thuốc đến các phòng khám. Ảnh: Tạ Quang

“Lo lắng vợ chồng tôi lớn tuổi, đi xa không được nên các con, các cháu thay nhau tìm thuốc rồi mang về cho chúng tôi sơ chế. Đứa đi làm cỏ thuê tranh thủ kiếm dược liệu mang về, đứa thì phụ vợ chồng tôi chặt, phơi và cho thuốc vào bao. Thấy con cháu có tấm lòng thiện nguyện, vợ chồng tôi vui lắm”, ông Đấu xúc động.

Thấy cha mẹ tâm huyết với công việc cũng như hiểu được sự nhân văn của hành trình cho đi không cần nhận lại ấy, chị Nguyễn Kim Phượng (con gái của ông Đấu) chia sẻ, bản thân cùng 8 người con, cháu đã quyết định nối gót làm công việc thiện nguyện của cha mẹ. Hàng ngày, cả gia đình sẽ tranh thủ lúc rảnh rỗi cùng đi sưu tầm dược liệu, quây quần chặt, phơi rồi mang tặng các phòng khám từ thiện.

TẠ QUANG - MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Đại tá 82 tuổi vá đường, sửa cầu giúp dân ở Hậu Giang

Hồ Thảo |

Hậu Giang - Niềm vui của đại tá Võ Chín Song (82 tuổi, ngụ xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) là vá đường, sửa cầu giúp dân đi lại an toàn.

Người phụ nữ lo "chuyện bao đồng" ở Hậu Giang

Văn Sỹ - Hồ Thảo |

Hậu Giang- Hơn 3 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ dọc theo một số tuyến đường, bà Huỳnh Thu Tặng (68 tuổi, ở ấp Phước Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) được bà con hàng xóm nói ví von rằng là người lo “chuyện bao đồng”.

Bản tin công đoàn: Ai được tăng lương 2 lần liên tiếp tháng 7, 8 năm 2023?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Kiến nghị lao động mất việc được dùng sổ bảo hiểm xã hội vay tiêu dùng; Ai được tăng lương 2 lần liên tiếp trong tháng 7, 8 năm 2023?; Lý do khiến lao động tự do không mặn mà đóng bảo hiểm xã hội có lương hưu,...

Giá đất đấu giá ở ngoại thành giảm, vẫn lo bị ế

ANH HUY |

Một loạt đất đấu giá tại huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm sắp diễn ra với mức giá thấp hơn so với trước đây, tuy nhiên các huyện vẫn lo tình trạng ít người đấu hoặc trúng đấu giá nhưng không nộp tiền.

Nợ công Mỹ chạm mức cao lịch sử

Khánh Minh |

Nợ công Mỹ chạm mức cao kỷ lục chỉ hai tuần sau khi chính phủ được phép tiếp tục vay không giới hạn đến năm 2024.

Diễn viên Kiều Anh tiết lộ lý do dẫn đến quyết định dừng đóng phim 8 năm

Mai Anh |

Chia sẻ với phóng viên Lao Động về vai diễn trong "Gia đình mình vui bất thình lình", Kiều Anh cho biết, Phương là một nhân vật nhạt nhòa nhưng lại mang nhiều cảm xúc cho cô. Kiều Anh cũng chia sẻ thêm về 8 năm tạm dừng diễn xuất.

Lợi thế phát triển điện ảnh, du lịch và thương hiệu tại Khánh Hòa

Mai Hương |

Tối qua - 17.6, chương trình đại nhạc hội "Đôi cánh diệu kỳ" đã diễn ra tại quảng trường 2.4 (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Nguy hiểm khôn lường từ các bãi tắm tự phát trong dịp hè

Bảo Thoa |

Hà Nội - Trong thời tiết nắng nóng, oi bức, bất chấp những rủi ro về nguy cơ đuối nước, nhiều người lớn, trẻ nhỏ vẫn vô tư bơi lội mà không trang bị bất cứ phương tiện phòng hộ nào bên mình tại các bãi tắm tự phát xung quanh Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Đại tá 82 tuổi vá đường, sửa cầu giúp dân ở Hậu Giang

Hồ Thảo |

Hậu Giang - Niềm vui của đại tá Võ Chín Song (82 tuổi, ngụ xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) là vá đường, sửa cầu giúp dân đi lại an toàn.

Người phụ nữ lo "chuyện bao đồng" ở Hậu Giang

Văn Sỹ - Hồ Thảo |

Hậu Giang- Hơn 3 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ dọc theo một số tuyến đường, bà Huỳnh Thu Tặng (68 tuổi, ở ấp Phước Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) được bà con hàng xóm nói ví von rằng là người lo “chuyện bao đồng”.