Xuất khẩu dệt may “lội ngược dòng”

hồng quân |

Năm 2017, ngành Dệt May Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, thách thức với áp lực của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị dừng lại, cùng với tình hình xuất nhập khẩu dệt may có nhiều diễn biến không thuận. Song kết thúc năm 2017, ngành Dệt - May đã “lội ngược dòng” làm nên kỳ tích với kim ngạch xuất khẩu Dệt – May năm 2017 đạt cao nhất từ trước đến nay, góp phần tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.

Tăng tốc bứt phá

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt – May Việt Nam – ông Lê Tiến Trường trong một cuộc trao đổi với báo chí khẳng định: Dù gặp khó khăn song với năng lực nội sinh, dệt may Việt Nam liên tục bứt phá trong thời gian qua để sánh vai với các cường quốc xuất khẩu dệt may hàng đầu trên thế giới. Kết thúc năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam đạt hơn 31 tỉ USD, tăng trưởng 10,23% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 25,795 tỉ USD, xuất khẩu vải đạt 1,354 tỉ USD, tăng 25,6%; xuất khẩu xơ, sợi, dệt các loại đạt 3,604 tỉ USD; xuất khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dệt may đạt 1,208 tỉ USD...

Bên cạnh việc giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng ở những thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành Dệt May Việt Nam đã nỗ lực phát triển đa dạng hóa các thị trường và có sự bứt phá tại các thị trường tiềm năng khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia... Ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt.

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành thực hiện năm 2017 đạt 41.255,3 tỉ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ toàn Tập đoàn năm 2017 (tính cả các công ty liên kết của các đơn vị thành viên) ước đạt 3,08 tỉ USD, vượt 2,7% so với kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng doanh thu cả năm 2017 đạt 45.550 tỉ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, doanh thu nội địa đạt 10.385,7 tỉ đồng, chiếm khoảng 22,8% trong tổng doanh thu, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Đối với thị trường nội địa, sản phẩm may vẫn là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất so với sợi và vải đạt 4.002,8 tỷ đồng chiếm 38,5% tổng doanh thu nội địa, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu khác đạt 2.794,9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ nhỏ 6,1% trong tổng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 1.434,4 tỷ đồng.

Trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam thêm rộng mở.

EVFTA mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng dệt may mà không hạn chế về số lượng và giảm dần các rào cản thương mại. Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết trong EVFTA thì hàng dệt may từ Việt Nam phải đáp ứng quy định về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Cụ thể, ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là vải có thể được nhập khẩu rồi cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam). Trên bình diện chung, trong khuôn khổ EVFTA, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá lớn, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nhờ tận dụng được ưu đãi thuế quan trong bối cảnh chi phí lao động dệt may Việt Nam thấp, nguồn cung lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động cao. Hơn thế, Việt Nam đã bước đầu định vị được vai trò là nhà sản xuất, xuất khẩu quan trọng tới những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Hoa Kỳ và EU. Các DN dệt may Việt Nam cũng đồng thời thiết lập được mối quan hệ gắn bó với nhiều nhà nhập khẩu, tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.

Ngành dệt may nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Năm 2017, Tập đoàn và các đơn vị thành viên tập trung vào thực hiện 30 dự án đầu tư chiều sâu và khai thác hiệu quả dự án, trong đó: Tập đoàn làm chủ đầu tư 01 dự án (Nhà máy May Quế Sơn), các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư 29 dự án (trong đó có 2 dự án đầu tư nhà máy dệt, nhuộm; 2 dự án đầu tư nhà máy May; 15 dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị và 10 dự án đầu tư khác).

Về công tác tổ chức và cán bộ, trong năm 2017, Tập đoàn đã thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập các phòng, ban, đơn vị, hỗ trợ kiện toàn bộ máy nhân sự tại 2 Tổng Công ty Dệt May Miền Bắc và Tổng Công ty Dệt May Miền Nam để nâng cao năng lực chuỗi. Công tác tiền lương, thu nhập, chế độ cho người lao động, mức thu nhập của người lao động và việc làm của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn được bảo đảm với thu nhập bình quân 7,13 triệu đồng/người/tháng, tăng 7% so với năm 2016.

Trong năm 2018, dự báo GDP toàn cầu tăng trưởng bền vững: Mỹ tăng 2,5%, Trung Quốc tăng 6,4%, Nhật Bản tăng 0,9%, Đức tăng 1,6%. Tuy nhiên, sự bất ổn chính trị và kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình Triều Tiên và Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Ngoài ra, động thái Mỹ rút khỏi TPP, đe dọa chấm dứt NAFTA, cảnh báo chấm dứt FTA của Mỹ và Hàn Quốc, cũng tạo nên nhiều rủi ro tiềm ẩn. Triển vọng về Hiệp định thương mại tự do EVFTA vẫn chưa rõ ràng như dự kiến.

Năm 2018, Vinatex cũng sẽ triển khai thực hiện thoái vốn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên công tác tổ chức, cán bộ, quản lý tại Tập đoàn và cơ chế quản lý của Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên sẽ dần có sự thay đổi.

Với các thách thức trong năm 2018, ngành Dệt May Việt Nam được dự báo sẽ vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, Vinatex phấn đấu đạt tăng trưởng các chỉ tiêu chính như: Tăng cường tính chủ động trong công tác thị trường, đặc biệt tại các thị trường trọng tâm như Mỹ, EU, Nhật Bản. Nâng cao tỷ trọng, thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn, tăng trưởng tốt kim ngạch xuất khẩu ngành Sợi, sản phẩm May. Tăng cường tỷ trọng FOB, ODM trong xuất khẩu may nhằm tăng giá trị gia tăng.

Tổng giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường cho biết, để hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2018, dự kiến phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 34 tỉ USD, Tập đoàn sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như giải pháp vai trò của Người đại diện, định hướng các đơn vị phối hợp, liên kết với nhau, thực hiện chuyên môn hóa cùng triển khai đơn hàng lớn.

Về giải pháp thị trường, theo dõi sát sao tình hình thị trường dệt may thế giới, thị trường nguyên phụ liệu, các hiệp định thương mại tự do nhằm kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn, hỗ trợ thông tin cho các đơn vị thành viên. Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sợi, tìm kiếm thị trường để tăng tỷ trọng xuất khẩu cho các dây chuyền sợi. Xây dựng chiến lược bán hàng ổn định, bền vững trên cơ sở thiết lập hệ thống khách hàng thân thiết, hợp tác lâu dài. Tích cực tìm kiếm thị trường hàng may, phát triển thêm khách hàng lớn ổn định, đặc biệt khách hàng FOB mới, giữ vững khách hàng truyền thống, tiếp tục nhận thêm các đơn hàng gia công đảm bảo đủ nguồn hàng cho may.

Về giải pháp đầu tư, nâng cao chất lượng thẩm định các Dự án tại các đơn vị thành viên và đẩy mạnh đầu tư chiều sâu nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các nhà máy của Tập đoàn. Nghiên cứu đánh giá máy móc thiết bị công nghệ mới hiện đại, phục vụ cho việc đề xuất các dự án đầu tư mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ứng dụng thực tiễn các nghiên cứu khoa học để cải tiến các thiết bị hiện có nhằm giảm chi phí lao động/sản phẩm. Nghiên cứu đầu tư công nghệ cho công tác quản trị toàn hệ thống, đảm bảo với quy mô lớn có thể quản trị, minh bạch hóa thông tin ở toàn bộ các khâu. Đồng thời qua vận hành công nghệ quản trị mới sẽ rút dần những bộ phận trung gian không cần thiết, trong năm 2018 tập trung nghiên cứu cho các nhà máy may.

Giải pháp về lao động, tập đoàn sẽ hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo cán bộ quản lý của Trung tâm đào tạo sát với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Quan tâm đào tạo ngành Công nghệ sợi dệt, liên kết với Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Dệt May, các doanh nghiệp trong đào tạo, biên soạn giáo trình, tổ chức thực hành/thực tập cho giảng viên, sinh viên. Sắp xếp lại biên chế khối các trường đào tạo, đảm bảo phù hợp quy mô, ngành nghề tuyển sinh và chuẩn hóa chất lượng giảng viên. Tăng cường giải pháp quản trị rủi ro, đây là trọng tâm trong công tác quản trị doanh nghiệp bằng việc phát hiện, nhận diện và kiểm soát rủi ro, kiện toàn bộ máy để phát huy hiệu quả của công tác này.

hồng quân
TIN LIÊN QUAN

CĐ Dệt May VN tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018

KIM ĐỒNG |

Ngày 6.1, CĐ Dệt May Việt Nam (DMVN) tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động CĐ và phong trào CNVCLĐ năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Báo động một số doanh nghiệp ngành may dùng đủ chiêu trốn nợ BHXH

Lam Sơn |

Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng nợ BHXH ở các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dệt may xảy ra tràn lan, khiến quyền lợi người lao động bị xâm phạm mà trong đó thiệt thòi hơn cả là lao động nữ.

Tăng thu nhập tối thiểu cho người lao động ngành Dệt May

Xuân Trường |

Ngày 14.9, tại Hà Nội, CĐ Dệt May VN và Hiệp hội Dệt May VN đã tổ chức Hội nghị ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) lần thứ IV.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

CĐ Dệt May VN tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018

KIM ĐỒNG |

Ngày 6.1, CĐ Dệt May Việt Nam (DMVN) tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động CĐ và phong trào CNVCLĐ năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Báo động một số doanh nghiệp ngành may dùng đủ chiêu trốn nợ BHXH

Lam Sơn |

Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng nợ BHXH ở các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dệt may xảy ra tràn lan, khiến quyền lợi người lao động bị xâm phạm mà trong đó thiệt thòi hơn cả là lao động nữ.

Tăng thu nhập tối thiểu cho người lao động ngành Dệt May

Xuân Trường |

Ngày 14.9, tại Hà Nội, CĐ Dệt May VN và Hiệp hội Dệt May VN đã tổ chức Hội nghị ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) lần thứ IV.