Tìm giải pháp công tác xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam

Giang Anh |

Khoảng 80% đến 90% nước thải đô thị đang bị xả thẳng ra môi trường cho thấy, năng lực xử lý nước thải đang rất thấp, có thể thấy các chính sách, chế tài, cơ chế, năng lực quản lý… đang có vấn đề. Tình trạng này tiếp diễn mà không có giải pháp thì chỉ 20 đến 30 năm nữa, con cháu chúng ta sẽ không có nước sạch để dùng.

Chiều 12.4, tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị”. Mục đích buổi tọa đàm nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước về thực trạng những tồn tại, khó khăn và đề xuất các giải pháp trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Khánh Toàn - Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống - chia sẻ, các đô thị tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh khiến cho việc thoát nước, xử lý nước thải đô thị ngày càng nan giải, vấn đề đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng còn nhiều hạn chế. Nhiều tỉnh, thành phố quy hoạch hạ tầng không đồng bộ, không theo kịp sự phát triển của đô thị. Cùng với đó là, việc thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải, thiếu cơ chế kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhiều hệ thống xử lý công nghệ chưa phù hợp, đã dẫn tới tình trạng nước thải sinh hoạt đô thị không được xử lý vẫn ngang nhiên xả ra môi trường, đe dọa đến môi trường sinh thái và trở thành thách thức lớn cho các đô thị ở Việt Nam.

Cuộc toạ đàm về nước sạch đô thị. Ảnh Giang Anh
Cuộc toạ đàm về nước sạch đô thị. Ảnh: Giang Anh

Trao đổi về thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT công ty CP Halcom Việt Nam - cho biết: Chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về xử lý nước thải ở các đô thị trên cả nước, khoảng 80% đến 90% nước thải đô thị đang bị xả thẳng ra môi trường cho thấy, năng lực xử lý nước thải đang rất thấp, có thể thấy các chính sách, chế tài, cơ chế, năng lực quản lý… đang có vấn đề. Tình trạng này tiếp diễn thì chỉ 20 đến 30 năm nữa, con cháu chúng ta sẽ không có nước sạch để dùng.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Lam - chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường - nêu ra những bất cập đó là thu gom và xử lý nước thải cần nguồn vốn rất lớn, nhưng trên thực tế nước ta chưa thu hút được đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực này.

Hiện nay ở Việt Nam, quá trình đô thị hoá nhanh đòi hỏi vấn đề thu gom xử lý mang tính lâu dài. Tại các đô thị ở Việt Nam, đa số là hệ thống xử lý nước thải chung mà hiện nay theo quy định, cần hệ thống riêng, tách 2 hệ thống song hành.

Bên cạnh đó, việc hình thành các khu công nghiệp diễn ra nhanh nên mật độ xây dựng tăng, mà đường ống được làm tư lâu nên nhỏ, chưa phù hợp với sự phát triển đô thị, dẫn đến nhu cầu không đủ, do vậy việc nâng cấp mở rộng xây dựng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do không có kinh phí, chỉ có từ nguồn ngân sách nhà nước, ODA, khó khăn trong quá trình cấp vốn. Hơn nữa, việc quản lý cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các cơ quan quản lý cần phải có sự đồng bộ.

Để những bất cập, tồn tại cần tháo gỡ trong công tác quản lý nước thải sinh hoạt, theo ông Nguyễn Quang Huân, thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý nước thải sinh hoạt hiện có vướng mắc giữa quy định chặt chẽ và khả năng đáp ứng thực tế như quy hoạch đất bố trí nơi xây dựng nhà máy xử lý… Về vấn đề về công nghệ, chúng ta có thể tùy thuộc vào từng vùng, địa phương mà áp dụng công nghệ.

Nhìn chung, chúng ta cần chuyển đổi không sử dụng theo hướng hoạt động công ích, kêu gọi đầu tư tư nhân, cổ phần hóa công ty cấp nước, xử lý nước thải chuyển đổi, theo kinh tế thị trường. Hiện nay, có thể thấy chính sách đã có, bắt tay vào thực hiện cần cụ thể hơn, bắt tay vào hướng kinh tế thị trường để thực hiện theo hướng bền vững hơn.

Còn theo ông Nguyễn Thế Đồng, với tình trạng hệ thống hạ tầng xử lý như hiện nay thì sẽ còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Đây cũng là vấn đề mang tính khách quan, để đảm bao được hạ tầng thì chúng ta cần sự đầu tư vô cùng lớn, theo tính toán sơ bộ để xử lý tối thiểu cần 20 tỉ USD. Đây là 1 lượng kinh phí lớn không dễ gì đáp ứng được.

Vấn đề đặt ra là cần giải pháp khắc phục. Cần rà soát lại từ bước cơ chế chính sách, đến nguồn nước, đến công nghệ. Thực tế thiếu kinh phí nhưng nếu có cơ chế chính sách tốt sẽ quy đổi được sự nâng cấp cơ sở hạ tầng. Về công nghệ, từ trước đến nay, chúng ta vay vốn ODA nên chấp nhận công nghệ nước ngoài. Nếu tương lai chúng ta chủ động được nguồn tài chính thì tôi tin rằng chúng ta có nguồn lực về công nghệ trong nước.

Với tư cách là ĐBQH tỉnh Bình Dương, ông Huân cho biết, đối với tỉnh Bình Dương đã có những chính sách thu hút đầu tư rất tốt, đảng bộ tỉnh Bình Dương kêu gọi đầu tư rất sớm, có xử lý nước thải, rác thải nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ so với thực tế. Tỉnh đã có chính sách xây dựng thành phố thông minh, đáng chú ý sẽ có dữ liệu thông tin đảm báo minh bạch về tình hình môi trường trên địa bàn.

Đặc biệt, chuyển đổi số phù hợp với chính sách, kêu gọi đầu tư đảm bảo theo hướng bền vững. Tại tỉnh Bình Dương, có hai chính sách, đó là bền vững về kỹ thuật và về tài chính. Cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ có những hướng dẫn về công nghệ, các Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trừng có hướng dẫn cụ thể không chỉ với Bình Dương mà các địa phươg khác để phát triển lâu dài và bền vững.

Giang Anh
TIN LIÊN QUAN

Công trình nước sạch tiền tỉ ở xã nghèo vừa làm xong đã bỏ hoang

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Công trình nước sinh hoạt tiền tỉ bị bỏ hoang ngay tại xã đặc biệt khó khăn khiến dư luận địa phương bức xúc.

Nước sạch bẩn như nước sông: Tỉnh Thái Bình chỉ đạo kiểm tra, xử lý

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những bất cập liên quan việc cung ứng nước sạch sinh hoạt tại một số địa phương, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý.

Nước sạch bẩn như nước sông: CDC Thái Bình đang bưng bít thông tin?

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình kiên quyết từ chối cung cấp số liệu thể hiện kết quả ngoại kiểm năm 2021 đối với các đơn vị cung ứng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Công trình nước sạch tiền tỉ ở xã nghèo vừa làm xong đã bỏ hoang

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Công trình nước sinh hoạt tiền tỉ bị bỏ hoang ngay tại xã đặc biệt khó khăn khiến dư luận địa phương bức xúc.

Nước sạch bẩn như nước sông: Tỉnh Thái Bình chỉ đạo kiểm tra, xử lý

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những bất cập liên quan việc cung ứng nước sạch sinh hoạt tại một số địa phương, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý.

Nước sạch bẩn như nước sông: CDC Thái Bình đang bưng bít thông tin?

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình kiên quyết từ chối cung cấp số liệu thể hiện kết quả ngoại kiểm năm 2021 đối với các đơn vị cung ứng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.