Đề xuất nhiều chỉ tiêu thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030, trong đó, nhiều mục tiêu cụ thể đã được đề ra.

Tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu khối ASEAN

Theo Dự thảo, đến năm 2025, nước ta tập trung xây dựng, thiết lập cơ chế vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu thực hiện kinh tế tuần hoàn; ban hành khung hướng dẫn, hoàn thành việc xây dựng, ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của các ngành, lĩnh vực, địa phương; kinh tế tuần hoàn được lồng ghép vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải ở các cấp, các ngành.

Đến năm 2030, kinh tế tuần hoàn được phổ biến, áp dụng rộng rãi và là nguyên tắc, cách tiếp cận ưu tiên trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quản lý chất thải ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế; Hình thành môi trường thể chế, hệ thống chính sách, pháp luật, khoa học công nghệ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong áp dụng kinh tế tuần hoàn theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số.

Đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN; đóng góp đáng kể vào mục tiêu phục hồi xanh ở các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

Tổng giá trị sản xuất tạo ra trên 1 đơn vị tài nguyên khoáng sản sử dụng GDP phân theo loại khoáng sản chính (Tỉ VNĐ/1000 tấn hoặc tốc độ tăng của Mr/GDP giảm) đạt nhóm đầu ASEAN. Tổng giá trị sản xuất (GDP) tạo ra trên 1 đơn vị tài nguyên nước sử dụng phân theo các lưu vực sông chính (triệu m3/GDP) đạt nhóm đầu ASEAN.

Công suất các nhà máy điện sinh khối, điện sản xuất từ rác đạt 2.270 MW (chiếm 1,5% tổng công suất các nhà máy điện). Tỉ lệ tiêu thụ năng lượng tính trên đơn vị GDP (KgOE/GDP) giảm dần theo các năm. Tỉ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 15-20%; thực hiện kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường.

Về nhóm chỉ số cụ thể rác thải như khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân người dân (kg/người/ngày) giảm dần theo các năm. Tỉ lệ rác thải hữu cơ ở được tái chế, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn đến năm 2030 đạt 100% ở đô thị, 70% ở nông thôn. Tỉ lệ rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 đạt trên 70%; chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm 10% - 15% so với năm 2020; xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đến năm 2030 đạt trên 70%.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, cần có các biện pháp cụ thể

Trang Hà |

Sáng 27.10, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhóm các đối tác quốc tế (IPG) tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Toạ đàm: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải

Nhóm PV |

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế là hướng đi cần thiết nhằm giúp giảm thiểu “ô nhiễm nhựa” hiệu quả và bền vững, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường. Ngày hôm nay Báo Lao động phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm: “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3R TRONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải” để cùng các vị khách mời bàn luận về vấn đề này.

Yếu tố quan trọng để khởi nghiệp, kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn

Minh Ánh |

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng khởi nghiệp và kinh doanh bền vững nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên và phế thải trong sản xuất và kinh doanh. Đây là một xu thế mới trong nền kinh tế hiện đại, hướng tới tạo ra các giải pháp kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.

Trực tiếp tuyển nữ Việt Nam và Nhật Bản tại vòng loại thứ 2 Olympic 2024

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa tuyển nữ Việt Nam và Nhật Bản tại vòng loại thứ 2 Olympic 2024 diễn ra lúc 17h00 ngày 1.11.

Bắc Ninh rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động

Trần Tuấn |

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có công văn gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị, ngoài lương, cần xem xét chế độ phụ cấp của giáo viên

Tường Vân - Thuỳ Linh |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, ngoài lương, cần quan tâm đến chế độ phụ cấp để thu nhập của giáo viên đủ sống, thầy cô yên tâm công tác.

Đang dỡ tường rào bê tông chặn lối đi của dân trên đường Vành đai 2,5

Tùng Giang |

Ngày 1.11, công nhân tiến hành rỡ bỏ một phần tường rào bê tông án ngữ dọc đường Vành đai 2,5 (đoạn qua phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để mở lối đi lại cho người dân và phương tiện di chuyển.

Tổng thống Mông Cổ bắt đầu thăm cấp nhà nước tới Việt Nam

Thanh Hà |

Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Mông Cổ đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 1-5.11.

Mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, cần có các biện pháp cụ thể

Trang Hà |

Sáng 27.10, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhóm các đối tác quốc tế (IPG) tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Toạ đàm: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải

Nhóm PV |

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế là hướng đi cần thiết nhằm giúp giảm thiểu “ô nhiễm nhựa” hiệu quả và bền vững, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường. Ngày hôm nay Báo Lao động phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm: “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3R TRONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải” để cùng các vị khách mời bàn luận về vấn đề này.

Yếu tố quan trọng để khởi nghiệp, kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn

Minh Ánh |

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng khởi nghiệp và kinh doanh bền vững nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên và phế thải trong sản xuất và kinh doanh. Đây là một xu thế mới trong nền kinh tế hiện đại, hướng tới tạo ra các giải pháp kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.