Hơn 3.000 ao, hồ Hà Nội sẽ không được phép san lấp

PHẠM ĐÔNG |

Thành phố Hà Nội vừa đưa ra yêu cầu: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ao, hồ tự nhiên đang dần biến mất

Hà Nội lâu nay có không ít ao, hồ bị xâm hại với nhiều hình thức, dẫn tới việc diện tích mặt nước bị thu hẹp diện tích, ô nhiễm môi trường, thậm chí bị trục lợi bất hợp pháp, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc san lấp để nhường chỗ cho các dự án, dẫn đến tỉ lệ bêtông hóa ngày càng lớn.

Chỉ trong 5 năm, từ 2010 - 2015, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn. Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, trong giai đoạn 2015 - 2020, diện tích mặt nước tự nhiên đô thị ở Hà Nội giảm 203,63 ha, nhiều ao hồ đã bị san lấp để làm quỹ đất phát triển đô thị, chưa kể đến tình trạng người lấn chiếm diện tích mặt nước để kinh doanh khai thác.

Điển hình như câu chuyện lấn hồ làm dự án tại hồ Bà Đồ (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) dư luận đã lên tiếng phản đối. Người dân sống tại đây đã viết đơn kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền.

Trước phản ứng của các hộ dân, cuối tháng 3.2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên đã quyết định tạm dừng việc san lấp để đối thoại với người dân. Thế nhưng, số phận của hồ Bà Đồ đến nay vẫn còn đang bỏ ngỏ...
Hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Phạm Đông
Hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Phạm Đông 

Không để ao, hồ là nạn nhân của bêtông, cốt thép

Nhằm giữ gìn diện tích mặt nước, bảo vệ cảnh quan môi trường, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp. Theo danh mục được phê duyệt, các quận có số lượng hồ ít là: Quận Hoàn Kiếm 1, Hai Bà Trưng 9, Ba Đình 11, Thanh Xuân 9, Đống Đa 15, Tây Hồ 18, Cầu Giấy 29...

Trao đổi với Lao Động, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - khẳng định, hồ nước là tiêu chí quan trọng trong phát triển đô thị. “Số lượng ao, hồ tại Thủ đô nước chỉ chiếm khoảng 2% tự nhiên và muốn nước mặt, nhất là biến đổi khí hậu, nước mưa thì số lượng ao, hồ phải vào khoảng 5 - 7% diện tích tự nhiên. Vì vậy, việc ra quyết định không san lấp ao hồ là cần thiết” - ông Nghiêm nhấn mạnh.

Ông Nghiêm cho biết, chuyện san lấp hồ, ao từng xảy ra vài năm trước đang khiến cho thành phố phải trả giá, đô thị đang phải gánh chịu. Hà Nội đang phải chi rất nhiều tỉ đồng cho hệ thống thoát nước đô thị và đào lại hồ, khơi vét các dòng sông để chống chọi với tình trạng úng ngập. Mặt khác, cảnh quan, không gian công viên, cây xanh, mặt nước đang trở thành một thứ xa xỉ ở các đô thị lớn của Việt Nam. Trong khi tốc độ đô thị hóa, mật độ dân số và cao ốc tăng lên thì diện tích không gian xanh này dường như lại càng ít.

Theo Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam - việc Hà Nội đưa ra quyết định không cho lấp ao, hồ, đầm là rất tốt nhưng hơi muộn, cần phải làm sớm hơn. Giữ lại ao, hồ là rất cần thiết, thậm chí những hồ, ao, đầm đã bị lấp cũng cần được trả lại nguyên trạng; đặc biệt phải có quy hoạch, quản lý, xử lý để giảm ngập lụt và cải thiện môi trường của đô thị.

"Tuy rằng Hà Nội đã có rất nhiều văn bản về việc không cho lấp ao, hồ, đầm nhưng việc quản lý như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Cần phải giao cho địa phương và giao trách nhiệm rõ ràng" - ông Tùng nói.

Còn chuyên gia giao thông, Tiến sĩ Khương Kim Tạo nhấn mạnh, ao, hồ trong nội đô Hà Nội có vai trò rất quan trọng, là nơi chứa nước khi mưa, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề khác như phòng cháy chữa cháy, cảnh quan môi trường, không khí trong thành phố.

Bêtông hóa là xu thế đô thị hóa, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo xây dựng một thành phố văn minh xanh, sạch, đẹp. Theo ông Tạo, cần xem xét chỗ nào cần bêtông hóa và chỗ nào không nên, sau đó mới quy hoạch; đồng thời khi thiết kế các công trình xây dựng, giao thông cần căn cứ không gây ảnh hưởng và không lấp đến ao, hồ. "Quyết định cấm lấp các ao, hồ, đầm là quyết định cực kỳ cần thiết và quan trọng, bởi nó liên quan đến vấn đề cảnh quan cho con người, làm cho bầu không khí mát mẻ, trong sạch, cũng như có nơi để người dân sinh hoạt" - ông Tạo nhấn mạnh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Đắk Nông phục hồi nguồn lợi thủy sản cho các ao hồ, sông suối

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Khoảng 3 năm qua, các ngành chức năng, địa phương ở tỉnh Đắk Nông liên tục có nhiều biện pháp trong việc khôi phục lại nguồn lợi thủy sản trên các ao hồ, sông suối.

Lấp ao hồ, san lấp khu đất trũng... và loạt nguyên nhân khiến Hà Nội ngập

Tô Thế - Cát Tường |

Hà Nội - Trận mưa chiều 29.5 mới đây đã bộc lộ rõ hạn chế hệ thống thoát nước của Thủ đô. Theo chuyên gia, hệ thống thoát nước quá tải, ao hồ bị lấp, nhiều công trình mới xây dựng... là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cứ mưa là ngập như hiện nay.

Tuyến phố duy nhất ở Hà Nội có mái che vỉa hè

Hà Chi - Minh Ánh |

Tràng Tiền là con phố duy nhất của Hà Nội được thiết kế phần mái hiên vỉa hè ở hầu hết cả tuyến phố. Không chỉ giúp người đi bộ tránh nắng, mưa, phần mái che này còn khiến con phố giống như một con phố cổ ở Paris.

Chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa 2 chiều

HỮU CHÁNH |

Sau khi bị khóa chiều gọi đi, chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin cá nhân, qua trang web, ứng dụng hoặc đến trực tiếp điểm giao dịch của nhà mạng. Sau thời hạn này, nếu thuê bao không thực hiện chuẩn hóa sẽ bị khóa thêm chiều gọi đến.

Doanh nghiệp du lịch kì vọng mùa lễ 30.4 bùng nổ

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - Theo các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, kì nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay kéo dài nhiều ngày nên người tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn tour du lịch. Đến nay, sức mua của du khách tăng cao, nhiều hành trình chỉ còn một vài chỗ trống. Đặc biệt, dịp lễ năm nay, du lịch nước ngoài là xu thế chính của thị trường.

Chất kích thích, chất gây nghiện gặm nhấm tương lai của trẻ nhỏ

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Hiện nay, với sự phát triển của cuộc sống, trẻ em có cơ hội tiếp xúc với nhiều môi trường từ thực phẩm, vui chơi, vật dụng hàng ngày nên ít nhiều sẽ gặp các đồ chứa các chất kích thích. Dù là vô tình hay cố ý, nhưng tất cả đều nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của trẻ.

Bệnh nhân K nằm ghép, nhà điều trị xây xong lại khóa cửa vì thiếu thang máy

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau phẫu thuật, các bệnh nhân ung thư ở Khoa Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị phải nằm 2 người trên 1 giường bệnh. Trong lúc đó, công trình nhà điều trị xây xong vẫn phải đóng cửa vì chưa có… thang máy.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Đắk Nông phục hồi nguồn lợi thủy sản cho các ao hồ, sông suối

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Khoảng 3 năm qua, các ngành chức năng, địa phương ở tỉnh Đắk Nông liên tục có nhiều biện pháp trong việc khôi phục lại nguồn lợi thủy sản trên các ao hồ, sông suối.

Lấp ao hồ, san lấp khu đất trũng... và loạt nguyên nhân khiến Hà Nội ngập

Tô Thế - Cát Tường |

Hà Nội - Trận mưa chiều 29.5 mới đây đã bộc lộ rõ hạn chế hệ thống thoát nước của Thủ đô. Theo chuyên gia, hệ thống thoát nước quá tải, ao hồ bị lấp, nhiều công trình mới xây dựng... là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cứ mưa là ngập như hiện nay.