5 năm trước kinh tế tuần hoàn rất xa, nhưng nay là bước tiến để phát triển bền vững

Nguyễn Hà |

Ngày 16.11, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023: Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự diễn đàn.

Kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận phù hợp để giải quyết thách thức

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, các sáng kiến về kinh tế xanh, kinh tế biển xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn… là những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để ứng phó với thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa đến sự phát triển bền vững. Trong đó, kinh tế tuần hoàn đang được cộng đồng quốc tế đánh giá là cách tiếp cận phù hợp và thực tiễn để giúp nhân loại giải quyết được những thách thức và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Đây được coi là một “giải pháp xanh” cho nền kinh tế bền vững, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thế giới. Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: La Duy
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: La Duy

"Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng. Phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường" - Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết.

Không thể bàn mãi về lý thuyết

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, câu chuyện của kinh tế tuần hoàn cách đây 5 năm là 1 điều rất xa, chỉ nằm trên nghiên cứu nhưng nay là giải pháp, là bước tiến trên chặng đường phát triển bền vững.

Chúng ta không thể phát triển như trước, nếu dựa vào khai thác tài nguyên thì với sự phát triển như hiện nay cần 3 lần trái đất thì mới đủ cho không gian sinh tồn. Bởi vậy, con đường đi và xu thế, dòng chảy chính của thời đại không thể khác được.

"Câu chuyện của kinh tế tuần hoàn cách đây 5 năm là một điều rất xa, chỉ nằm trên nghiên cứu nhưng nay là giải pháp, là bước tiến trên chặng đường phát triển bền vững" - Phó Thủ tướng Chính phủ chia sẻ.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, không thể bàn mãi về lý thuyết, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Phải phát triển và giữ được tài nguyên mãi mãi trường tồn, ở đây phải là tài nguyên tái tạo, tài nguyên trí thức. Đòi hỏi chúng ta phải chuyển lý luận thành chính sách và khuôn khổ pháp lý. Đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi bên liên quan. Mọi chi phí, kết quả kinh tế phải được hạch toán, để thấy rằng tiếp cận kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích như thế nào?

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Chính phủ; đồng thời đánh giá cao chia sẻ quý báu của các đại biểu tại Diễn đàn. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đánh giá việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia sẽ cung cấp một chiến lược cụ thể trong giai đoạn ngắn hạn, cũng như dài hạn để chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững.

Phiên thảo luận tại diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023. Ảnh: La Duy
Phiên thảo luận tại diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023. Ảnh: La Duy

Bộ TNMT đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp. Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo 3 nhóm gồm: (1) nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; (2) nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; (3) nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Nếu không tuần hoàn được chất thải thì chưa phải mô hình kinh tế tuần hoàn

Nguyễn Hà |

Ngày 6.11, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức toạ đàm kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam.

Đề xuất nhiều chỉ tiêu thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030, trong đó, nhiều mục tiêu cụ thể đã được đề ra.

Toạ đàm: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải

Nhóm PV |

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế là hướng đi cần thiết nhằm giúp giảm thiểu “ô nhiễm nhựa” hiệu quả và bền vững, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường. Ngày hôm nay Báo Lao động phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm: “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3R TRONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải” để cùng các vị khách mời bàn luận về vấn đề này.

Người dân xếp hàng dài chờ vào tham quan bên trong tháp nước Hàng Đậu

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, từ sáng nay (17.11) tháp nước Hàng Đậu chính thức mở cửa đón khách tham quan. Rất đông người dân đã có mặt từ sớm để vào chiêm ngưỡng không gian bên trong công trình này.

Loạt bệnh viện than khó khi hơn 7.000 tỉ đồng bảo hiểm y tế chưa quyết toán

Lệ Hà |

Theo thống kê sơ bộ của Bảo hiểm xã hội (BHXH) 63 tỉnh, thành phố, tổng số tiền cơ quan BHXH chưa quyết toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) là hơn 7.000 tỉ đồng do vượt định mức chi dự toán.

Chi viện bác sĩ, kê thêm 70 giường, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vẫn thất thủ

YẾN PHƯƠNG - MỸ LY |

Theo bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, nửa năm qua tình trạng tiếp nhận bệnh nhi mắc tay chân miệng tại khoa Nhiễm tăng cao và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Thượng úy công an bị đâm trọng thương khi bắt ma túy đã hi sinh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau 4 ngày bị đâm trọng thương phải cấp cứu ở bệnh viện, do vết thương quá nặng, thượng úy Trần Trung Hiếu - cán bộ Công an xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân) đã hi sinh.

Thêm đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế 100%, 95% từ ngày 3.12

Lê Hoa |

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3.12.2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Thêm đối tượng được hưởng BHYT 100%, 95% là một trong những điểm mới của nghị định này.

Nếu không tuần hoàn được chất thải thì chưa phải mô hình kinh tế tuần hoàn

Nguyễn Hà |

Ngày 6.11, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức toạ đàm kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam.

Đề xuất nhiều chỉ tiêu thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030, trong đó, nhiều mục tiêu cụ thể đã được đề ra.

Toạ đàm: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải

Nhóm PV |

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế là hướng đi cần thiết nhằm giúp giảm thiểu “ô nhiễm nhựa” hiệu quả và bền vững, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường. Ngày hôm nay Báo Lao động phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm: “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3R TRONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải” để cùng các vị khách mời bàn luận về vấn đề này.