Chuyện tình đặc biệt của lão ông 92 tuổi thuộc làu Truyện Kiều

Phố Nhơn |

Ở tỉnh Bình Định có một cụ ông 92 tuổi thuộc làu hết 3.254 câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Trò chuyện với cụ, tác giả đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Và, chuyện cụ lấy được vợ cũng là một điều hết sức thú vị. Cụ tên Phạm Trung Tiên (ở thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ).

Lấy được vợ nhờ ngâm Kiều

Dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng trò chuyện với khách, cụ Tiên vẫn rất mẫn tiệp và vui tính. Xuất thân trong một gia đình tri thức thời xưa, cha cụ Tiên là cụ Phạm Hiệp nổi tiếng khắp vùng do thông thạo văn chương và viết chữ Hán rất đẹp. Nhờ lĩnh hội vốn kiến thức của cha nên ngay từ bé, cậu bé Tiên tỏ ra thông minh, hiếu học và được cha truyền dạy văn chương chữ nghĩa. Cậu được cha cho đi học chữ Quốc ngữ ở một trường địa phương. Sau khi thi đậu Yếu lược, cụ Hiệp lại cho con theo học thầy Mười Phán để tiếp tục học chữ Hán.

Tuy tinh thông chữ Quốc ngữ và chữ Hán nhưng mỗi khi về nhà, cậu học trò này lại quăng mình vào tìm hiểu chữ Nôm. Do vậy đến năm 14 tuổi, cậu Tiên đã đọc vanh vách những cuốn truyện thơ Nôm mà cha có được như: Truyện Kiều, Lâm Xanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn… Đến năm 15 tuổi, Tiên đã thuộc làu tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. “Năm 14 tuổi, tôi say mê Truyện Kiều lắm, đi đâu cũng giấu cuốn Truyện Kiều ở trong mình, hễ có thời gian rảnh là đem ra đọc. Một năm sau, tôi khoe với cha là đã thuộc làu Truyện Kiều nhưng ông không tin, thế rồi cả đêm tôi ngồi đọc cho cha nghe, khi đó cha mới tin”, cụ Tiên chia sẻ.

Trong thời gian theo học ở nhà thầy Mười Phán, cậu học trò Tiên tỏ ra thông minh và hiểu biết hơn người. Trong lớp học, Tiên học chữ Hán, bình Kinh Thi, nhưng mỗi khi có dịp là lại mang Truyện Kiều ra ngâm cho bạn bè đồng môn nghe. Lúc đó, có cô cháu gái của thầy Mười Phán tên Đặng Thị Khuôn, nhỏ hơn Tiên 2 tuổi, xinh đẹp có tiếng trong vùng, ngày ngày đứng phía sau cửa lớp nghe chú giảng bài và nghe Tiên ngâm Truyện Kiều. Từ chỗ mê thơ, cô gái tuổi cập kê đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e” với người ngâm thơ.

Năm 18 tuổi, trong một lần bạn bè rủ nhau ra đầm Trà Ổ ngắm trăng, đối đáp văn thơ, khi tới lược đáp thì chàng trai Tiên đáp bằng những câu Kiều và khi đối đáp xong, bạn bè chọc ghẹo chàng với cô Khuôn xinh đẹp. Lúc đó, cả hai nhìn nhau đầy ái ngại. Từ lần đó, đôi “trai tài gái sắc” này bắt đầu những đêm hẹn hò.

Biết được tình ý của cháu gái, phần cũng vì mến mộ tài đức của cậu học trò cưng, nên khi Tiên sắp hoàn thành chương trình học thì thầy Mười Phán ướm lời gả cháu gái. Được chính thầy mình làm mai mối nên Tiên mừng lắm và báo cho cha mẹ để mang lễ sang dạm hỏi, rước cháu gái của thầy về. Từ đó, Tiên có một mái ấm gia đình hạnh phúc bên người vợ vừa xinh đẹp, vừa hiền lành lại vừa đảm đang.

Bị địch tra tấn vì ngâm Kiều

Nên duyên vợ chồng được mấy năm, Tiên phải lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai. Buổi chia tay đầy bịn rịn, nhưng vợ không quên dặn dò, khuyên nhủ, đừng vì cực khổ mà theo địch. Xúc động, anh giải phóng quân Phạm Trung Tiên liền làm một bài thơ tặng để vợ yên lòng: “Anh về trại giải phóng quân/ Em về em nhập vào quân vệ đoàn/ Nước nhà mình phải lo toan/ Làm cho cơ sở hoàn toàn tự do/ Ra đi em cố dặn dò/ Đừng làm nô lệ giúp cho giặc ngoài/ Em về em hẹn hôm mai/Cùng chàng cứu nước chớ sai tấc lòng”.

Năm 1954, khi đang hoạt động ở vùng rừng núi tỉnh Gia Lai thì ông Phạm Trung Tiên bị quân địch bắt và giam giữ. Trong một đêm trăng, quân địch cho tù nhân ra hát hò văn nghệ, các anh em đồng chí thì thay nhau hát hò, riêng chàng Tiên lại ngồi một mình ngâm Kiều. Nghe Tiên ngâm Kiều, quân địch liền để ý và theo dõi. Sau lần đó, địch thường xuyên chú ý đến Tiên và qua nhiều lần ngâm Kiều trong nhà tù cho đồng chí, đồng đội nghe, Tiên đã bị địch bắt giam riêng vì cho rằng đây là cán bộ quân giải phóng chứ không phải lính thường.

Sau khi phát hiện ra cán bộ quân giải phóng, địch liền bắt Tiên ra chụp hình rồi gửi cho cấp trên báo rằng đã bắt được “Thường vụ Huyện ủy” rồi chờ đợi để lĩnh thưởng. Tuy nhiên, khi tra cứu hồ sơ, cán bộ cấp trên của địch phát hiện Tiên không phải là cán bộ nên đem nhốt ở phòng nhì, đánh đập dã man rồi thả Tiên ra. “Bọn chúng bảo tôi khai ra nơi chỉ huy của quân giải phóng nhưng tôi không khai. Thấy không tìm được manh mối gì nên mấy ngày sau chúng nó thả tôi ra. Khi tôi ra tù, toàn thân thể bị bầm tím và đau nhức vì bị đánh, may thay có nhân dân địa phương cưu mang nên mới thoát chết”, cụ Tiên kể.

Ra khỏi nhà giam của địch, chàng Tiên trở về địa phương và hưởng ứng lời kêu gọi “diệt giặc đói, giặc dốt” của Bác Hồ nên tham gia dạy bình dân học vụ ở quê nhà. Học trò theo ông học ngày càng nhiều, trẻ con có, người trung niên có, người già có. Cụ Tiên bảo, đây là khoảng thời gian vui nhất của đời cụ, bởi cụ đã thỏa được ước nguyện của mình là dạy học. Được đem những kiến thức, chữ nghĩa, văn chương để truyền đạt lại cho bà con quê hương là niềm vui vô bờ đối với cụ.

 

Thú vui tuổi già

Giờ, ở cái tuổi “gần đất xa trời”, Truyện Kiều cứ trôi chảy trong huyết quản cụ Tiên. Theo thời gian cứ mãi ngân vang mỗi lúc, mọi nơi cụ đến, cụ đi qua. Có lần lên trạm xá xã khám bệnh, bà con biết tài cụ, nói thích nghe cụ ngâm để giết thời gian chờ đến lượt khám, cụ mê mẩn đến độ quên lượt khám của mình. Cụ còn ngâm ở ngoài đồng, bên bờ ruộng, giúp vui đám thanh niên cày ruộng dưới nắng trưa lưng ướt đẫm mồ hôi.

Không chỉ thuộc Kiều, ngâm Kiều, đến nay tuy đôi tay cụ Tiên đã run run nhưng khi có thời gian cụ lại đem sổ ra chép lại Truyện Kiều và đặt thành 15 mục lần lượt là: Kiều đẹp, Kiều chơi xuân, Kiều gá duyên, Kiều mắc oan, Kiều bán mình, Kiều về Mã Giám Sinh, Kiều dựa Thúc Sinh, Kiều bị đánh, Kiều bị đuổi, Kiều ưng Bạc Hạnh, Kiều gặp Từ Hải, Kiều báo oán, Kiều bàn Từ Hải đầu thú, Kiều nhảy sông, Kiều về nhà. Đến nay, cụ đã chép hơn 50 bản Truyện Kiều để tặng cho những người yêu thơ và người viết cũng được cụ tặng một cuốn. Bên cạnh đó, cụ Tiên còn làm thơ, đó là những bài thơ lục bát gần gũi với đời sống hằng ngày. Trong những dịp giỗ, Tết, khi con cháu về đông đủ là hằng đêm lại “bắt” cụ ngâm Kiều, đọc thơ cho nghe. Đó là thú vui tuổi già của cụ.

Được biết, vợ chồng cụ Tiên có 4 người con trai và 4 người con gái. Ngoài ra, “gia tài” tuổi già của vợ chồng cụ là 27 người cháu gọi bằng nội, ngoại và 48 đứa cháu cố. Hiện tại, đôi “trai tài gái sắc” một thời ở với nhau như hai vợ chồng son. Con cháu đều đi làm ăn xa, mỗi dịp Tết, giỗ mới về thăm hai cụ. Nhiều người trong xã rất kính trọng vợ chồng cụ vì nếp ăn ở mẫu mực, vì sự hiểu biết sâu rộng với văn hóa dân gian Việt, với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du...

 

Phố Nhơn
TIN LIÊN QUAN

Chàng trai “kể” Truyện Kiều bằng âm nhạc

MINH THI |

Cái tên Cao Bá Hưng từng gây tranh cãi với chủ đề “cháu 7 đời của Cao Bá Quát”, nay lại “nóng” lên ở tập 5 “Bài hát hay nhất - Sing my song” phát sóng tối 25.12. Sau ca khúc “Tương tư” “đốn gục” hoàn toàn 4 vị HLV, Bá Hưng lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các HLV, khi anh lấy cảm hứng từ bức tranh Đức Trí đưa ra, để sáng tác nên ca khúc mang âm hưởng dân gian đương đại với nhân vật Kiều. Nhiều người thốt lên, phải chăng đã tìm thấy “Bài hát hay nhất” của riêng họ!

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Chàng trai “kể” Truyện Kiều bằng âm nhạc

MINH THI |

Cái tên Cao Bá Hưng từng gây tranh cãi với chủ đề “cháu 7 đời của Cao Bá Quát”, nay lại “nóng” lên ở tập 5 “Bài hát hay nhất - Sing my song” phát sóng tối 25.12. Sau ca khúc “Tương tư” “đốn gục” hoàn toàn 4 vị HLV, Bá Hưng lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các HLV, khi anh lấy cảm hứng từ bức tranh Đức Trí đưa ra, để sáng tác nên ca khúc mang âm hưởng dân gian đương đại với nhân vật Kiều. Nhiều người thốt lên, phải chăng đã tìm thấy “Bài hát hay nhất” của riêng họ!