Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Từ đầu mùa khô đến nay, huyện Trần Văn Thời xuất hiện 601 điểm sụt lún, sạt lở nằm trên 132 tuyến kênh, với tổng chiều dài 15.890m.

Ảnh hưởng hạn, mặn nhiều tuyến đường tại huyện Trần Văn Thời sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ
Ảnh hưởng hạn mặn, nhiều tuyến đường tại huyện Trần Văn Thời sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ

Nguy cơ thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Mực nước trên các kênh, rạch còn nước trong vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời, U Minh tiếp tục xuống mức thấp, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra: Xác định các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, triển khai các giải pháp phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình như thiết lập các điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ dụng cụ chứa, bồn chứa, hóa chất xử lý nước, vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến,... Đồng thời, mở rộng mạng đường ống cấp nước các công trình hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

Tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún, để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.

Rà soát, cập nhật kế hoạch, phương án sản xuất phù hợp với diễn biến thời tiết. Đồng thời, khuyến cáo người dân tổ chức sản xuất đúng lịch mùa vụ, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Nhiều con kênh cấp hai cũng đã kiệt nước do hạn, mặn. Ảnh: Nhật Hồ
Nhiều con kênh cấp 2 cũng đã kiệt nước do hạn mặn. Ảnh: Nhật Hồ

Dự báo từ ngày 11 đến ngày 20.4.2024, tỉnh Cà Mau có khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ ở diện hẹp, với lượng mưa nhỏ. Tổng lượng mưa tại các địa phương trong tỉnh ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 80 - 100%.

Mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hóa huyện U Minh tiếp tục xuống thấp, một số kênh, rạch nhỏ sẽ khô cạn, tại huyện Trần Văn Thời một số kênh lớn còn nước sẽ dần khô cạn. Tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh còn kéo dài đến hết tháng 4.2004; đầu tháng 5.2024, khả năng mới xuất hiện mưa dông chuyển mùa; mùa mưa năm 2024 có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau chật vật với nắng nóng, khô hạn

NHẬT HỒ |

Nắng nóng kéo dài, toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trong tình trạng báo động. Nắng cũng khiến cho tình trạng khô hạn, sạt lở đất khắp nơi. Tại thị thành, đời sống người dân xáo trộn, công nhân lao động tìm cách trốn nóng sau tan ca.

Cà Mau xin hỗ trợ hơn 200.000 tỉ đồng ứng phó hạn, mặn

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng khô hạn, sạt lở đất, thiếu nước sạch mùa khô năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí chống hạn phục vụ sản xuất vụ đông xuân và hè thu năm 2023-2024 cho tỉnh Cà Mau với số tiền hơn 200.000 tỉ đồng.

Hơn 3.000 hộ dân ở Cà Mau tắm giặt bằng nước mặn, chờ qua mùa hạn

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Hàng ngàn người dân trong tỉnh Cà Mau đang phải chịu cảnh thiếu nước ngọt sử dụng. Một số hộ dân vì không có nước sinh hoạt nên đã mua nước từ các ghe với giá lên đến hơn 40.000 đồng/m3.

TPHCM lần đầu bắn pháo hoa đồng loạt tại 10 điểm dọc sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM – Ngày 16.4, UBND TPHCM thống nhất tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm dọc sông Sài Gòn và 6 điểm ở các quận, huyện mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá USD tại ngân hàng tiếp tục tạo đỉnh mới

Minh Ánh - Duy Anh |

Trong bối cảnh tình hình địa chính trị căng thẳng gia tăng và FED vẫn chưa quyết định về việc giảm lãi suất, tỷ giá USD tại nhiều khu vực vẫn tiếp tục gia tăng. Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng cùng xu hướng tăng mạnh giá mua - bán USD.

Sếp doanh nghiệp giúp sức nâng khống vốn cho công ty của cựu chủ tịch FLC

Việt Dũng |

Ngoài tài xế, thợ may giúp sức để Công ty FAROS của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, nâng khống vốn từ 1,5 tỉ lên 4.300 tỉ đồng, rồi niêm yết cổ phiếu bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt tiền, cơ quan tố tụng còn làm rõ vai trò của nhiều sếp doanh nghiệp.

Ngoài La Nina, thêm yếu tố có thể định đoạt độ khốc liệt của mùa bão 2024

Thanh Hà |

Bão bụi Sahara cùng với không khí cực khô mà các khối bụi khổng lồ này mang theo có thể là kẻ hủy diệt những cơn bão trong mùa bão Đại Tây Dương năm 2024.

Phú Quốc có tân Bí thư Thành ủy

NGUYÊN ANH |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh được điều động, luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Thành ủy Phú Quốc, nhiệm kỳ 2020-2025.

Cà Mau chật vật với nắng nóng, khô hạn

NHẬT HỒ |

Nắng nóng kéo dài, toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trong tình trạng báo động. Nắng cũng khiến cho tình trạng khô hạn, sạt lở đất khắp nơi. Tại thị thành, đời sống người dân xáo trộn, công nhân lao động tìm cách trốn nóng sau tan ca.

Cà Mau xin hỗ trợ hơn 200.000 tỉ đồng ứng phó hạn, mặn

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng khô hạn, sạt lở đất, thiếu nước sạch mùa khô năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí chống hạn phục vụ sản xuất vụ đông xuân và hè thu năm 2023-2024 cho tỉnh Cà Mau với số tiền hơn 200.000 tỉ đồng.

Hơn 3.000 hộ dân ở Cà Mau tắm giặt bằng nước mặn, chờ qua mùa hạn

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Hàng ngàn người dân trong tỉnh Cà Mau đang phải chịu cảnh thiếu nước ngọt sử dụng. Một số hộ dân vì không có nước sinh hoạt nên đã mua nước từ các ghe với giá lên đến hơn 40.000 đồng/m3.