7 thách thức nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tạ Quang |

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường đại học Cần Thơ), 7 thách thức này đẩy Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào những nguy cơ về suy giảm dòng chảy, hạn hán - xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường.

ĐBSCL đang đối diện 7 thách thức về nguồn nước

PGS.TS Lê Anh Tuấn - giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) - cho biết, an ninh nguồn nước ở ĐBSCL đang đối diện với 7 thách thức như: Chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn; chuyển nước sông Mekong qua nơi khác; suy giảm chất lượng môi trường đất - nước; thay đổi sử dụng đất và mâu thuẫn dùng nước; hiệu quả sử dụng nước rất thấp; khai thác tài nguyên nước quá mức; biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ). Ảnh: Tạ Quang
PGS.TS Lê Anh Tuấn - giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ). Ảnh: Tạ Quang

Nhận diện về các thách thức, PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng, cần triển khai đồng bộ 7 nhóm giải pháp: cắt giảm các sản xuất công nghiệp có mức xả thải vượt quy định, khuyến khích sự tham gia của người dân trong quản trị nguồn nước, tăng cường bảo tồn nguồn nước, hiện đại hóa hệ thống quan trắc nguồn nước, chia sẻ rộng rãi thông tin nguồn nước, thường xuyên theo dõi các vấn đề nguồn nước xuyên biên giới trên lưu vực, tăng cường pháp chế liên quan đến kiểm soát nguồn nước…

Ảnh hưởng hạn mặn, nhiều tuyến đường tại huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ
Ảnh hưởng hạn mặn, nhiều tuyến đường tại huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ

Về giải pháp vấn đề hạn, mặn, PGS.TS Lê Anh Tuấn cho biết thêm, phục hồi khả năng hấp thụ và lưu trữ nước tự nhiên ở các vùng trũng; công trình hồ chứa nước lũ, vật dụng chứa nước mưa; xây dựng nhà máy chứa nước thành nước ngọt; hạn chế khai thác nước ngầm, bổ cập nhân tạo nước dưới đất; tiết kiệm nước, khuyến khích sử dụng nước an toàn; chuyển diện tích lúa - màu sang nuôi trồng thủy sản.

Nhiều giải pháp cho nguồn nước vùng ĐBSCL

Ông Nguyễn Hồng Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho hay, nguồn nước ĐBSCL phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nước đến từ thượng nguồn sông Mê Công (chiếm 94% tổng lượng nước của ĐBSCL). Vì vậy, các hoạt động khai thác phía thượng nguồn lưu vực sông Mê Công đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồng Hiếu - Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Tạ Quang
Ông Nguyễn Hồng Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Tạ Quang

Giải pháp cho nguồn nước vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Hồng Hiếu cho rằng, về trước mắt, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, cập nhật liên tục các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn.

Ngoài ra, vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng hạn chế thiệt hại. Rà soát lại diện tích cây trồng và khuyến cáo thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do hạn mặn gây ra; triển khai các phương án ngăn mặn, giữ ngọt, tiết kiệm nước tưới.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cũng thông tin về giải pháp lâu dài, đầu tư phát triển các ngành phải tuân thủ các quy hoạch liên quan đến vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, đặc biệt lưu ý định hướng phát triển các ngành phù hợp với các vùng sinh thái đã chỉ ra trong các quy hoạch và NQ 120 của Chính phủ.

Người dân ở cù lao Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) được tặng bình nước tinh khiết. Ảnh: Thành Nhân
Người dân ở cù lao Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) được tặng bình nước tinh khiết. Ảnh: Thành Nhân

Bên cạnh đó, xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước sông Cửu Long nhằm chủ động nguồn nước cho sản xuất, và nhất là nước cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Ngoài ra, xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ việc điều hòa, phân phối nguồn nước để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, cũng như việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia phía thượng nguồn sông Mê Công, nhằm tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại.

Nghiên cứu, triển khai các phương án, các giải pháp tích trữ nước ngọt với quy mô phù hợp với ĐBSCL, để tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt, điều tiết nguồn nước. Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung theo hướng thích ứng với nguồn nước có quy mô phù hợp với từng địa phương và có giá thành phù hợp cho người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng thường xuyên xâm nhập mặn.

Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Bác tin đồn hàng chục ngàn hộ dân vùng hạn mặn Cà Mau bị cúp nước dài ngày

NHẬT HỒ |

Nhiều ngày qua, người dân vùng hạn mặn tỉnh Cà Mau rất bất ngờ khi có thông tin Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau cúp nước liên tục từ 3 đến 4 ngày.

Bí thư Long An thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nước cho người dân vùng hạn mặn

An Long |

Ngày 23.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nước cho người dân bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn tại 2 xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Ca sĩ trẻ nhất được phong NSND hé lộ cát-xê, từng diễn 11 show/ngày

Huyền Chi |

NSND Phạm Phương Thảo tiết lộ về mức cát-xê cô nhận được sau nhiều năm ca hát.

Công an xác minh vụ người phụ nữ trình báo bị chồng cũ đánh đập nhiều ngày để "trừ tà"

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phan Thiết, Bình Thuận đã vào cuộc xác minh từ trình báo của người phụ nữ cho rằng bị chồng cũ và gia đình chồng cũ đánh đập để "trừ tà" và các vấn đề khác liên quan.

Chủ tịch VPBank đánh giá thị trường bất động sản, chia sẻ về xử lý nợ xấu

Minh Ánh |

Theo Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng, bất động sản vẫn là ngành đáng quan tâm. Khi cho vay bất động sản, VPBank phân biệt rất rõ giữa sản phẩm chung cư thông thường và sản phẩm có tính đầu cơ cao để cho vay.

Tạm giữ hình sự người đốt xe khi bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 29.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Long Thành đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng L.V.T (40 tuổi, ngụ Quảng Nam) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ, sau khi đối tượng này đã đốt xe khi bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn.

Chủ tịch Kiên Giang trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng tràm ở khu vực biên giới

NGUYÊN ANH |

Sau khi phát hiện vụ cháy, Chủ tịch UBND huyện Giang Thành đã chỉ đạo huy động lực lượng phương tiện tham gia chữa cháy. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cũng trực tiếp xuống hiện trường, họp ban chỉ đạo tại địa phương.

Bác tin đồn hàng chục ngàn hộ dân vùng hạn mặn Cà Mau bị cúp nước dài ngày

NHẬT HỒ |

Nhiều ngày qua, người dân vùng hạn mặn tỉnh Cà Mau rất bất ngờ khi có thông tin Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau cúp nước liên tục từ 3 đến 4 ngày.

Bí thư Long An thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nước cho người dân vùng hạn mặn

An Long |

Ngày 23.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nước cho người dân bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn tại 2 xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.