Cận cảnh những ao, hồ ở Hà Nội sắp biến mất vì bị san lấp trái phép

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Giữ một vai trò quan trọng với môi trường Thủ đô, song hàng loạt ao, hồ đã và đang bị lấn chiếm, rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sông, hồ, ao, đầm. Hệ thống ao, hồ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí, cân bằng hệ sinh thái.

Hồi đầu năm nay, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố. Các ao, hồ, đầm này nằm rải rác ở 30 quận, huyện, thị xã.

Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng san lấp trái phép, xả thải xuống ao, hồ vẫn không ngừng diễn ra. Cùng với đó, trong quá trình phát triển, đặc biệt là quá trình đô thị hóa, diện tích mặt hồ, đầm đã giảm rất nhiều, thậm chí có hồ, đầm đã biến mất, đe dọa môi trường sống của người dân.

Ao Thuỳ Dương
Ao Thuỳ Dương được dựng rào tôn ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ghi nhận của Lao Động ngày 26.6, tại ao Thuỳ Dương (phường Quảng An, quận Tây Hồ), diện tích mặt nước của ao đã không còn tồn tại.

Trước đây, khu ao Thùy Dương có diện tích gần 4.000 m2, thuộc đất công do UBND quận Tây Hồ quản lý, đã bị nhiều đối tượng san lấp và xây 13 công trình, ki-ốt kiên cố.

Đến ngày 26.8.2020, UBND phường Quảng An đã tiến hành tháo dỡ những công trình xây dựng trái phép; đồng thời dựng rào tôn ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm tại ao Thuỳ Dương.

Bên trong rào chắn diện tích mặt nước đã không còn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bên trong rào chắn diện tích mặt nước đã không còn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cách đó 500 m, tại ao Láng (phường Quảng An, quận Tây Hồ), diện tích mặt nước cũng đang dần biến mất, xung quanh ao được bao bọc kín các công trình cao tầng, nhà bê tông.

Anh Nguyễn Đức Nam (22 tuổi, Quảng An, Tây Hồ) cho biết, hình ảnh ao Láng gắn liền với tuổi thơ đang dần dần biến mất trước mắt tôi.

"Nhớ lúc nhỏ, tôi và ông thường xuống ao Láng bơi ngày nắng nóng. Giờ đây càng ngày ao càng ít nước, nhỏ dần và cây cối mọc um tùm", anh Nam nói.

Anh Nam cho biết thêm, sau khi hàng chục toà nhà được xây dựng xung quanh đã khiến ao Láng không có nguồn nước cấp vào, buộc phải phụ thuộc vào nước mưa dẫn đến cạn nước như bây giờ.

Ao Láng cũng
Ao Láng cũng không thoát khỏi cảnh bị bức tử. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ao Láng
Ao Láng bị vật liệu xây dựng, rác thải bủa vây. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại ngõ 419 đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), hồ điều hoà tại đây cũng đang phải đối mặt với tình trạng đổ trộm phế thải.

Qua quan sát, một số vị trí quanh hồ có dấu hiệu cải tạo, san lấp, lấn chiếm diện tích mặt nước của hồ.

vv
Hồ nước trong ngõ 419 đường Lĩnh Nam cũng luôn đối mặt với tình trạng đổ trộm phế thải. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều quán cafe, nhà chòi lấn chiếm diện tích mặt nước. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều quán cafe, nhà chòi lấn chiếm diện tích mặt nước. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Mặt nước hồ bị lấn chiếm trái phép. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hiện nay, một phần khu vực hồ nước này đã được đưa vào kế hoạch thu hồi, san lấp để xây dựng dự án nhà ở với diện tích khoảng 9.954,277 m2.

Vật
Tại hồ nước trong ngõ 419 đường Lĩnh Nam cũng xuất hiện tình trạng san lấp. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại hồ nước trong ngõ 587 đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai), tình trạng cũng không khá khẩm hơn. Dù đã được UBND phường Trần Phú cắm biển báo cấm vứt rác nhưng người dân cho biết, chỉ được vài ngày "đâu lại vào đấy".

Hồ
Hồ nước tại ngõ 587 đường Tam Chinh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Không chỉ rác thải sinh hoạt mà vật liệu xây dựng cũng bị vứt ngổn ngang, bốc mùi hôi thối gây mất mĩ quan đô thị và ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Dù đã có biểm cấm nhưng tình trạng đổ trộm rác vẫn thường xuyên diễn ra. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dù đã có biểm cấm nhưng tình trạng đổ trộm rác vẫn thường xuyên diễn ra. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dù có biển cấm nhưng tình trạng không khá khẩm hơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trong tất cả các ao, hồ được ghi nhận, tình trạng san lấp đổ rác, kinh doanh vật liệu xây dựng trên ao Hàng Giáp (phường Định Công, quận Hoàng Mai) là diễn ra nghiêm trọng nhất.

Hàng dài núi rác, vật liệu xây dựng nằm dọc theo đường ven ao, không biết từ bao giờ ao Hàng Giáp đã trở thành “bãi” tập kết rác thải bất đắc dĩ của hàng nghìn hộ dân sinh sống tại đây.

Ao Hàng Giáp cũng đang bị đổ phế liệu san lấp. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ao Hàng Giáp cũng đang bị đổ phế liệu san lấp. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ao Hàng Giáp đang bị đổ phế liệu san lấp. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác thải bủa vây. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác thải bủa vây. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác thải bủa vây ao Hàng Giáp, Hà Nội. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Ô nhiễm đe dọa hồ Trị An ở Đồng Nai từ hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng bè

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Trị An rộng 32.000 ha có nhiệm vụ cung cấp nước cho thuỷ điện Trị An, nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân vùng hạ lưu bao gồm TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay trên hồ đang có hàng trăm hộ dân sinh sống và nuôi trồng thuỷ sản trên các lồng bè, mang theo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.

Người dân huyện Thanh Oai mất mùa vì nguồn nước ô nhiễm

Nguyễn Thúy |

Kênh Hòa Bình vốn cung cấp nước cho hàng chục mẫu ruộng tại xã Bích Hòa và xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Tuy nhiên, thời gian gần đây các chất thải công nghiệp và sinh hoạt xả trực tiếp ra kênh, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, thậm chí có hộ mất trắng.

Hơn 3.000 ao, hồ Hà Nội sẽ không được phép san lấp

PHẠM ĐÔNG |

Thành phố Hà Nội vừa đưa ra yêu cầu: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bí thư đứng đường, Phó bí thư ăn xin và Chủ tịch nhặt rác ở Sa Pa

Long Nguyễn |

Lào Cai - 3 lãnh đạo cao nhất của thị xã Sa Pa gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực và Chủ tịch UBND được phân công phụ trách 3 vấn đề nóng nhất của địa phương du lịch: ùn tắc giao thông, rác thải và chèo kéo ăn xin. Ông Phan Đăng Toàn – Bí thư Thị ủy Sa Pa chia sẻ với Lao Động về những “mỹ danh” thú vị trên.

Bất chấp biển cấm, xe máy vẫn đi lên cầu vượt cho ô tô ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen, Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu vượt Lạch Tray là những cây cầu vượt ở Hải Phòng được thiết kế dành cho xe ô tô lưu thông và được cắm biển cấm các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp đi lên những cây cầu này, nhiều trường hợp kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm.

Nam Bộ sắp xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng

HẠ MÂY |

Trong những ngày tới, Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh sẽ có một đợt mưa diện rộng kéo dài từ 2-3 ngày. Đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ một số tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố.

Chưa rõ ràng tiêu chí nên người giàu cũng dễ mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Tình trạng vẫn có người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, là do các tiêu chí chưa được chặt chẽ.

Từ sai phạm BIDV Metlife nhìn về "ADN" công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới

Quang Dân |

BIDV MetLife là liên doanh giữa Công ty TNHH MetLife (thuộc Tập đoàn MetLife) và BIDV. Trong khi MetLife được bầu chọn là công ty bảo hiểm được ngưỡng mộ nhất thế giới thì tại Việt Nam, BIDV Metlife đang bị cơ quan chức năng điểm tên với loạt sai phạm của mình.

Ô nhiễm đe dọa hồ Trị An ở Đồng Nai từ hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng bè

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Trị An rộng 32.000 ha có nhiệm vụ cung cấp nước cho thuỷ điện Trị An, nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân vùng hạ lưu bao gồm TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay trên hồ đang có hàng trăm hộ dân sinh sống và nuôi trồng thuỷ sản trên các lồng bè, mang theo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.

Người dân huyện Thanh Oai mất mùa vì nguồn nước ô nhiễm

Nguyễn Thúy |

Kênh Hòa Bình vốn cung cấp nước cho hàng chục mẫu ruộng tại xã Bích Hòa và xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Tuy nhiên, thời gian gần đây các chất thải công nghiệp và sinh hoạt xả trực tiếp ra kênh, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, thậm chí có hộ mất trắng.

Hơn 3.000 ao, hồ Hà Nội sẽ không được phép san lấp

PHẠM ĐÔNG |

Thành phố Hà Nội vừa đưa ra yêu cầu: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.