Vượt qua mối lo “mặn - ngọt” bên bờ sông Cái Lớn - Cái Bé

NGUYÊN ANH |

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã giúp cho người dân thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, đối với công tác thủy lợi đã chuyển từ chống đỡ sang chủ động kiểm soát.

Mô hình “3 tầng” bên bờ sông Cái

Bên bờ sông Cái Lớn - Cái Bé những hợp phần sinh kế của người dân đã dần ổn định hơn rất nhiều. Đến thăm hộ gia đình ông Huỳnh Vinh Võ, ngụ xã Bình An huyện Châu Thành (Kiên Giang) là một trong những hộ khá lên từ mô hình “3 tầng” bên bờ sông Cái.

Ông Võ cho biết, việc trồng tổng hợp khóm - cau - dừa giúp ông thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Từ khi có cống Cái Lớn - Cái Bé kiểm soát nguồn nước, không chỉ ông mà các hộ dân nơi đây đều không còn nỗi lo nước mặn làm chết cây. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm giúp giảm chi phí rất nhiều mà hiệu quả lại rất cao.

Theo kinh nghiệm qua 3 đời làm rẫy, với ông Võ, nước chính là yếu tố quan trọng đầu tiên rồi đến phân theo thời vụ. Ở khu vực này nếu theo thủy triều tự nhiên thì tháng 10, 11 sẽ bị xâm nhập mặn nhưng kể từ khi cống điều tiết nước ngọt tưới tiêu thì dân không còn lo chuyện mặn mà sản lượng đạt rất cao.

Ông Võ kể lại: Những năm trước, khi bị mặn không có nước tưới, khóm trái lớn trái nhỏ gì cũng bị cháy, cau dừa cũng không hiệu quả. “Bà con mình rất sợ triều cường, lũ mặn. Ở đây là vùng trũng, năm nào cũng ngập vài lần, ngập rồi xổ phèn rất lâu, khóm chết hàng loạt, cau dừa rụng trái hết. Chúng tôi cùng nhau làm dàn bơm tát ra, nhưng khi có cống thì đỡ hơn không phải lo việc bơm tát nữa. Hồi trước bị mặn vào phải tốn chi phí gấp 3-4 lần đầu tư bình thường, chưa kể đợi thời gian xử lý lại để trồng mới rất lâu” - ông Võ cho biết.

Còn với bà con vùng quy hoạch trồng lúa 2 vụ, sản xuất tôm - lúa, lúa - cá, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các đối tượng nước lợ, nước ngọt ở khu vực huyện Gò Quao thì ngược lại. Có những lúc thiếu nguồn nước lợ mặn cho nuôi tôm nhưng đôi khi lại bị xâm nhập mặn sâu và gay gắt (như năm 2015-2016) làm thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, đời sống.

Ông Dương Duy Duyệt - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Gò Quao - cho biết, nguồn nước có vai trò rất lớn với bà con từng vùng quy hoạch. Thời điểm triều cường đã gây ngập lụt, làm ảnh hưởng đến đất đai, tài sản và thành quả sản xuất của người dân. Từ khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hoạt động đã giúp người dân hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nguồn nước  được chủ động kiểm soát một cách tối ưu.

Ông Duyệt cho hay, tổng mức đầu tư thực hiện dự án “Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé” trên địa bàn huyện Gò Quao là gần 4,5 tỉ đồng. “Như mô hình tôm - lúa được người dân trồng lúa từ giữa đến cuối mùa mưa, nuôi tôm sú trong mùa khô. Mô hình này được quy hoạch tại một số xã ven sông Cái lớn có một phần diện tích bị nhiễm mặn trong mùa khô. Kết quả là các hộ áp dụng mô hình này có lợi nhuận bình quân trên 60 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với mô hình tôm - lúa của các hộ nông dân ngoài dự án chỉ đạt hơn 50 triệu đồng/năm”. 

Đột phá trong xử lý nguồn nước

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng, trong đó có hai “siêu cống” Cái Lớn, Cái Bé là cống lớn nhất Việt Nam hiện nay. Dự án được khởi công từ tháng 10.2019, hoàn thành tháng 11.2021, có chức năng kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái tương ứng.

Việc đưa vào vận hành hệ thống đã góp phần đảm bảo an toàn nguồn nước cho sản xuất, giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh, mặt khác kiểm soát mặn xâm nhập và phát triển thủy sản ổn định ở vùng ven biển. Từ khi nghiên cứu đến hoàn thành mất khoảng 16 năm, đó cũng là sự quyết tâm rất lớn từ trung ương đến các địa phương nhất là các tỉnh trong vùng hưởng lợi như Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Giảm thiệt hại do thiên tai hạn mặn vào mùa khô, giữ ngọt trong mùa mưa, tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua và cải tạo đất trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất.

Tại buổi lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là công trình mang tính đột phá trong việc xử lý vấn đề nguồn nước của vùng ĐBSCL. Với rất nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức, ĐBSCL là khu vực chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, sạt lở, nước ngập mặn, sụt lún do thay đổi dòng chảy sông Mê Kông. “Công trình đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi tư duy ngăn mặn sang kiểm soát nguồn nước, chủ động thích ứng có kiểm soát để thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Đột phá chuyển đổi tư duy nông nghiệp

Theo ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang - hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình tỉnh Kiên Giang thuộc dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 được triển khai thực hiện tại 7 huyện đạt kết quả rất tốt. Dự án đã triển khai xây dựng thành công và nhân rộng được 26 điểm mô hình trình diễn theo hướng các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Ogranic) đáp ứng nhu cầu cần liên kết theo chuỗi giúp nông dân vùng dự án chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Các mô hình sinh kế phù hợp giúp giảm từ 10 - 15%  chi phí sản xuất, gia tăng hiệu quả kinh tế trên 20% so với canh tác truyền thống. Sản xuất sản phẩm theo hướng nông nghiệp sạch đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, 100% có ký kết hợp đồng tiêu thụ ngay từ đầu vụ sản xuất so với trước khi triển khai dự án.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng Kiên Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung cần có bước đột phá hơn nữa, phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn, phát triển nhanh và bền vững, tạo sinh kế ổn định cho nhân dân trong vùng có cuộc sống ấm no. Nếu hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông - vận tải, đô thị, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn thì dòng chảy nông sản đến thị trường sẽ nhanh hơn, chi phí sẽ giảm hơn, sức cạnh tranh hàng hoá sẽ cao hơn. Doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ đến với đồng bằng ngày càng nhiều hơn.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NNPTNT - nhận định, ĐBSCL có gần mười triệu hộ nông dân đang đứng trước lựa chọn chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”. “Liên kết Vùng ĐBSCL không phải là phép tính cộng về dân số, về diện tích, về nguồn lực hữu hình của 13 tỉnh, thành phố. Hơn hết, đó là độ mở, kết nối về tư duy, kết nối các nguồn lực vô hình, vô hạn, tạo dựng mối quan hệ hài hoà giữa “Nhà nước - Thị trường - Xã hội”, kiếm tìm xung lực mới, khởi tạo không gian phát triển mới hướng tới nông nghiệp “Xanh - Sinh thái - Bền vững” - ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Ai bức tử rừng ngập mặn ven đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những cánh rừng ngập mặn tự nhiên hai bên đường bao biển Hạ Long –Cẩm Phả đang héo dần, trong khi mỗi cơ quan có kết luận khác nhau về nguyên nhân rừng đang chết. Trước đó, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu phải giữ bằng đường các khu rừng ngập mặn trên tuyến đường này.

Nông dân Kiên Giang không còn nỗi lo vì “lúa mặn”

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trước tình hình mặn xâm nhập sớm, mùa khô 2021 - 2022 tỉnh Kiên Giang đã chủ động có kế hoạch ứng phó nên đã bảo vệ được diện tích lúa gieo sạ của bà con nông dân.

Kiên Giang: Mặn sẽ xâm nhập mạnh từ nay đến hết tháng 4

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Ngành nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó mặn xâm nhập, bảo vệ sản xuất và đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Ai bức tử rừng ngập mặn ven đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những cánh rừng ngập mặn tự nhiên hai bên đường bao biển Hạ Long –Cẩm Phả đang héo dần, trong khi mỗi cơ quan có kết luận khác nhau về nguyên nhân rừng đang chết. Trước đó, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu phải giữ bằng đường các khu rừng ngập mặn trên tuyến đường này.

Nông dân Kiên Giang không còn nỗi lo vì “lúa mặn”

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trước tình hình mặn xâm nhập sớm, mùa khô 2021 - 2022 tỉnh Kiên Giang đã chủ động có kế hoạch ứng phó nên đã bảo vệ được diện tích lúa gieo sạ của bà con nông dân.

Kiên Giang: Mặn sẽ xâm nhập mạnh từ nay đến hết tháng 4

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Ngành nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó mặn xâm nhập, bảo vệ sản xuất và đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.