Sụt lún và sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng: ĐBSCL đang “chìm” dần

TRẦN LƯU - HƯNG THƠ |

Ngày 29.9, TP.Cần Thơ (thủ phủ khu vực ĐBSCL) ngập lụt nặng nề do triều cường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trước đó, hàng loạt địa phương khu vực ĐBSCL như Cà Mau, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng… đồng loạt ban bố tình trạng khẩn cấp do sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất.

Toàn vùng có tổng số 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834km. Sạt lở và sụt lún đất ở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và lan ra trên diện rộng. Những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu khiến nguy cơ ĐBSCL bị nhấn chìm trong nước không còn xa nếu không có giải pháp cấp bách để ứng phó...

Dồn dập, khắp nơi…

Sau Cà Mau, hàng loạt địa phương như Long An, Bến Tre, Sóc Trăng… đồng loạt ban bố tình trạng khẩn cấp do sạt lở bờ sông, bờ biển. Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL ngày càng phức tạp. Toàn vùng có tổng số 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834km.

PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ - cho rằng, vấn đề lún sụt và sạt lở ở ĐBSCL là vấn đề cần quan tâm giải quyết hàng đầu. Theo ông Trung, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (có phối hợp với Trường Đại học Utretch, Hà Lan) cho thấy, độ lún trung bình ở khu vực ĐBSCL khoảng 2cm/năm, nơi có độ lún lớn nhất là bán đảo Cà Mau.

Ông Trung phân tích, tầng đất mặt dưới sâu của khu vực ĐBSCL chủ yếu là lớp cát, còn nền đất thì 80% là đất yếu, nên chỉ riêng việc xây dựng nhà cửa, đường sá đã khiến xuất hiện lún. Đặc biệt, quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, mạch nước ngầm được khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt lún, từ đó nền đất bị dịch chuyển sẽ kéo theo việc sạt lở bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát, thay đổi dòng chảy của các dòng sông, địa chất ở các bờ sông yếu… càng khiến tình trạng sạt lở thêm trầm trọng.

ThS Nguyễn Hữu Thiện - nhà nghiên cứu sinh thái ĐBSCL - nêu báo cáo của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, trong 25 năm (1991-2016), trung bình vùng ĐBSCL đã sụt lún 18cm với tốc độ ngày càng nhanh và nghiêm trọng. “Sụt lún phải được xem là khẩn cấp, xác định nguyên nhân số 1 do khai thác nước ngầm, nên phải giảm khai thác và phục hồi sông ngòi đặt trong những bài toán cân bằng sinh thái”.

Sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: P.V
Sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: P.V

Khẩn cấp ứng phó

Vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) và những hệ lụy đối với ĐBSCL từ lâu đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ. Năm 2017, Chính phủ có Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Sau 2 năm triển khai thực hiện, các bộ, ngành và địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, dự án cấp bách. Đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã bố trí 10.607 tỉ đồng để triển khai các dự án: Cầu Mỹ Thuận 2, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, quốc lộ 57 Bến Tre - Vĩnh Long, quốc lộ 53 Trà Vinh - Long Toàn, quốc lộ 30 Cao Lãnh - Hồng Ngự... Điểm nghẽn về nguồn vốn cũng đang được quan tâm giải quyết để bố trí nguồn lực nhà nước cho phát triển vùng. Trong khuôn khổ chương trình mục tiêu BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, đã giao 3.700 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho 20 dự án tại ĐBSCL...

Làm việc với lãnh đạo các địa phương ĐBSCL về công tác phòng, chống sạt lở, sản xuất vụ đông xuân 2019 - 2020 tại Tiền Giang ngày 27.9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí nguồn vốn hơn 3.000 tỉ đồng hỗ trợ chống sạt lở ĐBSCL. “Đây là quyết sách trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ĐBSCL một lần nữa mặc dù trước đó đã cung ứng một lượng vốn rất lớn cho khu vực này nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong vòng 10 năm gần đây, đã bố trí tổng kinh phí 16.067 tỉ đồng để xây dựng công trình phòng chống sạt lở, trong đó 2 năm (2018, 2019) đã bố trí 4.039 tỉ đồng. Ngoài ra đã đề xuất hỗ trợ 2.084 tỉ đồng kinh phí xây dựng công trình chống sạt lở bờ biển và 1.328 tỉ đồng chống sạt lở bờ sông. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, định hướng đến năm 2030, diện tích canh tác lúa tại ĐBSCL dự kiến giảm 220.000 - 300.000ha. Trong đó sẽ giảm diện tích lúa 3 vụ, chuyển đổi sang lúa 1 - 2 vụ hoặc luân canh với cây màu hay thủy sản hiệu quả; tăng các nhóm giống lúa xác nhận, chất lượng cao, chống chịu tốt hơn với hạn mặn.

Nhấn mạnh những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Đó là vấn đề hàng đầu, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, tìm ra các giải pháp để ứng phó. Chính phủ sẽ giải quyết hoặc kiến nghị với Quốc hội giải quyết đủ vốn cho vấn đề sạt lở bờ biển, bờ sông với số vốn hơn 3.000 tỉ đồng trong 2 năm (2019, 2020). Thủ tướng chỉ đạo, cần đánh giá tổng thể, căn cơ trên cơ sở quy hoạch ĐBSCL hiện được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng. Thủ tướng cũng lưu ý phải ưu tiên áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ trong xử lý vấn đề sạt lở ĐBSCL chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tránh để xảy ra tình trạng làm trước hỏng sau. “Trước tính mạng và tài sản của nhân dân, chúng ta phải quyết tâm hỗ trợ bằng được, bảo đảm nguồn vốn cần thiết cho ĐBSCL” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Cần gấp hàng nghìn tỉ đồng chống sạt lở

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu Đoàn công tác T.Ư đã đi kiểm tra tình hình sạt lở đang diễn ra tại bờ biển hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Theo báo cáo của hai địa phương này, vấn đề sạt lở đang diễn ra rất nghiêm trọng và cấp bách, trong đó, tỉnh Cà Mau cần ngay 947 tỉ đồng để ứng phó khẩn cấp. Còn tỉnh Kiên Giang cũng cần gấp 333 tỉ đồng để ứng phó sạt lở.

Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120

Ngày 5.9.2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120, trong đó yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng thể chế điều phối vùng, tạo cơ chế phát triển bền vững ĐBSCL. Tăng cường nguồn lực và thu hút các nguồn vốn hợp pháp trong đầu tư, đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho phát triển bền vững ĐBSCL.

TRẦN LƯU - HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Miền Tây: Sạt lở bủa vây, chiều dài sạt lở đã lên đến gần 800km

TRẦN LƯU -HƯNG THƠ |

Sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng khi mới đây, hàng loạt các địa phương đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trước mối đe dọa của “hà bá”…

Liên tiếp công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở

NHẬT HỒ |

Đến chiều 24.9 đã có 6/13 tỉnh, thành ĐBSCL công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở gồm: Long An, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang.

Sạt lở dồn dập, Cà Mau công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Trên 26km bờ biển, bờ sông sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân. Diễn biến phức tạp của thời tiết khiến cho khu vực này có nguy cơ rất cao sạt lở đất. Chính vì vậy Cà Mau công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Miền Tây: Sạt lở bủa vây, chiều dài sạt lở đã lên đến gần 800km

TRẦN LƯU -HƯNG THƠ |

Sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng khi mới đây, hàng loạt các địa phương đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trước mối đe dọa của “hà bá”…

Liên tiếp công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở

NHẬT HỒ |

Đến chiều 24.9 đã có 6/13 tỉnh, thành ĐBSCL công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở gồm: Long An, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang.

Sạt lở dồn dập, Cà Mau công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Trên 26km bờ biển, bờ sông sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân. Diễn biến phức tạp của thời tiết khiến cho khu vực này có nguy cơ rất cao sạt lở đất. Chính vì vậy Cà Mau công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp.